Nội dung kiểm soát thuế TNDN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 30 - 40)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP DO CHI CỤC THUẾ HUYỆN THỰC HIỆN

1.2. KIỂM SOÁT THUẾ TNDN TẠI CƠ QUAN THUẾ

1.2.2. Nội dung kiểm soát thuế TNDN

Nội dung kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc thực hiện đối với trụ sở cơ quan thuế và trụ sở NNT, bao gồm các nội dung: Kê khai và kế toán thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ và cƣỡng chế thuế.

a. Nội dung kiểm soát thuế TNDN tại trụ sở cơ quan thuế

* Nhận diện và đánh giá rủi ro

Quá trình đánh giá rủi ro thường gồm:

Xác định mục tiêu: Các mục tiêu gồm mục tiêu tài chính và phi tài chính.

Nhận diện rủi ro: Là xác định loại rủi ro và mối liên hệ với từng loại mục tiêu. Rủi ro có thể bao gồm rủi ro bên trong, bên ngoài, rủi ro trong toàn bộ hay từng hoạt động đơn lẻ. Việc kiểm soát thuế tại trụ sở cơ quan thuế thường xảy ra những rủi ro như việc tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp; không xác định đúng số hồ sơ phải nộp, đã nộp, không nộp và các hồ sơ lỗi số học, tính pahsp lý của hồ sơ khai thuế TNDN; những rủi ro thường xảy ra là thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thếu.

Phân tích, đánh giá rủi ro: Xác định tần suất rủi ro, mức độ rủi ro trên cơ sở các tiêu chí đánh giá về rủi ro để có các giải pháp quản trị và đối phó với rủi ro (Đường Nguyễn Hưng, 2016).

* Hoạt động kiểm soát

- Kiểm soát đăng ký thuế và cấp mã số thuế, khai thuế.

Thông qua hồ sơ khai thuế ban đầu, cơ quan thuế kiểm soát đƣợc các thông tin về NNT, tình trạng mã số thuế; ngành nghề kinh doanh đăng ký, vốn điều lệ.

Đăng ký thuế: Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quan quản lý thuế, chỉ những người có nghĩa vụ mang tính thường xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và đƣợc cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế.

Khai thuế, tính thuế: Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế. Người nộp thuế sử dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.

Cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế của người nộp thuế, đồng thời có các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Hàng tháng, hàng quý, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế của NNT, bộ phận KK&KTT thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để xác định số lƣợng hồ sơ khai thuế phải tiếp nhận, xử lý và theo dõi đôn đốc tình trạng kê khai của NNT.

- Kiểm soát ƣu đãi, miễn giảm thuế:

Điều kiện ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: phải thỏa mãn 2 điều kiện đƣợc quy định tại khoản 1 điều 18 Luật thuế TNDN số 14/2008 ngày 03

tháng 6 năm 2008 và đƣợc sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 điều 1 Luật số 32/2013/QH13:

 Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ.

 Doanh nghiệp phải nộp thuế theo hình thức kê khai thuế.

Theo Điều 18 và Điều 20 thông tƣ số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, các trường hợp được ưu đãi thuế:

 Ưu đãi về thuế suất: Đây là các trường hợp được hưởng ưu đãi đương nhiên với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường nếu tổ chức đầu tƣ vào những vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực ƣu đãi.

 Ƣu đãi về miễn thuế, giảm thuế: Khác với nhóm ƣu đãi về thuế suất là hưởng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường, nhóm ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường là 20%.

Việc miễn, giảm thuế đƣợc tính trên toàn bộ hoặc tỷ lệ % số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Các trường hợp giảm thuế khác: Nhằm thực hiện chính sách lao động và việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số, điều 15 luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 quy định:

Một là, doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ đƣợc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

Hai là, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số đƣợc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

DN đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế xác định số thuế TNDN miễn thuế,

giảm thuế nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì DN chỉ đƣợc miễn thuế, giảm thuế TNDN theo số thuế TNDN xác định qua kiểm tra, thanh tra thuế. Tuỳ theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra thuế áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

- Kiểm soát nợ thuế: kiểm soát nợ thuế nhằm đảm bảo tiền thuế đã kê khai đƣợc nộp vào NSNN đúng thời hạn.

Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác kiểm soát nợ thuế TNDN là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng. Điều này đƣợc thể hiện:

Một là, việc kiểm soát nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống kiểm soát thuế. Đây là một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai - tự nộp thuế đƣợc sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế.

