Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 76 - 85)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐĂK LĂK

2.3.1. Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk

a. Những kết quả đạt được

BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk với tuổi đời hoạt động khá lâu so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên Chi nhánh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên thị trường cũng như có mối quan hệ truyền thống với khách hàng cá nhân. Nhìn chung hoạt động của chi nhánh là khá tốt và góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống BIDV Việt Nam. Dƣ nợ tín dụng tăng trường ổn định, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định (kế hoạch của BIDV Việt Nam tồng tỷ Lệ nợ xấu dưới 3%, tỷ lệ nợ xấu với khách hàng cá nhân dưới 1,4%), thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Tuy nhiên, tăng trường về tín dụng tại BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk không đi đôi với sự buông lòng về hạn chế rủi ro tín dụng. Cùng với những kết quả đạt đƣợc trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của BIDV Việt Nam, có thể khái quát những kết quả đạt đƣợc trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk nhƣ sau:

Một là, các cơ chế chính sách tín dụng đổi với khách hàng cá nhân kinh doanh đã đƣợc BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk thực hiện nghiêm túc. Các cơ chế, chính sách của BIDV Việt Nam ra đời đã đƣợc BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk thực hiện đẩy đủ, nghiêm túc. Quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay, xếp loại khách hàng cá nhân đã đƣợc chi nhánh tập huấn cho tất cả các cán bộ tín dụng, đồng thời chi nhánh còn tổ chức kiểm tra và thi nghiệp vụ, tuyên dương những cán bộ đạt kết quá cao. Vì vậy mà các chính sách cho vay của BIDV Việt Nam dƣợc chi nhánh thực hiện rất tốt.

Hai, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng hiện tại đƣợc quy định rõ ràng.

Thể hiện ở việc quy định vai trò, nhiệm vụ của các trưởng phó phòng tín dụng và từng cán bộ tín dụng. Khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, cán bộ tín dụng hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin, thấm định và ra quyết định cấp tín dụng, sau đó cán bộ tín dụng trình trưởng (phó) phòng tín dụng thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) rồi ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cấp tín dụng vào kết quả thẩm dịnh, cuối cùng trình lên Giám dốc (phó giám đốc phụ trách) phê duyệt khoản vay. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý khoản vay, thu nợ, hồ sơ tín dụng có riêng một bộ phận lưu giữ. Mức phán quyết cho vay đối với Giám đốc, phó giám đốc, giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc và của cán bộ tín dụng tại chi nhánh đƣợc quy định chi tiết, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế. Với những món vay vƣợt quyền phán quyết của phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay.

Ba là, cán bộ tín dụng đã tiếp cận với hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân theo thông lệ quốc tế. Hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Việt Nam đã đƣợc nâng cấp, cải tiến nên tất cả cán bộ tín dụng đã được tiếp cận với phương pháp xếp loại khách hàng mới, giúp cán bộ đƣa ra quyết định cấp tín dụng đƣợc chính xác hơn.

Bồn là, phân loại nợ và quản lý nợ xấu thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV Việt Nam. Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân hiện nay đã đƣợc Chi nhánh triển khai đầy đủ, hàng quý Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định. Ban lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo sát sao đến các khoản nợ quá hạn, khoản nợ có vấn đề và tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Theo sự chỉ đạo của BIDV Việt Nam đề nghị các chi nhánh thành lập tổ xử lý nợ, điều này đã đƣợc BIDV chi nhánh Đông Đăk

Lăk thực hiện rất nghiêm túc, các thành viên trong tồ đều là những cán bộ có trình độ và có kinh nghiệm nên trong thời gian qua việc thu hồi nợ xấu đƣợc thực hiện hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.

Năm là, trình độ chuyên môn của cán hộ làm công tác tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng ngày càng nâng cao. Tình hình thực tế hiện nay yêu cầu về chất lƣợng và trình độ cán bộ là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua, bằng công tác tuyển dụng và tập trung đào tạo, trình độ cán bộ của Chi nhánh đang ngày một nâng cao. Với sự quan tâm của Ban lãnh đạo giúp cho cán bộ có điều kiện đƣợc học tập, nghiên cứu, các lớp học của BIDV Việt Nam tổ chức đều đƣợc Chi nhánh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng ngày càng phát triển tốt. Tính đến nay hầu hết cán bộ trong chi nhánh có trình độ đại học trở lên, chiếm trên 86%, cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao.

