Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh

a. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Kiểm soát rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Đối với một ngân hàng, khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro, Lãi của món vay giúp ngân hàng không chỉ bù đắp chi phí nguồn vốn và chi phí hoạt động để quản lý món vay mà còn bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp hạn chế, tổn thất của ngân hàng có

thể sẽ rất lớn khi ngân hàng không thể thu hồi đƣợc toàn bộ giá trị của gốc và lãi, và khi đó không có khoản lãi nào có thể bù đắp đƣợc. Vì vậy, quản lý rủi ro chặt chẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đồng thời sớm phát hiện đƣợc rủi ro từ những khách hàng hiện tại, nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi.

Kiểm soát rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng. Công tác kiểm soát rủi ro có đạt đƣợc mục tiêu nhƣ mong muốn hay không phụ thuộc hiệu quả sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Kiểm soát rủi ro hiệu quả giúp cho ngân hàng ngăn ngừa đƣợc khả năng xảy ra rủi ro, giảm thiểu mức độ tổn thất xảy ra. Theo cách tiếp cận kiểm soát rủi ro, kiểm soát rủi ro nói chung đƣợc hiểu là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng nhƣ lợi nhuận có thể thu đƣợc, từ đó đƣa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng có thể đƣợc xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng.

Đối với các NHTM, kiểm soát rủi ro tín dụng thực sự cần thiết, bởi vì:

Thứ nhất: rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề tất yếu mà tất cả các NHTM phải đối mặt, kiểm soát rủi ro là khai phá những rủi ro tiềm ẩn chƣa đƣợc nhận diện thành những rủi ro có thể nhận diện, song hành với việc phân tích và có giải pháp hợp lý để đối phó với những rủi ro. RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.

Thứ hai: Nếu nhƣ hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD đƣợc thực hiện tốt thì sẽ giúp Ngân hàng chủ động phát hiện các cơ hội và nguy cơ có khả năng xảy ra làm tác động đến mục tiêu dự án, từ đó thực hiện giải pháp phù

hợp nhằm làm tăng khả năng của cơ hội và giảm tác động của nguy cơ, một số lợi ích nhƣ: (1) giảm chi phí, nâng cao đƣợc thu nhập hoạt động cho NHTM; (2) tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tƣ; (3) tạo nên tảng để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.

Thứ ba: Kiểm soát rủi ro tín dụng giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh nếu áp dụng quá trình quản lý rủi ro, giúp công tác quản lý của tổ chức mang tính hệ thống, bài bản và chuyên nghiệp, Ảnh hưởng tích cực đến văn hóa tổ chức, tinh thần làm việc của nhân viên và trách nhiệm với cộng đồng, Tăng sự thỏa mãn khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín của Ngân hàng.

Với những khó khăn trên thị trường tài chính gần đây, nhiều ngân hàng đã bộc lộ rõ yếu kém về kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro hệ thống… Thực tế này đã buộc các ngân hàng phải thay đổi, dần nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro để phù hợp môi trường kinh doanh mới, phù hợp với với thông lệ quốc tế mới. Do vậy, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng ngày càng là một phần gắn kết với các hoạt động của NHTM khi đặt những kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trưởng.

b. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay, mục đích nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh, yêu cầu quan trọng nhất là CBTD cần phải kiểm soát thường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thường xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay: Nắm rõ các thông tin liên quan đến khách hàng hộ kinh doanh làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay

Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tƣợng, kiểm chứng đƣợc nhu cầu vay của hộ kinh doanh. Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân.

Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ kinh doanh.

c. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Bước 1: Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lược quản lí rủi ro tín dụng thường dựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân hàng đã đề ra và các kinh nghiệm từ quản lí mà ngân hàng có được. Đây là bước nền tảng cho việc thực hiện các bước sau.

Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những rủi ro khác nhau với mức độ khác nhau.

Vì vậy ngân hàng cần xác định những thông tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được. Nguồn thông tin mà ngân hàng nhận được thường là do khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác do ngân hàng tự tìm hiểu đƣợc. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải xác định có những loại rủi ro nào mà khách hàng có thể có trước khi cấp tín dụng, để từ đó có hướng đo lường mức độ của từng loại rủi ro. Mặt khác, sau khi cấp tín dụng, ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản tín dụng đó, để có thể xác định những loại rủi ro nào phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn, từ đó có hướng giải quyết sao cho rủi ro là thấp nhất, và nếu có tổn thất xảy ra thì tổn thất đó là thấp nhất.

Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng. Đây thường được coi là bước quan

trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, các ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá và đo lường các loại rủi ro dựa trên các phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng giống nhƣ khi nhận diện rủi ro, ngân hàng cần đo lường trước khả năng khách hàng không trả được nợ khi cấp tín dụng cũng như khi sau khi cấp tín dụng. Bước này thường do bộ phận thẩm định tiến hành. Các nhà kinh tế và các chuyên gia đã đƣa ra nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đo lường rủi ro. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phản ánh về khía cạnh định tính hoặc định lƣợng về rủi ro tín dụng. Mặt khác các mô hình này không loại trừ nhau nên có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá rủi ro tín dụng từ nhiều góc độ.

Bước 4: Báo cáo rủi ro. Báo cáo rủi ro được thực hiện suốt trong quá trình từ xem xét cấp tín dụng đến khi thu hồi vốn. Dựa vào báo cáo mà các cấp quản lý ngân hàng sẽ xác định đƣợc những khách hàng hay nhóm khách hàng có thể gây rủi ro, các mức độ rủi ro có thể xảy ra để từ đó đƣa biện pháp xử lý để hạn chế thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra.

Bước 5: Xử lý rủi ro là một vấn đề tất yếu ngân hàng thường phải đối mặt là giải quyết các vấn đề liên quan đến thiệt hại sau khi ngân hàng đã tiến hành tất cả các biện pháp để phòng ngừa rủi ro rồi, mà rủi ro vẫn xảy ra – tổn thất tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp để giải quyết hay khắc phục tổn thất tín dụng nhƣ: cấp thêm vốn, gia hạn nợ, bán tài sản đảm bảo, bán nợ, xóa nợ, chuyển thành vốn cổ phần. Các bước của quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng không tách rời nhau mà tạo thành một chu trình kín, nếu thiếu một bước thì sẽ xảy ra những hậu quả khó lường hết được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)