Hai là, đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào ngân sách theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công bằng xã hội khi người nộp thuế cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng hạn.

Thực hiện công bằng xã hội thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi vi phạm về chậm nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của NNT.

Ba là, kiểm soát nợ thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát thuế của ngành thuế. Số thuế nợ đọng không kiểm soát đƣợc sẽ dẫn đến khả năng phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi.

- Kiểm tra, giám sát hồ sơ thuế: là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý thuế, góp phần kiểm soát nguồn thu thuế. Kiểm tra, thanh

tra thuế được tiến hành sau các bước cơ bản như đăng lý thuế, tuyên truyền hỗ trợ NNT. Tranh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật thuế nhƣ khai man trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế; góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế cho NNT.

- Xử lý vi phạm về thuế: Xử lý vi phạm về thuế là một khâu của quá trình kiểm soát thuế. Mọi hành vi vi phạm và thuế đều phải đƣợc phát hiện và xử lý nghiêm khắc.

Phòng KK&KTT rà soát, trích lọc danh sách các doanh nghiệp có hành vi vi phạm về đăng ký thuế, kê khai thuế theo quy định thông qua việc phát hiện vi phạm quy định về thời hạn đăng ký, kê khai thuế, về kê khai bổ sung thông tin kê khai đăng ký thuế có thay đổi; phát hiện doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hoặc đã hoạt động kinh doanh nhƣng chƣa đăng ký thuế; các doanh nghiệp chƣa kê khai hoặc kê khai thuế quá thời gian quy định.

Phòng KK&KTT thông báo, hoặc gọi điện thoại đôn đốc đăng ký, kê khai thuế ngay sau khi phát hiện hành vi vi phạm đến doanh nghiệp. Sau khi thông báo, đôn đốc, phòng KK&KTT theo dõi việc chấp hành của doanh nghiệp để xem xét áp dụng các mức phạt hành chính thuế đối với từng hành vi vi phạm về đăng ký thuế và thực hiện thủ tục phạt hành chính về thuế theo quy định hiện hành hoặc chuyển hồ sơ xử lý cho các bộ phận khác thực hiện theo quy định.

Xử lý vi phạm hành chính về thuế qua phiếu chuyển của các phòng chức năng: Phòng kiểm tra sau khi nhận đƣợc phiếu đề nghị xử lý của các phòng chức năng khác, hoặc phát hiện vi phạm qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, sẽ tiến hành xác minh, xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với các hành vi vi phạm theo quy định. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kê khai thuế quá thời hạn quy định, vi phạm hành chính về hóa đơn đã có kết luận của các cơ quan chức năng khác.

Xử lý vi phạm hành chính về thuế qua thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT:

thông qua thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT, nếu phát hiện ra các hành vi vi phạm của NNT, cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định truy thu, xử phạt vi phạm về thuế.

- Cƣỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế

Sau khi tiến hành đôn đốc, doanh nghiệp vẫn không nộp tiền thuế nợ, thì phòng quản lý nợ sẽ tiến hành các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế. Cƣỡng chế là biện pháp hành chính mà CQT áp dụng nhằm đảm bảo thi hành quyết định hành chính thuế đối với những đối tƣợng không tự giác chấp hành.

Các biện pháp cưỡng chế bao gồm (Lê Xuân Trường, 2010):

Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tíndụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

Biện pháp 2: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

Biện pháp 3: Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Biện pháp 4: Thu tiền, tài sản khác của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

Biện pháp 5: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Biện pháp 6: Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.

Biện pháp 7: Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.

Hoạt động kiểm soát gồm nhiều hoạt động bao quát toàn thể tổ chức.Việc xét duyệt, chuẩn y các hoạt động điều tra là hoạt động trong kiểm soát. Nhờ kiểm soát, các nhà quản lý sẽ yêu tâm tài sản của đơn vị đƣợc bảo vệ và báo cáo tài chính là đáng tin cậy.

Các hoạt động kiểm soát gồm hai nhóm, kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện.Kiểm soát phòng ngừa là thiết lập chính sách, thủ tục mang tính chất chuẩn mực, phân công công việc hợp lý, ủy quyền, phê duyệt đúng chức trách. Kiểm soát phát hiện được thể hiện dưới dạng báo cáo. Cần cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát.

Hoạt động kiểm soát có thể đƣợc phân loại theo các tiêu thức khác nhau nhƣ:

- Theo mối quan hệ với quá trình tác nghiệp, hoạt động kiểm soát có thể chia thành kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp.

