CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ
2.2.2. Trình tự thực hiện và thẩm định dự án
Sơ đồ 2.2. Trình tự thực hiện thẩm định dự án tại Quỹ
Theo sơ đồ 2.2, trình tự thủ tục thẩm định dự án trong cho vay đầu tƣ đƣợc diễn giải nhƣ sau:
- Bước 1, 2,3: Phòng Kế hoạch và NCPT có trách nhiệm xúc tiến tìm kiếm dự án, tư vấn, hướng dẫn CĐT cung cấp hồ sơ dự án và lập các thủ tục
vay vốn theo quy định, chủ động phối hợp, trao đổi với các Phòng nghiệp vụ để có cơ sở hướng dẫn CĐT hoàn chỉnh hồ sơ dự án và thu thập đủ hồ sơ theo Danh mục hồ sơ ban hành tại Quỹ. Trên cơ sở đó, thực hiện tiếp nhận toàn bộ hồ sơ và thực hiện tra cứu thông tin tín dụng CIC để chuyển Phòng thẩm định tiến hành công tác thẩm định.
- Bước 4, 5, 6, 7, 8, 9:
+ Phòng Thẩm định tiếp nhận toàn bộ hồ sơ dự án do Phòng Kế hoạch và NCPT chuyển sang và tiến hành kiểm tra, thẩm định theo quy định để trình phê duyệt Báo cáo kết quả thẩm định. Trên cơ sở đó, lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt cho vay. Trong quá trình kiểm tra, thẩm định;
Phòng Thẩm định báo cáo, trình Lãnh đạo nếu hồ sơ có vướng mắc, tùy theo trường hợp cụ thể mà Lãnh đạo Quỹ yêu cầu Phòng Kế hoạch và NCPT hoàn chỉnh hồ sơ và Phòng Thẩm định tham gia phối hợp để đảm đủ cơ sở trước khi thẩm định chính thức.
+ Thẩm định và lập BCTĐ: Căn cứ hồ sơ chuyển sang, Trưởng Phòng Thẩm định phân công cho trực tiếp thẩm định hồ sơ. Sau khi đánh giá, phân tích hồ sơ dự án đầu tƣ, chuyên viên thẩm định xuất trình BCTĐ đến Lãnh đạo Phòng thẩm định.
+ Phê duyệt BCTĐ: Trên cơ sở đề xuất cho vay/từ chối cho vay của Phòng Thẩm định, tiếp tục trình Phó Giám đốc Quỹ phụ trách để thống nhất thông qua và trình Giám đốc Quỹ phê duyệt có đồng ý tiếp tục trình HĐQL Quỹ quyết định cho vay hay không. Song song với việc trình HĐQL Quỹ, Phòng Thẩm định thực hiện chuyển hồ sơ dự án cho Ban kiểm soát để có ý kiến về tính tuân thủ các quy định, điều kiện, yêu cầu đối với việc cho vay dự án.
+ Căn cứ Tờ trình của Quỹ và ý kiến của Ban kiểm soát về dự án, HĐQL Quỹ xem xét và quyết định cho vay. Trường hợp việc xem xét cho vay thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Đà Nẵng, căn cứ tờ trình, HĐQL cho
ý kiến thông qua để trình UBND thành phố quyết định cho vay.
+ Riêng trường hợp đối với dự án có mức vốn vay hơn 5.000 triệu đồng, sẽ tổ chức họp Hội đồng tƣ vấn thẩm định, thành phần bao gồm Ban giám đốc và các Phòng nghiệp vụ chuyên môn để tham gia ý kiến đối với dự án trước khi phê duyệt báo cáo thẩm định và trình HĐQL Quỹ.
- Bước 10, 11, 12: Sau khi có kết quả về việc phê duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay, phòng Kế hoạch và NCPT sẽ thông báo cho đơn vị.
Nhìn chung, công tác tổ chức phân công thẩm định dự án trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng đƣợc xây dựng chi tiết, khoa học và chuyên môn hóa từng chức năng nhiệm vụ theo từng bộ phận chuyên môn.
