Tổ chức thông tin kế toán để hỗ trợ lập ngân sách theo kết quả đầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 89 - 101)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUẢN LÝ

3.3. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN LẬP DỰ TOÁN THEO KẾT QUẢ ĐẦU

3.3.2. Tổ chức thông tin kế toán để hỗ trợ lập ngân sách theo kết quả đầu

a. Phân loại chi phí theo các hoạt động

Khi lập dự toán theo các hoạt động (ví dụ hoạt động giảng dạy) thì cần chú ý đến tính chất trực tiếp (gián tiếp) của chi phí đến hoạt động đó. Chi phí trong lĩnh vực giáo dục gồm có:

- Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy. Nó bao gồm:

+ Tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của giáo viên trực tiếp đứng lớp. Dự toán về lương không phải gắn với số định biên được giao nhƣ hiện nay mà gắn với số lƣợng học sinh (số lớp học) để đảm bảo sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên khi lập dự toán.

+ Chi phí vật liệu liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy.

+ Chi phí khấu hao của các phòng học (nếu có).

+ Chi phí trực tiếp khác.

- Chi phí gián tiếp là chi phí chung, thường liên quan đến toàn trường và được phân bổ cho các hoạt động. (thường là các chi phí hành chính như điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, vệ sinh, khấu hao tài sản…)

b. Mô hình khái quát lập dự toán theo kết quả đầu ra

Theo cách thức truyền thống hiện nay mà ngành giáo dục ở Đà nẵng đang triển khai thì dự toán đƣợc xác định nhƣ sau:

Dự toán chi

SNGD = Dự toán chi

con người + Dự toán

chi khác (3) Theo cách tiếp cận mới thì dự toán đƣợc xác định nhƣ sau:

Dự toán chi

SNGD =

Dự toán chi cho một hoạt

động

x

Số hoạt động dự toán hoàn

thành

(4)

Điểm khác biệt trong cách tiếp cận này là trong dự toán chi cho một loại hoạt động có cả chi con người, chi khác và các yếu tố dài hạn (Dự án, chương trình) được đưa vào trong năm tài chính.

Hoạt động trong công thức (4) đã đƣợc luận văn đề xuất trong Bảng 3.2. Do tính phức tạp của vấn đề dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra nên luận văn không đi sâu vào điểm này. Luận văn chỉ gợi ý một số điểm sau:

-Nếu số tiết học giữa các chương trình trong một trường không khác nhau (ví dụ: số tiết giảng dạy của chương trình lớp 6 và lớp 9) thì hoạt động nên tính chung cho toàn trường, tiện lợi cho lập dự toán. Ngược lại thì tính hoạt động cho từng chương trình.

-Tính số lớp học của một chương trình. Số lớp dựa vào số học sinh chuẩn (35-40 em/lớp) của một khóa học.

-Dự toán chi phí (trực tiếp, gián tiếp) cho một lớp học của một chương

trình để áp dụng công thức (4). Đối với chi phí của con người, cần áp dụng định mức chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo về giờ giảng của một giáo viên trong năm; hay số lớp học đứng lớp để có cơ sở tính toán số giáo viên phù hợp.

Lĩnh vực giáo dục đƣợc xem là lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, học phí đƣợc chuyển sang cơ chế giá dịch vụ sự nghiệp công, theo Luật Ngân sách 2015 thì học phí không còn là khoản thu ngân sách nhƣ thời kỳ ngân sách trước đây. Về nguyên tắc, giá dịch vụ sự nghiệp công là giá phải được xây dựng trên cơ sở tính toán đầy đủ các chi phí liên quan đến cung cấp dịch vụ đó. Thực tế hiện nay, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tăng dần tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp bằng việc cơ cấu dần chi phí dịch vụ sự nghiệp công vào giá dịch vụ theo lộ trình, và như thế, Nhà nước không còn

“bao cấp” cho việc sử dụng dịch vụ công của nhân dân, đảm bảo mọi người khi sử dụng dịch vụ đều phải trả chi phí nhƣ nhau, dành nguồn lực ngân sách mà lâu nay nhà nước bao cấp để dùng cho những chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho người yếu thế. Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục không như những lĩnh vực sự nghiệp khác có thể chuyển đổi liền đƣợc, là lĩnh vực nhạy cảm, có tác động xã hội rất lớn, nên hiện tại mức thu học phí các cấp học vẫn do Nhà nước quy định khống chế mức trần học phí, và với mức trần đó thì Nhà nước vẫn đang bao cấp hầu nhƣ toàn bộ cho hoạt động sự nghiệp giáo dục. Mặc khác, hiện nay cũng chưa có quy định hay hướng dẫn của Trung ương về lộ trình cơ cấu chi phí dịch vụ giáo dục vào học phí. Do đó, việc đề xuất tính giá thành cho từng hoạt động của giáo dục cũng góp phần nhỏ cho quá trình nghiên cứu lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp giáo dục.