- Theo thời điểm thực hiện trong quá trình tác nghiệp, hoạt động kiểm soát được chia ra làm ba loại: kiểm soát lường trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát cấp tin trở về.

- Theo khía cạnh kiểm chứng của công tác kiểm soát có thể chia thành kiểm soát hành chính và kiểm soát kế toán.

- Theo mục tiêu của kiểm soát có thể chia ra thành kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh.

Quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát phải tuân thủ theo 3 bước cơ bản:

Bước một: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn dựa trên cơ sở của những mục tiêu quản lý.

Bước hai: Đo lường việc thực hiện theo những tiêu chuẩn đã được xây dựng.

Bước ba: Điều chỉnh các sai lệch trong việc thực hiện.

Hiện nay, ngành thuế áp dụng mô hình tổ chức bộ máy KST đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp theo mô hình chức năng, theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng, bộ phận thực hiện chức năng QLT theo nhiệm vụ

đƣợc phân công.

Thực hiện KST theo chức năng là nhằm thực hiện cơ chế QLT theo hướng NNT tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN. Các chức năng KST cơ bản bao gồ

- Kiểm soát khâu đăng ký, kê khai thuế TNDN.

- Kiểm soát công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT.

- Kiểm soát DN nợ thuế và cƣỡng chế thu nợ thuế.

- Kiểm soát thuế TNDN của DN, xử lý vi phạm về thuế (nếu có).

* Hoạt động giám sát

Giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lƣợng của hoạt động kiểm soát.

Giám sát phải xác định KSNB có vận hành đúng thiết kế và có cần sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn không. Chính vì vậy, hoạt động giám sát sẽ đảm bảo tính hiệu lực và tính hữu hiệu của các chính sách và thủ tục kiểm soát.

Hoạt động giám sát trong tổ chức có thể được thực hiện dưới hình thức tự giám sát nhƣng cũng có thể sử dụng kết quả giám sát của các tổ chức độc lập bên ngoài. Phạm vi và tần suất thực hiện hoạt động giám sát phụ thuộc vào chính các đánh giá rủi ro.

b. Nội dung kiểm soát thuế TNDN tại trụ sở NNT

* Nhận diện và đánh giá rủi ro

Kiểm soát thuế TNDN tại trụ sở doanh nghiệp là việc cơ quan thuế ban hành Quyết định cử cán bộ hoặc đoàn kiểm tra đến tại trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, nhƣ: xác minh, làm rõ các nội dung nghi vấn về tính chính xác, trung thực, hợp lý của hồ sơ khai thuế. Hiện nay, áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế nhƣng trên thực tế nhiều đối tượng không tự giác, cố tình chiếm dụng tiền thuế, có trường hợp chiếm đoạt

tiền thuế bằng cách bỏ trốn, giải thể, phá sản. Nhìn chung việc kiểm soát TNDN tại trụ sở NNT cho thấy thường có rủi ro khá cao.

* Hoạt động kiểm soát:

- Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung cần kiểm tra, thời kỳ kiểm tra và phải gửi cho doanh nghiệp trước khi kiểm tra một thời gian nhất định.

- Trước thời điểm tiến hành kiểm tra mà doanh nghiệp chứng minh được số thuế khai là đúng thì Trưởng đoàn kiểm tra thuế báo cáo Thủ trưởng cơ quan cơ quan Thuế ra quyết định bãi bỏ kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

- Trước thời điểm kiểm tra tại trụ doanh nghiệp, người nộp thuế có thể xin hoãn kiểm tra nếu có lý do chính đáng thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo hoãn thời gian kiểm tra.

- Trưởng đoàn kiểm tra phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng nội dung nghi vấn đã đƣợc ghi trong quyết định kiểm tra.

- Các thành viên phải thực hiện phần công việc đã đƣợc phân công, khi kết thúc phải lập biên bản xác nhận số liệu đã kiểm tra.

- Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đƣợc quyền kiểm kê tài sản, vật tƣ, hàng hoá, xem xét sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung Quyết định kiểm tra. Trường hợp cần phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật.

- Lập biên bản kiểm tra xác định rõ nội dung vi phạm và đề xuất xử lý theo quy định.

- Sau khi ký biên bản kiểm tra với chủ doanh nghiệp, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thuế (người ra quyết định) về kết quả kiểm tra và dự thảo các quyết định xử lý về thuế (nếu doanh nghiệp vi phạm) hoặc kết luận kiểm tra thuế (nếu doanh nghiệp không vi phạm).

* Hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)