PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ ĐẦU TƢ VỚI QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ ĐẦU TƢ VỚI QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tƣ là một nội dung quan trọng của thẩm định tài chính dự án, nó đƣợc thực hiện trên cơ sở xem xét báo cáo tài chính của đơn vị trong khoản thời gian trước và tại thời điểm vay vốn.

Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tƣ nhằm giúp cho đơn vị tài trợ vốn hiểu rõ về quy mô tài sản, giá trị tài sản thực, khả năng sinh lợi và xu hướng về số dƣ tiền mặt trong công ty.

Khả năng tài chính của chủ đầu tƣ dự án đủ mạnh hay không, việc phân tích này còn nhằm đảm bảo tình hình tiền của bên vay, khả năng cung cấp vốn góp và hỗ trợ tài chính cho dự án. Về phía các đơn vị tài trợ vay vốn, việc thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư thường xem xét trên các mặt sau:

1.4.1. Thẩm định khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời lợi nhuận trong mối tương quan với doanh thu hoặc các yếu tố đầu vào khác.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

=

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

x100%

Doanh thu thuần

Hệ số này quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp tương quan với doanh thu thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh của DN càng cao và ngƣợc lại

Tỷ suất lợi nhuận gộp =

Lợi nhuận gộp

x100%

Doanh thu thuần

Hệ số này đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước các chi phí ngoài sản xuất, gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp.

+ Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời

tài sản =

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

x100%

Tổng tài sản bình quân

ROA cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin trong một kỳ phân tích, công ty bỏ ra 1 đồng tổng tài sản thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lơị nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, hiệu quả tài chính càng cao và ngƣợc lại.

+ Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng sinh lời

VCSH =

Lợi nhuận sau thuế

x100%

Vốn chủ sở hữu

ROE cho biết trong một kỳ phân tích, công ty đầu tƣ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, hiệu quả tài chính càng cao và ngƣợc lại.

Tỷ lệ ROA lớn cho thấy năng lực của công ty trong việc cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để vừa khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong việc huy động và sử dụng vốn, vừa đảm bảo an ninh tài chính.

1.4.2. Tình hình thanh khoản

Nhiều doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có trả đƣợc các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của doanh nghiệp.

+ Khả năng thanh toán tổng quát (Ktq )

Ktq = Tổng tài sản

Nợ phải trả

Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, nếu nhỏ hơn giá trị cho phép (< 1) cho thấy sự thiếu hụt trong thanh toán của

doanh nghiệp.

+ Khả năng thanh toán hiện hành (Khh) Khh =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn tốt, ngược lại nếu ở mức dưới giới hạn cho phép (< 1) thì khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp có khó khăn và có nguy cơ không trả đƣợc nợ đúng hạn.

+ Khả năng thanh toán dài hạn

Tài sản dài hạn Khả năng thanh toán dài hạn =

Nợ dài hạn

Hệ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản dài hạn để thanh toán các khoản vay dài hạn. Hệ số này có giá trị càng lớn khẳng định khả năng thanh toán nợ vay dài hạn càng tốt, ngƣợc lại hệ số này nhỏ cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích và gặp khó khăn trong thanh toán

+ Khả năng thanh toán nhanh ( Knhanh)

Knhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Vì vậy, hệ số này được coi là thước đo về khả năng trả nợ ngay. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn càng tốt. Trong thực tế chỉ tiêu này thường thấp và thay đổi tùy theo ngành nghề hoạt động.

1.4.3. Phân tích khả năng tăng trưởng - Chỉ số tăng trưởng doanh thu

Doanh thu thuần hiện tại Tỷ lệ tăng doanh thu (%) = -1

Doanh thu thuần kỳ trước - Chỉ số tăng trưởng lợi nhuận trước thuế

LNTT hiện tại

Tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế (%) = -1 LNTT kỳ trước

Hai chỉ tiêu trên phản ánh khả năng tăng trưởng qua các năm của doanh nghiệp. Chỉ số tăng trưởng doanh thu cao cho thấy quy mô doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng hoặc thị phần doanh nghiệp chiếm lĩnh đƣợc ngày càng lớn.

Còn chỉ số tăng trưởng lợi nhuận cao thì cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn so với các năm trước hoặc tăng tương ứng theo tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy, tuy các chỉ số tăng trưởng cao thì tốt nhưng cũng cần so sánh mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận để đưa ra đánh giá chính xác hơn.

1.4.4. Chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn chủ sở hữu. Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng vay.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Nợ phải trả

x100%

Vốn chủ sở hữu

Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đi vay mƣợn nhiều hơn số vốn hiện có, giá trị càng cao thì rủi ro cho tổ chức cho vay càng lớn doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tƣ và các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án.

Hệ thống khái quát lý thuyết về thẩm định dự án đầu tƣ, trình tự thực hiện và các nội dung chủ yếu của quá trình thẩm định dự án, từ đó thể hiện tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong việc ra quyết định. Đồng thời, hệ thống hóa các lý thuyết về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tƣ bao gồm thẩm định kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án; xác định dòng tiền dự án; thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tƣ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)