b. Những vướng mắc, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt dƣợc, công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, mô hình tổ chức quy trình cho vay khách hàng cá nhân còn bất cập. Hiện nay tại Chi nhánh phân chia ra các phòng nghiệp vụ, tiêu thức phân định các Phòng đƣợc thực hiện theo loại hình nghiệp vụ (Trong khi ờ các ngân hàng tiên tiến, các hoạt động tín dụng đƣợc phân theo tiêu thức đối tƣợng khách hàng - sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và hạn chế rủi ro). Hiện nay tại phòng tín dụng của chi nhánh vẫn duy trì mô hình tín dụng truyền thống, cán bộ tín dụng giải quyết cho vay cả doanh nghiệp và khách hàng cá nhân và cho vay theo dự án đầu tƣ, do đó sự chuyên môn hoá trong thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là không cao, cán bộ tín dụng rất khó có thể am hiểu

hết các đối tƣợng khách hàng này, hơn nữa việc thẩm định các đối tƣợng khách hàng khác nhau cũng cẩn phải có những kỹ năng khác nhau.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chƣa thực sự hiệu quả, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tác nghiệp là chủ yếu, chưa chủ trọng vào phân tích tình hình môi trường, đưa ra những cảnh báo về những dấu hiệu rủi ro có thê xảy ra trong tương lai cũng nhƣ những ngành và lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Thứ hai, các cơ chế chính sách cùa Chi nhánh đối với khách hàng cá nhân còn chƣa rõ ràng. Trong quy chế cho vay cùa Ngân hàng chƣa có quy định hạn mức tín đụng cho từng nhóm khách hàng cá nhân kinh doanh khác nhau. Điều này có thể gây ra những rủi ro tiềm ấn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì nếu tập đầu tƣ quá nhiều cho cùng một lĩnh vực thì nếu có rủi ro xảy ra thì đó sè là rủi ro rất lớn. Chính sách cho vay của BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk chƣa có sự phân tích rõ ràng và công bố công khai về danh mục cho vay, hay thị trường mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh, do đó với tỷ trọng dƣ nợ hiện nay chủ yếu tập trung vào một nhóm khách hàng lớn. Điều này sẽ không thuận lợi cho tình hình tài chính của chi nhánh khi các khách hàng đó không duy trì dƣ nợ tại chi nhánh, nếu có rủi ro cho các khách hàng này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Thứ ba, chất lƣợng của công tác thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro chƣa cao. Hiện tại, thông tin của khách hàng cá nhân mà chi nhánh thu thập đƣợc chủ yếu là do các nhân viên phòng tín dụng đi thu thập tại địa bàn của khách hàng, ngoài ra còn từ kê khai cùa khách hàng khi đến với chi nhánh chứ chƣa có sự chủ động tiềm kiếm thông tin của ngân hàng với nhau nhằm nắm bắt những thông tin chính xác và kịp thời về bản thân khách hàng, khiến công tác hạn chế rủi ro gặp nhiều khó khăn.

Thứ tƣ, quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân còn nhiều bất cập. Hiện tại quy trình tín dụng tại Chi nhánh còn tồn tại nhiều khe hở. Mọi quyết định xét duyệt cho vay với khách hàng cá nhân đều do bộ phận tín dụng thực hiện. Theo quy trình này, bộ phận thấm định cho vay và bộ phận giải ngân, thu nợ là một, đều do cán bộ tín dụng trực tiếp làm, do vậy nhiều khi sẽ không bảo đảm đƣợc tính khách quan trong các quyết định cho vay. Ngoài ra, việc cho vay, thu nợ có thế sẽ không lường hết được những rủi ro có thể xảy ra (cán bộ cố ý làm sai quy trình, cán bộ đi thu nợ từ khách hàng nhƣng không nộp vảo ngân hàng...). Để phù hợp và đảm bảo theo thông lệ quốc tế thì mô hình phải có sự tách bạch 3 bộ phận là: bộ phận giao dịch khách hàng (front office); bộ phận kiểm soát rủi ro (middle office) và bộ phận tác nghiệp (back office). Các khâu tiếp cận, lập hồ sơ, thu thập thông tin cùa khách hàng chủ yếu dựa trên thông tin cùa khách hàng cung cấp, nguồn thông tin từ các kênh khác để thẩm định là rất ít, nên việc quyết định cấp tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro.

Thứ năm, công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh thực hiện chƣa đầy đủ. BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk mặc dù đã có sự quan tâm sâu sát đến công tác trích lập song việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân về cơ bản dựa vào ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng, dưới áp lực hoàn thành kế hoạch trích lập dự phòng do BIDV Việt Nam giao nên kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng chƣa phản ánh đúng chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh.

Việc xử lý nợ xấu tại chi nhánh chủ yếu là từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc thu hồi nợ xấu do chính cán bộ tín dụng quản lý hồ sơ chịu trách nhiệm nhƣng đến nay chƣa thực sự phát huy hiệu quà. Việc xử lý nợ xấu vẫn còn chƣa kiên quyết, chƣa đề ra các biện pháp triệt để, tích cực, do đó kết quả thu hồi các khoản nợ đƣợc xử lý còn thấp. BIDV Việt Nam đã ban hành văn

bản hướng dẫn quy trình xử lý tài sản bảo đảm nhưng thực tế triển khai còn hạn chế, nên việc thu hồi nợ xấu vẫn chủ yếu dùng biện pháp động viên, đôn đốc khách hàng trả nợ.

