ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TP ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUẢN LÝ

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TP ĐÀ NẴNG

2.3.1. Nhữn ƣu đ ểm

Qua nghiên cứu công tác lập dự toán chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục ở thành phố Đà Nẵng, có thể thấy một số ƣu điểm sau:

Một là: Qui trình lập, tổng hợp, phê duyệt và giao dự toán rõ ràng, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lƣợc phát triển của thành phố và từ các đơn vị cơ sở trên số lƣợng lao động đã phê duyệt. Do vậy, nó đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát công tác lập dự toán, trách nhiệm của các trường, Sở, Phòng có liên quan đến số liệu dự toán hàng năm.

Hai là: Định mức chi 80% -20% làm cơ sở để xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đảm bảo dự toán khi xây dựng có tính ổn định cả thời kỳ ngân sách, để ngân sách chủ động cân đối đƣợc nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục. Với hệ số đó có thể thấy sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp sử dụng chủ yếu nguồn lực con người, do đó dự toán chi sự nghiệp giáo dục được xây dựng trên cơ sở gốc là chi con người, chi con người là cơ sở để xác định chi hoạt động là phù hợp.

Ba là: cách tính toán xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục đơn giản, dễ thực hiện. Tiêu thức phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản; tăng tính công khai, minh bạch trong việc lập dự toán, trong phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm trên, công tác lập dự toán còn tồn tại một số vấn đề sau:

Thứ nhất: định mức phân bổ đƣợc áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách. Điều này dẫn đến công tác xây dựng dự toán có tính rập khuôn, máy móc. Không xem xét đến các yếu tố quan trọng khi xây dựng dự toán như: kết quả thực hiện dự toán năm trước, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu năm kế hoạch; sự thay đổi, biến động của các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến dự toán nhƣ giá cả, lạm phát, thiên tai… Do vậy, tỷ lệ 80% - 20% trong một số trường hợp còn có nhiều bất cập ở góc độ vĩ mô.

Thứ hai: Phương thức bố trí dự toán ngân sách cho các trường chưa tính toán hết khả năng cân đối từ nguồn thu học phí của các đơn vị. Những trường học có tổ chức học bán trú và có các hoạt động dịch vụ khác đi kèm thì có nguồn thu bổ sung để đảm bảo phát triển các hoạt động giáo dục khác tại trường. Ngược lại, với những trường không có tổ chức bán trú, không thu học phí do qui định của Nhà nước hoặc trường ở vùng xa thì tỷ lệ 80%-20% vô hình chung đã cào bằng và không tạo điều kiện phát triển đồng đều các cơ sở giáo dục trên cùng địa bàn thành phố. Bảng dưới đây minh họa bất cập về mức độ giữa các trường ở quận Hải Châu:

Bảng 2.11. Mức độ đáp ứng nguồn thu học phí ở các khối tiểu học và THCS quận Hải châu năm 2018

ĐVT: triệu đồng

Tên trường

Số giáo viên

Thu học

phí NSNN cấp Tổng thu Tỷ lệ thu học phí Nhóm trường tiểu học

Núi Thành 67 0 7.922 7.922 0%

Phan Đăng

Lưu 38 0 4.086 4.086 0%

Lê Đình Chinh 37 0 3.887 3.887 0%

Nhóm trường THCS

Tây Sơn 92 806 11.252 12.058 6,6%

Sào Nam 47 303 5.869 6.172 5%

Kim Đồng 85 692 10.786 11.478 6%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải Châu) Nhƣ vậy, một khi dự toán trên cơ sở số lƣợng giáo viên trong khi không tính đến khả năng cân đối các nguồn thu khác thì rõ ràng, các yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục khó đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng xã hội hóa và tình trạng thu thêm từ phụ huynh ở các quận trung

tâm mà dƣ luận xã hội có đặt ra.