Tuy nhiên, do sự chuyên môn hóa cao trong công việc nên công tác thẩm định còn rườm rà làm kéo dài thời gian trong việc cấp vốn tài trợ, ngoài ra trong quá trình thẩm định đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng và thường xuyên với các Phòng Kế hoạch và NCPT, Phòng Tín dụng. Nguyên nhân Phòng Kế hoạch và NCPT chịu trách nhiệm trong công tác xúc tiến, hướng dẫn hồ sơ của CĐT sẽ nắm bắt được những yếu tố, mục đích thực chất mà CĐT mong muốn trong khi Phòng Thẩm định chỉ tiếp xúc sau này khi nhận hồ sơ; hay yêu cầu sự phối hợp với Phòng Tín dụng đối với việc giải ngân, kiểm soát vốn để tránh trường hợp dự án được phê duyệt nhưng không giải ngân đủ.
b. Nội dung thẩm định cho vay đầu tư
* Thẩm định pháp lý
Nội dung khoản này quy định chuyên viên thẩm định căn cứ hồ sơ pháp lý của dự án và chủ đầu tƣ để đánh giá và đƣa ra kết luận pháp lý của dự án và chủ đầu tƣ có bảo đảm theo quy định, gồm:
- Đánh giá sự phù hợp tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, nhất quán thống nhất của các hồ sơ liên quan (giấy phép, điều lệ, người đại diện, quyết
định bổ nhiệm…).
- Đánh giá tình trạng của đơn vị: đang hoạt động hợp pháp không.
- Đánh giá sự phù hợp giữa ngành nghề kinh doanh với dự án đầu tƣ xem xét cho vay.
- Đối chiếu, xem xét các nội dung liên quan đến việc đầu tƣ, xây dựng.
* Đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án:
- Xác định những ảnh hưởng trực tiếp từ dự án việc dựa trên các nội dung liên quan đến sự tuân thủ yêu cầu quy định của nhà nước về đánh giá tác động môi trường xã hội; đánh giá hiện trạng, giải phóng mặt bằng, bố trí địa điểm và kế hoạch tái định cư, những tranh chấp, khiếu kiện... ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
- Đánh giá tác động xã hội của dự án dựa trên sự cần thiết của dự án, việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, các mục tiêu xã hội mà dự án mang lại.
* Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ
Chuyên viên thẩm định tiến hành thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ bao gồm: Thẩm định quy mô, công suất sản lƣợng và hình thức đầu tƣ của dự án; Thẩm định thời gian thực hiện dự án và vòng đời sản phẩm;
Thẩm định về lựa chọn công nghệ, thiết bị của dự án; Thẩm định về thị trường của yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất và sản phẩm đầu ra
* Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án thông qua:Tổng vốn đầu tƣ và cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ; Thẩm định doanh thu của dự án; Thẩm định chi phí dự án;Thẩm định hiệu quả kinh tế tài chính của dự án; Thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay; Thẩm định các rủi ro của dự án thông qua công cụ phân tích độ nhạy dự án.
* Thẩm định tài chính của doanh nghiệp chủ đầu tƣ
- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua: các nhóm chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, khả năng tăng trưởng
- Đối với các khách hàng vay vốn là đơn vị sự nghiệp thì thực hiện phân tích, đánh giá quá trình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán thu, chi các nguồn kinh phí, sử dụng các nguồn thu đƣợc phép để lại theo quy định của pháp luật
* Thẩm định biện pháp bảo đảm
- Thẩm định pháp lý của biện pháp bảo đảm:
Căn cứ hồ sơ pháp lý của biện pháp bảo đảm để đối chiếu, xem xét các nội dung liên quan đến biện pháp bảo đảm bằng tài sản (gồm cầm cố, thế chấp, ký quỹ) và biện pháp bảo đảm không bằng tài sản (Bảo lãnh). Trên cơ sở đó đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, nhất quán của hồ sơ pháp lý biện pháp bảo đảm và kết luận pháp lý của biện pháp bảo đảm tiền vay có bảo đảm theo quy định hay không
- Tính thanh khoản của TSBĐ:
Xem xét yếu tố thanh khoản của TSBĐ làm cơ sở kiến nghị thay đổi tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn làm TSBĐ tiền vay tại Quỹ
- Thẩm định giá trị TSBĐ
+ Kiểm tra thực tế tài sản đề nghị bảo đảm để bảo đảm tiền vay.
+ Xác định tình hình tài sản, vị trí tài sản và giá trị của tài sản tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm. Việc định giá tài sản phải căn cứ theo các quy định hiện hành của pháp luật và giá trị tài sản đƣợc xác định tại thời điểm này chỉ làm cơ sở để xác định mức cho vay của Quỹ, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
+ Trường hợp TSBĐ đã được đơn vị có chức năng thẩm định giá (áp dụng đối với tài sản có giá trị trên 7 tỷ đồng hoặc trong các trường hợp cần thiết do Giám đốc Quỹ quyết định) thì Quỹ sử dụng Chứng thƣ thẩm định giá để làm cơ sở thẩm định giá trị TSBĐ