Thứ sáu, đội ngũ nhân lực chưa đủ mạnh trong thời kỳ hội nhập. Trước tình hình hội nhập hiện nay, ở BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk vẫn có một số cán bộ chƣa đảm bảo trình độ ngoại ngữ hay khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn yếu để có thể nghiên cứu, hiểu biết cụ thể về hoạt động của các ngân hàng trong nước và trên thế giới; chưa hình dung được những dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên thế giới được giới thiệu qua các phương tiện truyền thông; số cán bộ nhân viên hiểu biết luật trong nước và quốc tế, các quy định chung của các định chế tài chính - tiền tệ trên thế giới liên quan hoạt động ngân hàng không nhiều. Hiện tại đội ngũ nhân lực dành cho mảng khách hàng cá nhân rất ít, mặc dù đối tượng khách hàng này là mục tiêu hướng tới của Chi nhánh trong những năm tiếp theo thế nhƣng đội ngũ nhân viên để kiểm soát lại chưa tương xứng, những phòng ban có sẵn của chi nhánh đang phải đảm đương cả nhiệm vụ cùa mảng khách hàng này, tạo ra sự chồng chéo khi quản lý khách hàng cá nhân. Gây ảnh hường không nhỏ đến quá trình hoạt động của chi nhánh.

c. Nguyên nhân của những hạn chế

Hoạt động kiểm soát nội bộ tại chỉ nhánh chƣa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác hạn chế rủi ro một phần là do trình độ của cán bộ nhƣng thực tế, các cán bộ phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh đều do Chi nhánh điều động, bổ nhiệm và trả lương nên những kết luận cùa việc kiểm tra hồ sơ tín dụng có liên quan đến Ban lãnh đạo chi nhánh có phần “né tránh”, cán bộ phòng kiểm soát nội bộ làm việc chƣa thực sự khách quan.

Hàng năm, hàng quý, các NHTM nhà nước đều có báo cáo thống kê nợ xấu, nợ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nhiên khó có ai thống kê đƣợc

đâu là nợ xấu do phải thực hiện cho vay theo chỉ thị cùa các cấp lãnh đạo.

Điều này là do BIDV Việt Nam nói chung và BIDV chi nhánh Đông Đăk Lăk nói riêng chƣa xây dựng hạn mức tín dụng với từng cán bộ tín dụng, chẳng hạn cán bộ tín dụng mới đƣợc tuyển dụng thì chỉ nên cấp hạn mức phê duyệt tín dụng thấp. Với những cán bộ tín dụng mới vào làm thì kinh nghiệm và hiểu biết về tín dụng là chƣa nhiều nên rất có thề quyết định cấp tín dụng là thiếu căn cứ hoặc có sự tác động bên ngoài.

Một số cán bộ tín dụng không chấp hành nghiêm túc chế dộ tín dụng và điều kiện cho vay khách hàng cá nhân, thấm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ tín dụng còn bất cập, một số cán bộ không đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ tín dụng nhƣng vẫn làm tín dụng và học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ đi trước với cách làm tín dụng truyền thống đã ăn sâu, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Một số bộ phận cán bộ bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên hết và lợi dụng công việc đƣợc giao đã móc ngoặc với con nợ, lợi dụng khe hờ của pháp luật dể làm giàu bất hợp pháp gây thiệt hại nhiều về tài sản, tiền vốn.

Công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ khách hàng cá nhân cung cấp, đồng thời cán bộ tín dụng có thể khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, trong đó có thế kể đến nhƣ trung tâm thông tin tín dụng. Việc tìm kiếm thông tin khách hàng cá nhân cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất đối xứng vẫn là một tồn tại chƣa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới theo thông lệ quốc tế lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thấm định không tiếp xúc khách hàng cá nhân (đề đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đƣa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.

Hiện nay chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ, các thành viên trong tổ đều là các cán bộ tín dụng và phó giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trường, đặc biệt các thành viên trong tổ đều có liên quan đến các khách hàng có nợ xấu.

Kể từ khi thành lập tổ xử lý nợ, vấn đề thu hồi nợ xấu cùng đạt đƣợc kết quả bước đầu, xong vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quà. Điều là là do các thành viên trong tổ đều là cán bộ kiêm nhiệm, vừa là cán bộ tín dụng, thẩm định cho vay, vừa là thành viên trong tổ xử lý nợ xấu. Hơn nữa các thành viên trong tổ đều có liên quan dến các khách hàng cá nhân có nợ xấu, điều này rất khó đế thu hồi nợ xấu vì chính các món vay đó do thành viên trong tổ đã thẩm định cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nhƣ BIDV Việt Nam nói chung chƣa có một chế độ ƣu đãi gì cho các thành viên trong tổ khi thu hồi đƣợc nợ xấu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)