Chuyên môn hóa, nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA BIDV - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐĂK LĂK

3.2.8. Chuyên môn hóa, nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quyết định, giải pháp về cán bộ luôn được tất cả các đề tài nghiên cứu nhắc tới. Cán bộ là nhân tố quyết định các rủi ro của hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, cấp tín dụng đúng đối tƣợng, quản lý vốn vay tốt, tƣ vấn giúp đỡ khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. Vì vậy cần tiêu chuẩn hóa cán bộ ngân hàng ở tất cả các bộ phận, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng, cụ thể cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Cải tiền khâu tuyển dụng: Đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu thức cơ bản đề tuyển chọn cán bộ tín dụng, không chỉ về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả những kiến thức về mặt xã

hội, có kiến thức tổng hợp, sức khoẻ, khả năng giao tiếp...Tổ chức thi tuyển nghiêm túc, công khai.

- Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín dụng, nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp thời. Điều này tránh tình trạng, cán bộ làm nhiều cũng như cán bộ làm ít. Vì vậy, nên tăng cường khoán tài chính đến từng cán bộ trên cơ sở chất lƣợng tín dụng, hiệu quả đem lại, kiên quyết xử lý những cán bộ liên quan có sai phạm. Từ đó giúp các cán bộ tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức tổng hợp, kiến thức pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Một cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý khối lƣợng công việc rất lớn, hầu nhƣ phải giải quyết toàn bộ các khâu từ gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, đánh giá, thẩm định dự án đầu tƣ, tính toán các thông số cho đến giám sát việc sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trong vấn đề trả nợ…nên trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phải thực sự đƣợc nâng cao. Trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng tập huấn phải gắn lý luận thực với thực tiễn để các cán bộ tín dụng có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế. Bên cạnh kiến thức chuyên môn các cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên được trang bị thêm các kiến thức về pháp luật, thị trường, kinh tế ngành, tin học đồng thời thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động và nhất là về văn minh thương mại trong giao tiếp với khách hàng. Trong công tác đào tạo, Ngân hàng nên chú trọng tới chất lƣợng hơn là số lƣợng. Các cán bộ sau khi đƣợc Ngân hàng cử đi học cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể, hết sức tránh căn bệnh trọng hình thức, Ngân hàng bỏ tiền cho cán bộ đi học nhƣng khi học về lại không phục vụ

đƣợc thêm gì cho ngân hàng.

- Thanh lọc và bổ sung CBTD cho chi nhánh: Việc này nhằm thanh lọc để lựa chọn những CBTD có đủ năng lực chuyên môn, có lòng yêu nghề và nhiệt huyết với công việc và với Ngân hàng. Đồng thời, tiếp tục bổ sung những CBTD mới có trình độ, công tác chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng.

- BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk cần thực hiện biện pháp khen thưởng khuyến khích động viên bằng vật chất cụ thể đối với CBTD có nhiều cố gắng, đóng góp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh, các CBTD có mức dƣ nợ cao vƣợt mức chỉ tiêu đƣợc giao, đối tƣợng khách hàng phong phú… để từ đó động viên tinh thần làm việc của toàn thể CBTD trên toàn chi nhánh.

- Cần tổ chức các buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện truyền đạt kinh nghiệm giữa các ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng tín dụng, các CBTD cũ và các CBTD mới được tuyển dụng để thiết thực hướng dẫn các CBTD mới tiếp cận công việc và thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đặt ra của chi nhánh.

- Cần xây dựng hệ thống các hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, phân loại theo mức độ sai phạm, hành vi cố ý hay vô ý, mức độ gây thiệt hại tới hoạt động tín dụng từ đó đƣa ra từng mức phạt cụ thể phù hợp với từng hành vi sai phạm. Phân cấp rõ cấp xử lý sai phạm đối với từng hành vi, từng đối tƣợng vi phạm; quy trình xử lý sai phạm. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý, không nương nhẹ, không có trường hợp ngoại lệ… Có như vậy, việc xử lý sai phạm mới thực sự hiệu quả và có tính răn đe cao, từ đó góp phần hạn chế những hành vi sai phạm, giảm thiệt hại tới hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dƣỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải

gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiên vay; quy định vê phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Chi nhánh và các văn bản có liên quan khác. Có nhƣ vậy, không những giữ vững đƣợc phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng đƣợc nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyên biến tích cực trong quản lý.

Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biều dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tỉnh thân tương xứng với kết quả họ mang lại, kế cả việc nâng lương trước hạn hoặc đẻ bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lƣợng tín dụng chắc chắn sẽ đƣợc cải thiện đáng kế.

- Cần quan tâm nhiêu hơn đến việc đào tạo, tự đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đƣợc học tập, nghiên cứu.

Có thể đào tạo dưới nhiều hình thức như tự đào tạo hoặc thuê các chuyên gia về đào tạo. Bên cạnh đó cần phải xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành đặc biệt chuyên gia về hạn chế rủi ro tín dụng, đây là đội ngũ tiếp cận với những phương pháp hạn chế rủi ro tiên tiến, đó từ có thể về triển khai tại chi nhánh.

- Ngoài ra, rất cần thiết phải phân loại cán bộ phê duyệt cho vay theo các cấp độ và chuẩn mực cụ thể. Việc phân loại cán bộ phải theo các tiêu chí nhƣ: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, các nghiệp vụ bố trợ khác để nhằm bố trí công việc cho phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ trong Chỉ nhánh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)