c. Tổ chức tính giá thành hoạt động để làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự toán

Hiện tại việc tổ chức thông tin kế toán đƣợc tiến hành đơn giản và phục

vụ chủ yếu cho việc quản lý ngân sách theo các yếu tố đầu vào. Cụ thể là kế toán tại các trường phản ánh chi phí vào các tài khoản kế toán loại 6, và khi tổng hợp trên báo cáo quyết toán đƣợc thể hiện theo mục lục ngân sách theo các tiểu nhóm (chi thanh toán cho cá nhân, chi về hàng hóa, dịch vụ). Trong tiểu nhóm đƣợc chia chi tiết theo mục, tiểu mục (chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương); chi về hàng hóa dịch vụ (thanh toán dịch vụ công cộng điện, nước, điện thoại, vệ sinh…; vật tƣ văn phòng; hội nghị; công tác phí…).

Vừa qua, Bộ Tài chính có ban hành chế độ kế toán mới áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đây là một bước tiến mới để có thể hỗ trợ lập dự toán và quản lý dự toán theo kết quả đầu ra. Qua nghiên cứu Thông tƣ 77/2017/TT-BTC, tác giả có một số đề xuất sau:

- Sử dụng tài khoản 154 để tính chi phí của dịch vụ tại các trường học.

Qua khảo sát thực tế tại các trường trên địa bàn Đà nẵng, tài khoản này đƣợc chi tiết nhƣ sau:

TK 154 – Hoạt động giảng dạy (tùy theo cấp bậc đào tạo) TK 154 – Hoạt động dịch vụ bán trú

TK 154 – Các hoạt động khác (học tiếng Anh, năng khiếu…) Trong các hoạt động trên thì hoạt động giảng dạy là hoạt động quan trọng nhất và được chi tiết tùy theo khả năng kế toán tại trường học.

Qua nghiên cứu Thông tƣ 107/2017/TT-BTC, sơ đồ tính giá trong các trường học được thể hiện như sau:

Sơ đồ 3.1. Trình tự tính giá thành ở trường học theo hoạt động Việc tổ chức tính giá thành của từng hoạt động có một số ý nghĩa sau:

+ Giúp cho nhà trường biết được chi phí thực tế của từng hoạt động để quản lý tình hình thu – chi đƣợc tốt hơn, qua đó có cách thức quản trị chi phí tốt nhất, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của từng trường.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Phòng giáo dục, Phòng Tài chính quận, Sở giáo dục, Sở Tài chính), các đơn vị này qua quyết toán chi phí thực tế có thể nhận biết mức độ chi phí và qua đó bước đầu xây dựng định mức chi phí cho từng hoạt động.

+ Đó là cơ sở để xây dựng lộ trình cơ cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp giáo dục. Theo đó, mỗi hoạt động khi xác định rõ các chi phí liên quan đến hoạt động đó thì sẽ xác định đƣợc lộ trình cơ cấu dần từng loại chi phí

TK 154 TK 332,334

TK 152, 153

TK 214

TK 111, 112

TK 632

Tính khấu hao TSCĐ theo lộ trình của NĐ 16

Vật tƣ, CCDC xuất dùng cho hoạt động giáo dục và hoạt động khác

Lương và khoản phụ cấp, trích theo lương

Các khoản chi khác bằng tiền

Giá thành hoạt động dịch vụ

vào giá dịch vụ theo mục tiêu đặt ra.

+ Đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động giáo dục, giúp cho việc cân nhắc khi tiếp tục duy trì hay dừng thực hiện đối với một hoạt động nào đó.

+ Khi tính toán đƣợc chi phí của từng hoạt động, xác định rõ hoạt động nào ngân sách phải hỗ trợ, hoạt động nào xã hội hóa. Đối với hoạt động ngân sách phải hỗ trợ, sau khi trừ đi phần chi phí đã cơ cấu trong giá dịch vụ (học phí), phần còn lại ngân sách cấp. Nhà nước sẽ chủ động trong việc cân đối ngân sách để cấp kinh phí đảm bảo cho hoạt động đó.

