Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV – Chi nhánh Đông Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐĂK LĂK

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV – Chi nhánh Đông Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018

a. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh giai đoạn 2016-2018

Báng 2.5. Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Đơn vị : Tỷ đồng

Cho vay cá nhân

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

nợ

Tỷ trọng

%

nợ

Tỷ trọng

nợ

Tỷ trọng Tổng dƣ nợ cho vay cá

nhân 1.336,1 100% 1.692,1 100% 2.154,3 100%

Vay cá nhân kinh doanh 1.247,4 93% 1.551,7 92% 1.878,6 87%

+ Nông nghiệp 985,4 74% 1.210,3 72% 1.409 65%

+ Công nghiệp 74,8 6% 77,6 5% 131,5 6%

+ Thương mại, dịch vụ 187,1 14% 263,8 16% 338,1 16%

Vay cá nhân tiêu dùng 88,7 7% 140,4 8% 275,7 13%

+ Có TSBD 7,3 1% 10,1 1% 16,8 1%

+ Không có TSBD 81,4 6% 130,3 8% 258,9 12%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Đông Đắk Lắk các năm 2016-2018) Nhìn vào cột so sánh giữa năm 2017 với năm 2016 ta thấy ti lệ tăng trưởng của các chi tiêu đều ờ mức tốt. Dư nợ tín dụng cá nhân kinh doanh năm 2016 đạt 1.247,3 tỷ đồng, năm 2017 là 1.551,7 tỷ đồng, tăng 21,4%.

Tương tự, năm 2018 dư nợ tín dụng cá nhân kinh đoanh đạt 1.878,6 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2017. Cho vay khách hàng cá nhân tăng mạnh nhƣ vậy là vì đây là các năm triển khai mạnh các chương trình hồ trợ cho khách hàng cá nhân vay vốn. Dƣ nợ cho vay tín dụng cá nhân kinh doanh đa phần tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chiếm 74% tổng dƣ nợ cá nhân kinh doanh năm 2016, hay 72% và 65% các năm 2017 và 2018. Việc sụt giảm tỷ trọng của cho vay nông nghiệp qua các năm là vì sự biến động của kinh tế, thời tiết… ảnh hưởng đến mùa vụ, nguồn thu của lĩnh vực nông nghiệp, gây giảm nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tuy nhiên ngƣợc lại với tỷ trọng nông nghiệp giảm sút thì tỷ trọng trong cho vay thương mại dịch vụ lại gia tăng, tăng trưởng từ 14% lên 16% qua các năm 2016-2018. Điều này có thể lý giải vì đây là thời điểm BIDV Đông Đăk Lăk áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho vay kinh doanh thương mại, ngoài ra còn có sự phát triển mạnh mẽ về ngành thương mại dịch vụ tại địa phương trong thời điểm này.

Tỷ lệ vay tiêu dùng cá nhân cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2016 là 88,7 tỷ đồng, năm 2017 là 104,4 tỷ đồng và năm 2018 là 276 tỷ đồng. Mặc dù tăng qua từng năm nhƣng về tỷ trọng trong dƣ nợ tín dụng cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp 7% tổng dƣ nợ cá nhân năm 2016, 8% tổng dƣ nợ cá nhân năm 2017 và 13% tổng dƣ nợ cá nhân năm 2016. Đa số các khoản vay đa số tập trung vào khoản tiêu dùng nhƣ mua ôtô, mua nhà, sữa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình… Nguyên nhân chủ yếu do dân cƣ chủ yếu thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên khách hàng vay chủ yếu là vay các khoản tiêu dùng phục vụ đời sống và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày với khoản vay tiêu dùng đa phần là vay nhỏ lẻ, mức vay chỉ từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, trong khi đó vay sản xuất kinh doanh lại có mức vay cao, từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng trên một khoản vay.

