CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH
1.2. CÁC MÔ HÌNH LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Sơ đồ 1.1: Mô hình thông tin từ trên xuống
Mô hình thông tin từ trên xuống là mô hình mà các chỉ tiêu dự toán đƣợc định ra từ ban quản lý cấp cao của tổ chức, sau đó sẽ truyền xuống cấp quản lý trung gian. Sau khi cấp quản lý trung gian tiếp nhận sẽ chuyển xuống cho quản lý cấp cơ sở để làm mục tiêu, kế hoạch trong việc tổ chức hoạt động tại từng bộ phận trong tổ chức (Stepphen, 2001). Mô hình này có những ƣu và hạn chế sau:
Ƣu điểm của mô hình là việc lập dự toán ngân sách phù hợp với định hướng phát triển mục tiêu của tổ chức trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của mô hình là tính áp đặt và có thể xa rời thực tiễn nếu qui mô của tổ chức quá lớn. Người quản lý cấp cao hơn thường không có
Quản trị cấp cao
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
điều kiện nắm bắt thực tế ở mỗi đơn vị cơ sở, do vậy hệ thống định mức, khả năng thực hiện các mục tiêu thông qua dự toán thường không được đánh giá đầy đủ và trong nhiều trường hợp không thực hiện được. Tiếp cận mô hình này trong nhiều trường hợp có thể không thực sự khuyến khích các tổ chức, cá nhân tác nghiệp thực hiện đƣợc mục tiêu của toàn đơn vị do chịu sự áp đặt của các cấp cao nhất.
1.2.2. Mô hình thông tin từ ƣới lên
Dự toán theo mô hình thông tin từ dưới lên được lập từ quản lý cấp thấp nhất đến quản lý cấp cao nhất (Stepphen, 2001), cụ thể nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2: Mô hình thông tin từ dưới lên
Khi tiến hành lập dự toán bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào khả năng và điều kiện của mình để tiến hành lập các chỉ tiêu dự toán, sau đó trình lên quản lý cấp trung gian. Quản lý cấp trung gian dựa trên số liệu của cấp cơ sở sẽ tổng hợp lại và trình lên quản lý cấp cao.
Quản lý cấp cao dựa vào các chỉ tiêu dự toán của quản lý cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát toàn diện về hoạt động của tổ chức, cùng với việc xem xét các mục tiêu ngắn hạn, chiến lƣợc dài hạn để xét duyệt và thông qua dự toán. Khi dự toán sau khi đƣợc xét duyệt sẽ đƣợc sử dụng chính thức.
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cao
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp cơ sở Quản trị
cấp cơ sở
Ƣu điểm của mô hình này là dự toán gắn với khả năng thực hiện và sát với thực tiễn, khắc phục những hạn chế của mô hình từ trên xuống. Tuy nhiên, điểm hạn chế là có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực và không phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức do mỗi đơn vị cơ sở thường kỳ vọng một ngân sách dôi dƣ để thực hiện mục tiêu ở cấp tác nghiệp của mình.
Trong mô hình này cũng thường phát sinh các xung đột giữa các bộ phận trong quá trình thảo luận ngân sách.
1.2.3. Mô hình thông tin phản hồi
Sơ đồ 1.3: Mô hình thông tin phản hồi
Mô hình thông tin phản hồi kết hợp các đặc trƣng và ƣu điểm của hai mô hình trên. Theo đó, chiến lƣợc và kế hoạch trong năm đƣợc các nhà quản lý cấp cao phát thảo và chuyển xuống các cấp thấp hơn để có cơ sở xây dựng dự toán ngân sách. Trên cơ sở nhiệm vụ chung đã đƣợc giao, một bản dự toán được lập từ dưới lên và thảo luận để có bản dự toán cuối cùng. Bản dự toán này một lần nữa đƣợc chuyển xuống các đơn vị cấp thấp hơn để thực hiện trong năm tài chính đến.
Có thể nhận thấy, quá trình lập ngân sách trong mô hình này rất phù hợp với các tổ chức có qui mô lớn, có phân cấp quản lý cụ thể, đặc biệt là ở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cao
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
các chính quyền địa phương. Mô hình này có ưu điểm là huy động được trí tuệ và kinh nghiệm của tất cả các cấp quản lý trong doanh nghiệp vào quá trình lập dự toán. Nó vừa dựa trên chiến lƣợc chung của toàn tổ chức trong năm đến, đồng thời tính đến khả năng thực hiện của các đơn vị cơ sở. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là tốn nhiều thời gian và chi phí cho cả quá trình dự thảo, phản hồi, phê duyệt và chấp thuận. Ngoài ra, lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận cũng nhƣ sự kết hợp của các thành viên trong từng bộ phận.