CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUẢN LÝ
3.2. HOÀN THIỆN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGÂN SÁCH TRONG MỘT THỜI KỲ NGÂN SÁCH
3.2.3. Đề xuất về lập dự toán chi khác sự nghiệp giáo dục
Xác định nguồn lực đầu vào để xây dựng định mức là một bước quan trọng trong lập định mức và lập dự toán. Xuất phát từ nội dung lập dự toán trên cơ sở yếu tố đầu vào ở nước ta và đặc điểm của ngành giáo dục, các cơ sở để xác định nguồn lực đầu vào có thể là:
- Số lƣợng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ tại mỗi trường học.
- Số lượng học sinh của mỗi trường học
- Số lƣợng phòng học và phòng thực hành, thí nghiệm, sân thể thao của mỗi trường học.
- Kết hợp các nguồn lực đầu vào nói trên.
Nếu nguồn lực dựa trên số lƣợng lao động (yếu tố 1) thì cách lập dự toán này nghiên về yếu tố con người. Đây cũng là điều phù hợp khi chất lƣợng dạy và học liên quan đến đội ngũ thầy cô giáo. Phần khoán chi khác cho đội ngũ này chính là cơ sở đảm bảo người lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của mình.
Nếu nguồn lực dựa trên số học sinh (yếu tố 2) thì việc lập dự toán đang hướng đến ngân sách cần phải chi cho đầu học sinh. Cách này sẽ hợp lý nếu các chương trình dạy và học liên quan đến các hoạt động tốn kém nhiều chi phí, nhƣ phòng thí nghiệm, thiết bị, giấy tờ để các em trình bày nội dung học tập, các hoạt động ngoại khóa gắn với từng em cụ thể. Tuy nhiên, phần chi phí cố định vẫn tồn tại khi mỗi lớp học thường có một qui mô nhất định (Chẳng hạn là 35-40 em trên một lớp).
Nếu dựa vào nguồn lực số phòng học, sân thể thao, phòng thí nghiệm thì có nghĩa yếu tố cơ sở vật chất ảnh hưởng đến tiêu tốn các nguồn lực mà ngân sách phải tài trợ. Đó là các khoản chi để đảm bảo ánh sáng và các
phương tiện học tập trong phòng, chi duy tu phòng học, chi cho mua dụng cụ ở phòng thí nghiệm, chi mua dụng cụ cho học tập thể thao…. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục ở thành phố Đà Nẵng đã có nhiều đầu tƣ cho hệ thống giáo dục nên việc này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu các khoản chi khác ở các trường.
Trong luận văn này, do những khó khăn về thu thập số liệu nên chỉ hai nguồn lực đầu vào đƣợc quan tâm là số lƣợng lao động và số lƣợng học sinh.
Phần minh họa dưới đây có tính gợi ý về phương pháp xử lý trên cơ sở số liệu các trường học do huyện Hòa vang và Quận Hải châu quản lý, cùng số liệu toàn bộ các trường THPT do Sở giáo dục quản lý. Đồ thị phân tán giữa phần ngân sách cấp chi khác với số giáo viên và số học sinh sẽ thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến việc chọn lựa cơ sở mức khoán.
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân tán mối quan hệ giữa ngân sách cấp với số lượng giáo viên
Đồ thị 3.2. Đồ thị phân tán mối quan hệ giữa ngân sách cấp và số học sinh
Dựa vào quan sát về mối quan hệ giữa số ngân sách cấp với số học sinh hoặc số giáo viên, có thể thấy:
- Cả hai yếu tố đầu vào là số giáo viên và số học sinh đều có mối quan hệ chặt chẽ với số ngân sách cấp.
- Số lƣợng giáo viên có mối quan hệ chặt chẽ hơn với số ngân sách cấp so với số học sinh. Do vậy, số lƣợng giáo viên đƣợc lựa chọn là cơ sở để xây dựng mức khoán hàng năm cho mỗi trường.
Xây dựn mô ìn xá định mức khoán chi khác
Dựa trên công thức (2), mô hình xác định mức chi khác sẽ có dạng:
Y = a + b X Trong đó: Y là tổng chi khác
b là mức chi cho nguồn lực X là nguồn lực
a là phần định phí (nếu có)
Dựa trên phân tích ở trên, trong đề xuất này, nguồn lực sẽ là số lƣợng giáo viên ở các trường học.
Dựa vào số liệu Chi khác thực tế của các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2017, kết quả phân tích hồi qui tuyến tính thể hiện nhƣ sau:
Model Summaryb
Mod
el R R
Square
Adjuste d R Square
Std.
Error of the Estimate
Change Statistics
Durbin- Watson R
Square Change
F
Change df1 df2 Sig. F Change
1 .875a .765 .763 346.515 .765 335.212 1 103 .000 1.541 a. Predictors: (Constant), So luong giao vien
b. Dependent Variable: Chi khac
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 40249767.747 1 40249767.747 335.212 .000b Residual 12367460.253 103 120072.430
Total 52617228.000 104
a. Dependent Variable: Chi khac
b. Predictors: (Constant), So luong giao vien Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig.
B Std. Error Beta
1 (Constant) 84.265 68.741 1.226 .223
So luong giao vien 19.448 1.062 .875 18.309 .000 a. Dependent Variable: Chi khac
Kết quả phân tích cho thấy mô hình hồi qui có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (F = 335.12) và khả năng giải thích mô hình là 76%. Điều này có nghĩa 76% sự thay đổi chi khác được giải thích bởi số lượng giáo viên trong trường.
Kết quả ƣớc lƣợng các tham số của bài toán cho thấy hệ số hồi qui của biến „Số lƣợng giáo viên‟ có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nhƣ vậy, nhân tố số lượng giáo viên có ảnh hưởng đến các khoản chi khác trong trường học tại thành phố Đà nẵng.
Phương trình hồi qui có thể viết lại như sau:
Chi khác = 84.265 + 19.448 x Số lƣợng giáo viên
Nhƣ vậy, từ kết quả thống kê về chi khác và số lƣợng giáo viên thì phần ngân sách nhà nước cấp cố định cho mỗi trường là 84.265.000 đồng/năm. Phần chi khác có tính chất biến đổi theo số lƣợng giáo viên, theo đó mỗi giáo viên sẽ đƣợc ngân sách khoán 19.448.000 đồng/năm.