Thứ ba: Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục không tính toán đến yếu tố vùng trong khi mức thu học phí lại có sự phân biệt vùng miền mà hiện nay đang thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố, thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.12. Qui định mức thu học phí tại các khu vực ở Đà Nẵng ĐVT: Đồng/tháng/học sinh Cấp ọ Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4

Nhà trẻ 95.000 70.000 35.000 8.000

Mẫu giáo 95.000 70.000 35.000 8.000

Tiểu học Không thu học phí

Trung học cơ sở 60.000 60.000 30.000 8.000

Bổ túc văn hóa trung học cơ sở 60.000 60.000 30.000 0 Trung học phổ thông 70.000 60.000 30.000 8.000 Bổ túc văn hóa trung học phổ

thông 70.000 60.000 30.000 0

- Vùng 1: gồm các cơ sở giáo dục ở quận Hải Châu, Thanh Khê.

- Vùng 2: gồm các cơ sở giáo dục ở quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.

- Vùng 3: gồm các cơ sở giáo dục ở quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang (trừ các cơ sở giáo dục ở các xã miền núi Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh).

- Vùng 4: gồm các cơ sở giáo dục ở các xã miền núi Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh thuộc huyện Hòa Vang.

(Nguồn: trích Nghị quyết 26/2016/NQ- HĐND) Nhƣ vậy, điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự chênh lệch, nhƣng mức thu học phí lại thấp, qui định về định mức ngân sách là 80%-20% trở thành con số rất bất cập. Cách xác định dự toán cào bằng như hiện nay dẫn đến có trường không đảm bảo được điều kiện giảng dạy và học tập hoặc điều kiện không được đầy đủ, như các trường ở

vùng miền núi huyện Hòa Vang còn khó khăn Hòa Bắc, Hòa Phú, số lƣợng học sinh đến trường ít, có nhiều điểm trường lẻ, điều kiện đi học còn khó khăn, giáo việc đi dạy xa xôi vất vả, nguồn thu ít, trang bị cơ sở vật chất còn thiếu thốn...

Thứ tư: Định mức phân bổ ngân sách tính theo cơ cấu chi con người 80%, chi hoạt động giảng dạy và học tập 20% có một hạn chế là trường hợp trường có con người có hệ số lương lớn thì số chi con người sẽ lớn dẫn đến số chi hoạt động giảng dạy sẽ lớn và trường có hệ số lương thấp thì số chi hoạt động giảng dạy và học tập cũng sẽ thấp. Nhƣ vậy không đảm bảo công bằng trong dự toán chi hoạt động giảng dạy và học tập giữa các trường.

Thứ năm: dự toán chi ngân sách về cơ bản dựa trên dự toán trên cơ sở yếu tố đầu vào. Cách thức này đã trở nên quá lạc hậu và trong thực tế chƣa gắn với các mục tiêu về phát triển sự nghiệp giáo dục. Luật ngân sách 2015 cũng đề cập đến việc lập dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra. Đây là một điểm mới mà ngành giáo dục Đà Nẵng nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung chƣa thực hiện đƣợc trong công tác lập dự toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phát họa những đặc trưng chung trong công tác quản lý tài chính sự nghiệp giáo dục tại thành phố Đà nẵng mà trọng tâm là quá trình lập dự toán ngân sách. Công tác lập dự toán theo mô hình dưới lên – trên xuống trên cơ sở các chính sách, chủ trương của Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng. Sở Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp các dự toán từ các trường PTTH và các đơn vị quản lý trực tiếp; Phòng Giáo dục và đào tạo quận (huyện) có trách nhiệm tổng hợp dự toán từ các trường mầm non, tiểu học, THCS. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính sẽ tổng hợp toàn bộ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục, trình Ủy ban và Hội đồng nhân dân phê duyệt.

Với tỷ lệ định mức 80%-20% chi cho con người và chi khác trong thời kỳ ngân sách 2017-2020, công tác lập dự toán cho lĩnh vực giáo dục khá đơn giản. Tuy nhiên, ở đó cũng tồn tại nhiều bất cập liên quan đến sự cứng nhắc trong thời kỳ ngân sách quá dài, tính không công bằng, chƣa tính đến đặc thù trường có vị trí thuận lợi và khó khăn, chưa quan tâm đến kết quả đầu ra. Đó chính là những tiền đề cho những đề xuất về công tác lập dự toán ở chương 3.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)