CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐĂK LĂK
2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh
a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Trong những năm qua, Chi nhánh đã luôn chú trọng mở rộng hoạt động
cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng rất chú trọng đến vấn đề kiểm soát RRTD, một trong những giải pháp mà chi nhánh chú trọng là né tránh rủi ro, cụ thể qua những biện pháp sau:
Từ chối cho vay
Đối với khách hàng vay mới, Chi nhánh thẩm định từ chối cho vay đối với khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cho vay, đặc biệt là những khách hàng vay thuộc các lĩnh vực có tính chất rủi ro cao nhƣ kinh doanh cổ phiêu, đầu tƣ bất động sản. Để làm đƣợc điều này, Chi nhánh đã xây dựng tiêu chí riêng đối với hoạt động cho vay của từng đối tƣợng khách hàng, và việc thẩm định dự án sẽ dựa trên những tiêu chí đã xây dựng từ trước để mang lại kết quả khả thi hơn, các tiêu chí mà Chi nhánh thường căn cứ để đánh giá tính khả thi của dự án là: Khả năng trả nợ;
hiệu quả kinh doanh có lãi và tình hình tài chính ổn định. Đối với khách hàng không đạt tiêu chuẩn này, chi nhánh sẽ từ chối cho vay.
Đối với các khách hàng cũ, để thực đảm bảo việc từ chối cho vay là đúng đối tƣợng khách hàng có dấu hiệu rủi ro, BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk thực hiện xếp hạng khách hàng đầy đủ trước khi cho vay và tiến hành đánh giá lại theo định kỳ hàng năm. Theo đó, khách hàng vay vốn xếp hạng tín dụng chia thành các thang điểm AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Trong đó từ D đến BBB đƣợc xếp vào những khách hàng có nợ xấu và chắc chắn bị từ chối cho vay. Các khách hàng thuộc BBB, BB, B là những khách hàng có điểm xếp hạng cần phải chú ý, hạn chế cho vay. Hiện tại, số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho vay của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng hạng AAA, AA và A.
Áp dụng giới hạn tín dụng trên một khách hàng
Mục đích của việc áp dụng giới hạn tín dụng trên một khách hàng là xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro khi
khách hàng không đủ khả năng chi trả. Tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng, tổ chức tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.
Về hạn mức tín dụng: Đối với một khách hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đƣợc uỷ quyền mức phán quyết là 10 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân.
Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng của một khách hàng cá nhân không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng tại cùng thời điểm; tổng mức dƣ nợ của một khách hàng cá nhân và người có liên quan của một cá nhân không được vƣợt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Theo thông tƣ 36/2014/TT-NHNN thì người có liên quan của một cá nhân gồm Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể)…
Áp dụng giới hạn tỷ lệ dƣ nợ những lĩnh vực, ngành có rủi ro tín dụng cao trên tổng dƣ nợ cho vay khách hang cá nhân kinh doanh
Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật. Đối với những ngành có rủi ro cao nhƣ cấp tín dụng để đầu tƣ, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp thì chi nhánh thực hiện giới hạn tỷ lệ dƣ nợ cho vay theo cơ cấu dƣa nợ cho vay/tổng dƣ nợ các ngành này nhỏ hơn 20%. Chi nhánh cũng khuyến khích cho vay đối với những khách hàng thuộc lĩnh vực ít rủi ro nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong vay cá nhân kinh doanh thì chi nhánh thường chú trọng công tác ngăn ngừa trước khi xử lý rủi ro đã xảy ra, một số biện pháp mà chi nhánh áp dụng nhƣ sau
Biện pháp đảm bảo tiền vay
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Hiện nay tại chi nhánh việc cho vay CNKD gần nhƣ hoàn toàn đều áp dụng bắt buộc phải có tài sản bảo đảm.
Tài sản bảo đảm để thế chấp bao gồm các tài sản có tính thanh khoản cao, nhƣ: sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá , bất động sản và tài sản gắn liền với đất (đất đai, nhà xưởng…) động sản ( phương tiện vận tải, phương tiện thi công, máy móc thiết bị…). Hạn chế nhận tài sản của bên ngoài, bên bảo lãnh thứ ba nhằm hạn chế tranh chấp và khó khăn phát sinh khi giải quyết sau này.
