Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP DO CHI CỤC THUẾ HUYỆN THỰC HIỆN

1.1. KHÁI QUÁT THUẾ TNDN VÀ KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

1.1.2. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Khái niệm về kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của luật quản lý thuế, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo trình tự nhất định (Trần Thị Giang Tân, 2012).

Kiểm soát thuế TNDN chính là việc kiểm tra để xác định tính đầy đủ, chính xác số thuế TNDN mà đối tƣợng nộp thuế phải nộp theo quy định của

Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn về căn cứ tính thuế TNDN. KST TNDN là một hệ thống kiểm tra bao gồm các thủ tục hành chính thuế bảo đảm điều kiện cho NNT kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn; giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan QLT và các chế tài bảo đảm các chính sách thuế đƣợc thực thi có hiệu lực, hiệu quả. Kiểm soát thuế TNDN nhằm đạt những mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, kiểm soát thuế TNDN nhằm đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của DN. Đây là mục tiêu thường xuyên, lâu dài và tác động tới ý thức tự giác của DN. Để thực hiện mục tiêu này thì việc kiểm soát thuế TNDN phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình quản lý thuế và các quy định của quá trình kiểm tra, kiểm soát.

Thứ hai, kiểm soát thuế TNDN phải giúp cho công tác quản lý nguồn thu NSNN đƣợc thực hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho NSNN.

Thứ ba, kiểm soát thuế TNDN là nhằm điều chỉnh những bất hợp lý, những kẽ hở của chính sách pháp luật trong quá trình thực hiện Luật thuế TNDN và Luật Quản lý thuế, hạn chế những tình trạng tránh thuế, trốn thuế của NNT; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.

Thứ tƣ, kiểm soát thuế nhằm cải tiến các thủ tục quản lý thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hoá dần công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, chất lƣợng công việc của đội ngũ cán bộ thuế.

Thứ năm, kiểm soát thuế TNDN góp phần huy động tốt nhất vai trò của

thuế TNDN trong nền kinh tế, bởi vì kiểm soát thuế TNDN tốt thì cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin chính xác cho công tác quản lý thuế, từ đó giúp cho Luật thuế TNDN thực sự phát huy đƣợc hiệu quả trong nền kinh tế.

b. Vai trò của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đảm bảo nguồn thu đúng, thu đủ, xử lý những hành vi vi phạm, gian lận về thuế TNDN góp phần đảm bảo sự bình đẵng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Có thể thấy vai trò của kiểm soát thuế TNDN trên những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, kiểm soát thuế là kiểm soát tính tuân thủ pháp luật. Thông qua kiểm soát thuế Nhà nước và NNT điều chỉnh kịp thời những sai lệch, vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật, tạo điều kiện hình thành thói quen, tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Thứ hai, kiểm soát tốt thuế TNDN có vai trò quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN vì nguồn thu từ thuế TNDN chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn thu NSNN. Ở mỗi quốc gia, trong chính sách vĩ mô luôn có một chiến lƣợc phát triển nguồn thu thuế TNDN. Tuy nhiên, khi các mục tiêu đã đƣợc đặt ra và mặc dù đã có một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh thì các DN, các tổ chức và cá nhân vẫn có thể không thực hiện đóng góp nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước, do vậy, kiểm soát thuế TNDN giúp cho Nhà nước nhận diện đầy đủ các đối tượng nộp thuế và các khoản thu khác, đồng thời đem lại những thông tin về thuế suất cũng nhƣ mức đóng góp có phù hợp với thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp hay không, để từ đó Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời nhằm động viên một cách đầy đủ các nguồn thu vào NSNN.

Thứ ba, kiểm soát thuế TNDN tạo điều kiện hình thành thói quen tuân

thủ pháp luật của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh tế xã hội. Đối với doanh nghiệp, chính sách thuế TNDN của Nhà nước luôn là mối quan tâm sâu sắc nhất. Hoạt động kiểm soát thuế TNDN nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ giúp cho Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong việc thực hiện Luật thuế TNDN, từ đó tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật trong hoạt động SXKD.

Thứ tƣ, kiểm soát thuế TNDN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về việc chấp hành thuế và những thông tin về mức độ phù hợp, tính khả thi của luật thuế TNDN và các văn bản, chế độ hướng dẫn.

Thứ năm, thông qua kiểm soát thuế đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ngành thuế, khả năng, trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế từ đó có điều chỉnh kịp thời các quy trình quản lý, sắp xếp bộ máy tổ chức và có kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác thuế nói chung và kiểm soát thuế nói riêng.

Ngoài ra, kiểm soát thuế TNDN góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế.

Kiểm soát thuế TNDN thực chất là việc kiểm tra tình hình chấp hành luật thuế của NNT, do vậy việc kiểm soát tốt sẽ buộc các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp rất khác nhau, điều này dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tạo nên môi trường canh tranh không bình đẳng. Nhà nước có vai trò là người trọng tài, không thiên vị thì kiểm soát thuế TNDN khi đƣợc thực hiện đầy đủ đến mọi NNT sẽ tạo ra sự công bằng bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các DN.

c. Đặc điểm kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát thuế TNDN mang những đặc điểm chính nhƣ sau:

Thứ nhất, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp phải kiểm soát toàn diện từ doanh thu chịu thuế, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh đến chính sách miễn giảm theo dự án đầu tƣ, theo lĩnh vực, ngành nghề hay địa bàn kinh doanh. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp có nội dung rộng, bao gồm cả kiểm soát từ bên ngoài doanh nghiệp nhƣ kiểm soát chi phí, thu nhập trong và ngoài nước; kiểm soát từ giai đoạn đầu tư máy móc thiết bị đến sản xuất tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp không những kiểm soát tuân thủ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn kiểm soát tuân thủ các Luật khác nhƣ Luật doanh nghiệp, luật lao động, chính sách ƣu đã của Chính phủ.

Thứ hai, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp có tính chất ngoại kiểm.

Thứ ba, chủ thể thực hiện kiểm soát thuế TNDN bao gồm cơ quan thuế các cấp, ngoài ra còn có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước như Kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, công an. Do vậy kiểm soát thuế TNDN cần có kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ cao đồng thời phải có nhiều kinh nghiệm cũng như phương tiện thông tin hỗ trợ để có thể phát hiện những cách thức, hành vi trốn thuế ngày càng đa dạng, phức tạp.

d. Ý nghĩa của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thuế giúp cơ quan thuế kiểm soát các căn cứ tính thuế, phát hiện, xử lý hành vi gian lận thuế đảm bảo thu thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp.

Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là một khoản thu rất quan trọng, chiếm một tỷ trong lớn trong cơ cấu thu Ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội. Ngoài ra thuế TNDN cũng là công cụ để thực hiện kiểm tra,

kiểm soát hoạt động SXKD của tất cả các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)