3.3.3. Nhữn đề xuất vớ á ơ qu n quản lý

Trên đây là một số định hướng về lập dự toán dựa trên kết quả đầu ra.

Đây là vấn đề rất phức tạp mà bản thân các trường học không thể tự tiến hành lập dự toán theo hình thức này. Để việc lập dự toán trên kết quả đầu ra đƣợc thực hiện cần phải tiến hành một số điểm sau:

 Lựa chọn thí điểm một trường học để tiến hành lập dự toán theo từng hoạt động.

 Luật Ngân sách 2015 có giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ƣơng có nhiệm vụ ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Nhiệm vụ này chính là phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Bộ tài chính vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nội dung này để ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó, việc lập dự toán theo kết quả đầu ra là một xu hướng tất yếu trong thời gian đến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện công tác lập dự toán là một trong những nội dung trong công tác kế toán và quản lý tài chính ở các tổ chức công. Thực tế công tác lập dự toán chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục ở thành phố Đà nẵng trong thời gian qua còn một số bất cập. Chương này đã đi sâu vào đề xuất cách lập dự toán các khoản chi khác theo nguồn lực về số lƣợng giáo viên để xác định dự toán cho công bằng và hợp lý hơn giữa các trường trên cùng địa bàn thành phố Đà nẵng. Ngoài ra, luận văn còn gợi ra một số định hướng ban đầu để lập dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra, gồm có xác định các hoạt động đầu ra, các định phí của từng hoạt động, mô hình tập hợp chi phí để làm cơ sở cho việc phân tích dự toán sau này.

KẾT LUẬN

Lập dự toán là một giai đoạn trong quá trình quản lý của một tổ chức, cho dù là một doanh nghiệp, một đơn vị sự nghiệp hay một chính quyền địa phương. Đây là một công cụ quản trị để phân bổ nguồn lực tài chính có hiệu quả và kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực đó. Lĩnh vực sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước ta xem là một mặt trận hàng đầu và luôn được ưu tiên trong phân bổ ngân sách. Do vậy, lập dự toán ngân sách có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý, mà trong đó thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua hết sức coi trọng.

Dựa vào đặc điểm phân cấp quản lý hiện nay, công tác lập dự toán ngân sách tại thành phố Đà nẵng được tiến hành theo mô hình từ trên xuống – dưới lên theo sự phân công giữa Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ quan tài chính các cấp ở địa phương. Với định mức phân bổ ngân sách 80% chi cho con người và 20% chi hoạt động giảng dạy và học tập, các trường học lập dự toán trên cơ sở lao động thực tế và định biên được giao.

Các cấp có trách nhiệm liên quan sẽ kiểm tra, tổng hợp để lập dự toán tổng hợp và trình các cấp thẩm quyền thông qua và phê chuẩn. Quá trình lập dự toán nhƣ trên có những ƣu điểm nhƣng nội tại nó cũng có nhiều bất cập, đặc biệt là sự không công bằng giữa các trường ở các khu vực thuộc thành phố hoặc giữa các cấp học. Ngoài ra, lập dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra hoàn toàn chƣa đƣợc quan tâm, dù Luật ngân sách đã đề cập.

Trên cơ sở những bất cập nói trên, luận văn cũng đã đưa ra hai hướng hoàn thiện cơ bản. Hướng thứ nhất liên quan đến hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách hiện nay liên quan đến các hoàn thiện về bổ sung mức cấp ngân sách, cũng nhƣ cách xây dựng định mức chi hoạt động giảng dạy và học tập. Hướng thứ hai có tính chất gợi mở về lập dự toán theo kết quả đầu ra, cũng nhƣ cách thức tổ chức thông tin phục vụ cho công tác lập dự toán.

Luận văn cũng có những hạn chế khi chƣa đánh giá đƣợc nhu cầu chi tiêu thực tế cho công tác giảng dạy tại từng cấp học để đổi mới dạy và học ở từng cấp học theo định hướng của Bộ giáo dục và Đào tạo. Các kết quả đầu ra trong nghiên cứu này cũng cần phải được kiểm chứng. Hướng nghiên cứu tiếp theo cần xem xét cụ thể các kết quả đầu ra và công tác lập dự toán 03 năm và trung hạn trong lĩnh vực giáo dục để từng bước hoàn thiện lập dự toán theo kết quả đầu ra.

PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI

Tôi tên là: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hiện là chuyên viên Sở Tài chính thành phố Đà nẵng. Hiện tại, tôi đang thực hiện một nghiên cứu để cải tiến công tác lập dự toán theo kết quả đầu ra theo tinh thần đổi mới của Luật ngân sách 2015. Xin quí ông (bà) dành ít thời gian để trả lời một số câu hỏi, làm cơ sở cải tiến công tác lập dự toán trong những năm tài chính tiếp theo.

1. Loại hình trường học:

 THPT  THCS  Tiểu học  Mầm non 2. Nguồn thu hiện tại của Trường (có thể chọn nhiều ô tương ứng)

 Ngân sách nhà nước cấp

 Học phí của học sinh

 Tiền bán trú (nếu có)

 Thu dịch vụ khác

3. Hiện nay, Luật ngân sách đang chủ trương lập ngân sách theo kết quả đầu ra thay vì lập ngân sách theo yếu tố đầu vào. Xin ông (bà) cho biết những kết quả đầu ra cần thiết đối với trường học mà ông (bà) đang quản lý:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Xin trân trọng cám ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Cúc (2012), Hoàn thiện công tác lập dự toán tại Viễn Thông Quảng Nam, Luận văn cao học tại Đại học Đà Nẵng

[2] Phạm Văn Dƣợc (2007), Kế toán quản trị, NXB thống kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.

[3] Vũ Thị Minh Huyền (2011), Nghiên cứu công tác lập dự toán ngân sách tại Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, Luận văn cao học tại Đại học Nông nghiệp Hà nội.

[4] Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm (2001), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[5] Quốc hội (2015), Luật số 83/2015/QH 13 về Luật ngân sách, ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015

[6] Stepphen (2001), Quản lý ngân sách, Nhà xuất bản tổng hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Đức Thanh (2004), Nghiên cứu hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước Việt nam, Luận văn cao học tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

[8] Trương Bá Thanh và cộng sự (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[9] Hoàng Thi Thơ (2014), Công tác lập dự toán tại Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng, Luận văn cao học tại Đại học Đà Nẵng

Tiếng Anh

[10] Boston, J., Martin, J., Pallot, J, and Walsh, P. ,1991, Reshaping the State: New Zealand's Bureaucratic Revolution, Oxford University Press, Auckland.

[11] Botner, S. 1970, Four Years of PPBS: An Appraisal, Public Administiation Review, Vol,30,No,4, tr.423-431.

[12] Brumby, J. 1999, Budgeting Reforms in OECD Member Countries, in Managing Government Expenditure, eds, Campo, S., and Tommasi, D,, Asian Development Bank Institution, Manila

[13] Campo, S. and Tommasi, D. 1999, Budget Systems and Expenditiire Classification, in Managing Government Expenditure, eds. Campo, S., and Tommasi, D., Asian Development Bank Institution, Manila.

[14] Danziger, J. 1978, Making Budgets: Public Resource Allocation, SAGE Publications Inc., Beverly Hills, CaUfomia.

[15] Draper, F. and Pitsvada, B. 1981, ZBB-Looking Back After Ten Years, Public Administiation Review, Vol.41, No.l, tr. 76-83.

[16] Dyer, J. 1970, The Use of PPBS m a Public System of Higher Education: Is It Cost-Effective?, Academy of Management Journal, Vol.13, No.3, tr. 285-299.

[17] Herzlfriger, R. 1979, Zero-Base Budgetmg m tiie Federal Govemment:

A Case Stiidy, Sloan Management Review, Vol.20, No,2, tr. 3-14, [18] Knight, K. and Wiltshfre, K. 1977, Formulating Government Budgets:

Aspects of Austialian and North American Experience, University of Queensland Press, St. Lucia, Queensland.

[19] Lee, R, and Johnson, R. 1989, Public Budgeting Systems, Fourth Edition, Aspen Publishers, Inc., Maryland.

[20] Lindblom, C. 1959, The Science of Muddluig Through, Public Administiation Review, Vol.9, Spring, tr. 79- 88.

[21] McTaggart, D. 1997, Output Based Budgetmg in the Public Sector, in Competing Agendas: Impacting on Community Services, eds Evans, R. and Stmthers, K., Queensland Council of Social Service Inc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)