Việc định giá tài sản bảo đảm cho khoản vay cũng đƣợc yêu cầu thành lập tổ định giá để đảm tính khách quan của định giá và xác định đúng giá trị của tài sản bảo đảm. Theo quy định tại chi nhánh Đông Đăk Lăk, giá trị định giá sơ bộ của tài sản bảo đảm (một hoặc nhiều tài sản bảo đảm đƣợc định giá cùng lần) có giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên (trừ tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, hợp đồng tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm do BIDV, tổ chức tín dụng khác phát hành, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Kho bạc). Thành phần Tổ định giá bao gồm:
Tổ trưởng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc QLKH/QLRR và tối thiểu 02 thành viên là lãnh đạo phòng/cán bộ Phòng QLKH/Phòng Giao dịch, lãnh đạo phòng/cán bộ phòng QLRR. Các nội dung định giá tài sản bao gồm:
- Phân tích, đánh giá tài sản bảo đảm: tính pháp lý, khả năng chuyển nhƣợng, khả năng quản lý tài sản bảo đảm…
- Phân tích, đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật đối với bên bảo đảm, các bên liên quan.
- Tra cứu thông tin tại Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để kiểm tra thông tin về việc cầm cố, thế chấp liên quan đến tài sản (đối với các tài sản phải kiểm tra thông tin tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm).
- Kiểm tra sau tài sản bảo đảm: Đối với tài sản đảm bảo (kể cả tài sản của người bảo lãnh thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng... CBTD thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhƣ mất mát, hƣ hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu. Trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị không đủ bảo đảm cho nợ vay theo quy định, CBTD phải đề xuất yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản hoặc giảm dƣ nợ vay xuống cho phù hợp.
Tại Chi nhánh, việc đánh giá lại tài sản bảo đảm thường được thực hiện theo định kỳ hàng năm, có thể nói thời gian định giá lại tài sản nhƣ vậy là tương đối, dài nhất là đối với các tài sản có độ hao mòn lớn, giá trị giảm nhanh như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện thi công, xe cộ…
Theo quy định của chi nhánh, mỗi loại tài sản sẽ có hệ số nhân tài sản khác nhau để đảm bảo giá trị vay tối đa, cụ thể đối với tài sản đảm bảo là bất động sản tỷ lệ là 80% giá trị tài sản, đối với tài sản đảm bảo là động sản nhƣ máy móc thiết bị, xe ôtô tỷ lệ là 70% giá trị tài sản, đối với tiền gửi, giấy tờ có giá do BIDV hoặc Ngân hàng Nhà nước phát hành, tỷ lệ là 100% giá trị tài sản
Yêu cầu khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh phải có vốn tự có tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư
Đối với các khoản vay kinh doanh của khách hàng cá nhân, thông thường chi nhánh sẽ yêu cầu khách hàng có vốn tự có tối thiểu là 30% đối với dự án đi vay (các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại…) tùy vào mức độ rủi ro và thời hạn của dự án. Thường thì các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì mức yêu cầu thấp hơn (tối thiểu 20%). Để biện pháp đƣợc thực hiện tốt biện pháp nay, ngân hàng nên yêu cầu vốn tự có của khách hàng phải được giải ngân trước hoặc song song với vốn vay và phải đƣợc thể hiện trong hợp đồng tín dụng.
Công tác tổ chức cho vay
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay, Chi nhánh phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, bộ phận, xây dựng quy trình tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên các khoản vay, cụ thể ở đây là phòng quản lý rủi ro, với các công việc cụ thể nhƣ:
Phụ trách các công việc kiểm tra giám sát rủi ro trong quy trình tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, trình phó giám đốc chi nhánh phê duyệt hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ. Việc cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các khâu của khoản vay có ƣu điểm là cán bộ tín dụng có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng vay vốn, hiểu biết khách hàng của mình một cách chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm chính đối với mỗi khoản cho vay mình phụ trách.
Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình kiểm soát rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của BIDV Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục.
Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nhƣ vậy, khối kinh doanh và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh.
c. Giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Phân loại nợ
Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện hàng tháng, chi nhánh phải xếp hạng lại các khoản nợ cho phù hợp với tình hình thực tế. Chi nhánh luôn chú trọng việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng. Để phòng ngừa rủi ro, chi nhánh đã tiến
hành phân loại khách hàng theo quy định của NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:
• Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);
• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Các khách hàng CNKD bị xếp vào khách hàng có nợ xấu khi khoản nợ thuộc nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5
Trích lập quỹ dự phòng RRTD đối với các khoản cho vay cá nhân kinh doanh
Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động. BIDV Việt Nam áp dụng trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro nhằm giảm thiểu các khoản cho vay CNKD trích lập dự phòng rủi ro theo mức độ gia tăng rủi ro nhằm hạn chế tổn thất tín dụng. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tại chi nhánh thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh đƣợc trích lập từ nguồn lợi nhuận của chi nhánh nhằm để bù đắp những tổn thất trong hoạt động kinh doanh.
Phương pháp trích: Trích theo quý. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu của tháng thứ 3, mỗi quý căn cứ vào số dƣ tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ 2 quý đó thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro. So sánh số phải trích với số dự phòng hiện có: nếu số phải trích lớn hơn, phải trích theo phần thiếu; Nếu số phải trích nhỏ hơn không phải trích tiếp.
BIDV Việt Nam sẽ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Đối với nợ nhóm 1 là 0%; nợ nhóm 2 là 5%; Nợ nhóm 3 là 20%; Nợ nhóm 4 là 50%; Nợ nhóm 5 là 100%. Chi nhánh thường sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
- Khi khách hàng là tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. Mức độ xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi thanh lý tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.
- Tổn thất bởi nguyên nhân khách quan trong khi thực hiện nghiệp vụ
quản lý về dự trữ ngoại hối; thanh toán; dự trữ vàng, tiền gửi ngoại tệ tại các Ngân hàng nước ngoài do những nguyên nhân bất khả kháng xảy ra tiền như thiên tai, chiến tranh, khủng bố, phá sản…tại các ngân hàng nước ngoài, nơi mà chi nhánh gởi, làm giảm hoặc mất đi khoản tín dụng đƣợc gởi, trong trường hợp này chi nhánh sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý.
Giảm dần dƣ nợ và cơ cấu lại thời gian cho vay cá nhân kinh doanh
Đối những khách hàng có tình trạng kinh doanh thua lỗ và khách hàng vay vốn có nguy cơ bị xuống hạng, tùy vào mức độ mà chi nhánh sẽ hạn chế cho vay và rút dần dƣ nợ vay và thẩm định kỹ càng theo từng dự án cho vay để quyết định có cho vay tiếp hay không. Tại Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khách hàng sau khi đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian tới, chủ yếu là các hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp do bị ảnh hưởng của thiên tai dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Việc cơ cấu lại nợ nhằm mục đích tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian để khắc phục khó khăn, tiếp tục thực hiện dự án nhằm có nguồn thu nhập để trả nợ cho chi nhánh, ngoài ra cũng giúp chi nhánh tránh đƣợc việc phải chuyển các món nợ trên qua nợ xấu.
Đảm bảo tiền vay
Hiện tại, toàn bộ 100% các khoản vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh đều có tài sản đảm bảo, chủ yếu là bất động sản, ngoài ra còn có động sản là máy móc, xe cộ phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, việc định giá tài sản đảm bảo còn sơ sài, ngân hàng cho vay chủ yếu thiên về tài sản đảm bảo là nhà, đất và vườn cây nên có thể gặp rủi ro trong việc phát mãi tài sản khi thị trường bất động sản đóng băng cũng như giá trị vườn cây bị giảm sút.
Xử lý tài sản đảm bảo
Xử lý tài sản đảm bảo cũng là một cách để chi nhánh ngân hàng giải