Từ đó cho thấy, cơ cấu dƣ nợ tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk là không đều. Cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là các khoản vay dành cho mục đích tiêu dùng của cá thể, hộ gia đình. Hiện nay hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra hết sức sôi nổi nhƣ kinh doanh nông sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh tạp hóa nên các cá nhân sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng chủ yếu với mục đích sản xuất kinh doanh.

b. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh theo kỳ hạn Tại BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk, nếu xét các khoản vay theo thời hạn thì chủ yếu ngân hàng cho vay với kì hạn ngắn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Với khách hàng cá nhân, cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ cao hơn

Bảng 2.6. Cƣ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng theo thòi gian

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chi tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số

tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

Tỉ trọng

(%) Tổng dƣ nợ KHCN 1.250,1 100% 1.207 100% 1.534,2 100%

Ngắn hạn 8,1 65% 6,9 57% 8,5 55%

Trung và dài hạn 4,4 35% 5,2 43% 6,9 45%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Đông Đắk Lắk các năm 2016-2018) Các khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vay, tầm 65%. Điều này đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng. Thông thường, các khoản vay cá nhân thường có giá trị không lớn. Khách hàng thường vay trong ngắn hạn để bù đắp nguồn vốn tạm thời, hoặc cho các nhu cầu cấp bách.

Khi có nguồn thu nhập khác để trả nợ, khách hàng thường trả nợ trước hạn. Các khoản vay trung và dài hạn thường áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hơn dành cho mục đích mua nhà, đất; mua ô tô,vay lương cán bộ công nhân viên. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức cho vay trả góp đối với các khoản vay này. Thu nhập chính để trả nợ là từ thu nhập hàng tháng, quý của người vay. Với kỳ hạn trung và dài sẽ phù hợp hơn với luồng tài chính mà khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc trả nợ.

c. Số lượng khách hàng và tỷ lệ tăng trưởng khách hàng cá nhân Số lƣợng khách hàng chính là yếu tố để đánh giá quy mô tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn, thu hút thật nhiều khách hàng đến với các dịch vụ của minh đang là mục tiêu chính của các Ngân hàng, BIDV Đông Đắk Lắk cũng

không phải là trường hợp ngoại lệ, trong những năm gần đây, BIDV Đông Đắk Lắk luôn chú tâm tới việc phát triển khách hàng, đặc biệt là khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng cá nhân, nơi mà có thể bán chéo đƣợc rất nhiều sản phẩm có liên quan đối với nhóm khách hàng này

Bảng 2.7: Số lƣợng khách hàng cá nhân qua các năm

Đơn vị: khách hàng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khách

hàng

Tỷ lệ

%

Khách hàng

Tỷ lệ

%

Khách

hàng Tỷ lệ % Tổng cộng 3.820 100% 4.260 100% 4.980 100%

Nông nghiệp 30 80% 33 78% 39 77%

Công nghiệp 2 6% 2 5% 4 8%

Thương mại, dịch

vụ 5 14% 7 17% 7 15%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Đông Đắk Lắk các năm 2016-2018) Qua bảng trên ta thấy đƣợc số lƣợng khách cá nhân tăng nhanh qua các năm, năm 2016 số lƣợng khách hàng là 3820 khách hàng, năm 2017 là 4260 và năm 2018 là 4980 khách hàng, các khoản vay đa số tập trung vào khoản tiêu dùng nhƣ mua, xây, sữa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình, vay đầu tƣ kinh doanh chỉ chiếm khối số lƣợng nhỏ cụ thể năm 2016 vay tiêu dùng đạt 55%, vay kinh doanh chiếm 45%, các năm tiếp theo tỉ trọng cơ cấu vay càng chuyển dịch nhiều về mảng tiêu dùng, năm 2017 vay tiêu dùng đạt 76%, kinh doanh đạt 24 % và năm 2018 vay tiêu dùng đạt 78%, vay kinh doanh chỉ chiếm 22%, nguyên nhân chủ yếu do tập tính trên địa bàn chi nhánh các hoạt động sản xuất kinh doanh còn ít, e ngại trong việc mạnh dạn đầu tƣ kinh doanh hơn nữa dân cƣ chủ yếu thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

nên khách hàng vay chủ yếu là vay các khoản tiêu dùng phục vụ đời sống và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

d. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng tín dụng. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk trong thời gian qua

Báng 2.8. Tỷ lệ nợ xẩu qua từng năm 2016 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2016 2017 2018

1 Huy động vốn 719 820,6 868,2

2 Dƣ nợ cho vay CNKD 1.247,4 1.551,7 1.878,6

3 Nợ xấu cho vay CNKD 11,5 17,07 15,8

4 Dự phòng rủi ro 4,5 6,2 9,9

5 Tỷ lệ dƣ nợ/Vốn huy động (%) 173% 189% 216%

6 Tỷ lệ Nợ xấu/ Dƣ nợ cho vay

CNKD(%) 0,92 1,1 0,84

7 Tỷ lệ DPRR/Dƣ nợ cho vay CNKD

(%) 0,004 0,004 0,005

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Đông Đắk Lắk các năm 2016-2018) Từ bảng và biểu đồ trên cho thấy Tỷ lệ dƣ nợ/Vốn huy động ở mức cao, chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh sử dụng tốt nguồn vốn huy động và cả vốn tự có, giúp tối đa hóa lợi nhuận cho Chi nhánh.

Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu của khối tín dụng cá nhân kinh doanh chiếm 0,92% tổng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh, tương đương với 11,5 tỷ đồng.

Đây là kết quả nỗ lực rất nhiều của BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk luôn đƣa chất lƣợng tín dụng lên hàng đầu, luôn xem xét và quản lý chặt chẽ các khoản vay trước và sau khi giải ngân, ngoài ra bản chất khách hàng ở trên địa bàn các huyện Eakar, Krông Pắc, M’Đrăk rất thuần, luôn trả lãi, gốc đều đặn và chỉ kinh doanh, tiêu dùng nhỏ lẻ nên tính chất phát sinh nợ xấu là rất ít.

Năm 2017 hoạt động tín dụng nói chung cũng nhƣ tín dụng cá nhân nói riêng gặp khá nhiều khó khăn.Tỷ lệ nợ xấu tăng khá nhiều so với năm 2016, tuy nhiên đó là một lẻ tất yếu khi dƣ nợ năm 2016 cũng tăng rất nhanh nên khả năng gia tăng nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, tuy vẫn nằm trong ngƣỡng an toàn. Tỷ lệ nợ xấu của khối khách hàng cá nhân kinh doanh lên đến 1,1%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nói chung, khách hàng găp khó khăn trong việc sử dụng và luân chuyển nguồn vốn, hoặc kinh doanh không thu hồi đƣợc vốn dẫn đến các khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của toàn ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng tính thanh khoản của ngân hàng, làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

Qua năm 2018, tình hình đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,84%. Đây là năm mà BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk đã thành lập nên hệ thống quản lý rủi ro với chức năng giám sát rủi ro trong toàn ngân hàng, Bộ phận này hoạt động độc lập và tổ chức độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng. Nhờ đó, các khoản nợ xấu đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân thấp hơn của khách hàng doanh nghiệp, các khoản nợ của khách hàng thường chỉ quá hạn trong thời gian ngắn, vì vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn so với tín dụng chung. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của khối khách hàng cá nhân vẫn duy trì ở mức thấp, chiếm 15,8 tỷ đồng.

Nhìn chung, qua các năm 2016-2018, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng cá

nhân kinh doanh vẫn đƣợc kiểm soát tốt, mặc dù còn những khó khăn nhất định nhƣng Chi nhánh đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm nợ xấu và thu hồi nợ.

e. Xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro

Trong giai đoạn 2016-2018, dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh của chi nhánh tăng trưởng khoảng 27%/năm đều qua mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng nóng nhƣ vậy trong hoạt động tín dụng nói chung cũng nhƣ cho vay cá nhân kinh doanh thì gia tăng tỷ lệ nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Cùng với sự tăng trưởng của tín dụng là sự quản lý sát sao hơn trong công tác quản lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh.

Qua bảng số liệu về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cùa Chi nhánh, ta thấy Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ ờ mức hợp lý.

So với 2016, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của khách hàng tăng dẫn đến việc tăng trích lập dự phòng của chi nhánh lên từ 4,5 tỷ đồng năm 2016 lên 6,2 tỷ đồng năm 2017. Kết thúc 2017, tỷ lệ nợ xấu / tổng dƣ nợ cá nhân kinh doanh là 1,1%, đây cũng là một nỗ lực lớn của Ban lãnh đạo ngân hàng BIDV Đông Đắk Lắk trong công tác xử lý thu hồi nợ. Năm 2018 là một năm chi nhánh năm mạnh trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay cá nhân kinh doanh, từ 6,2 tỷ đồng năm 2017 lên 9,9 tỷ đồng năm 2018. Mặc dù tăng nhƣ vậy nhƣng Tỷ lệ DPRR/Dƣ nợ cho vay cũng chỉ là 0,004%. Nhìn chung, hiểu quả từ hoạt động thu nợ và trích lập dự phòng rủi ro giúp cho việc kinh doanh của BIDV Đông Đắk Lắk ngày càng đƣợc đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đắk lắk (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)