Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Nội dung hồ sơ CĐT lập thường theo sự hướng dẫn của cán bộ xúc tiến tại phòng Kế hoạch và NCPT, do đó đôi lúc do quan điểm với CVTĐ khác nhau hoặc kinh nghiệm hạn chế của cán bộ xúc tiến mới, nên việc thẩm định hồ sơ vay kéo dài, CVTĐ phải yêu cầu CĐT điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ để đảm bảo thực hiện thẩm định, đồng thời việc điều chỉnh nhiều lần trong khi CĐT chỉ biết rằng mình đang tiếp xúc với Quỹ chứ không quan tâm phòng ban nào, dẫn đến mất uy tín và mất niềm tin của khách hàng đối với Quỹ.

- Phương pháp thẩm định rủi ro chưa đa dạng, Quỹ chỉ dựa vào phân tích độ nhạy, ngoài ra khi phân tích chƣa chú trọng vào việc tìm hiểu các biến số có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án (như tỷ giá hối đoái, lạm phát, rủi ro tự nhiên, cơ chế chính sách…). Do đó, việc đánh giá rủi ro còn mang tính hời hợt thiếu chính xác, chƣa đƣợc áp dụng một cách khoa học để kết luận và đƣa

ra biện pháp ngừa rủi ro cho dự án.

- Việc tìm kiếm những thông tin còn hạn chế, việc thu thập các thông tin trên mạng, báo chí chƣa phát huy hiệu quả; thông tin về số liệu thống kê thường được cấp bởi các đơn vị quản lý về lĩnh vực đầu tư, thông qua các đối tác, ngân hàng khác hay đi thực tế, tuy nhiên để khai thác thông tin phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ, khả năng, sự năng động của từng người để có được số liệu đáng tin và chất lƣợng. Do đó, thông tin ít nhiều vẫn còn chủ yếu dựa vào nội dung của CĐT cung cấp (nhƣ các chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực tài chính của CĐT dựa vào Báo cáo tài chính kiểm toán do CĐT cung cấp). Điều này là vô cùng nguy hiểm, nguyên nhân bởi bên cạnh việc đi vay để giải quyết bài toán đòn bẩy tài chính thì nhiều CĐT vay vốn để thanh toán các khoản nợ của mình, sử dụng sai mục đích khoản vay. Khi đó, CĐT tìm mọi cách để đƣợc vay vốn, sẵn sàng làm sai lệch thông tin để chiếm dụng vốn. Do đó, thời gian gần đây nhiều tổ chức cấp tín dụng bị lừa, thất thoát hàng ngàn tỷ. Bên cạnh đó, việc thu thập hồ sơ về số liệu để thẩm định hiệu quả tài chính dự án cũng nhƣ đánh giá tính khả thi các nguồn vốn tham gia từ CĐT cũng gặp khó khăn, nhất là đối với những CĐT khó tính, chỉ muốn thủ tục cho vay nhanh gọn.

- Ngoài ra, do đội ngũ cán bộ công tác thẩm định còn hạn chế về số lƣợng và kinh nghiệm khiến công tác thẩm định không trôi chảy, dẫn đến báo cáo không mang tính chặt chẽ; cán bộ mới phải bắt tay vào thẩm định liền do yêu cầu hoàn thành báo cáo phải kịp thời hạn nên công việc xử lý thường manh tính máy móc, rập khuôn, thiếu sáng tạo, ngoài ra vào thời điểm hồ sơ nhiều không thể có sự phân công 02 cán bộ/hồ sơ để phối hợp kiểm tra chéo, đảm bảo kết quả thẩm định chặt chẽ

b. Nguyên nhân

-Không nhƣ các NHTM, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ kiêm nhiều nội dung từ việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, giám sát…nên hồ sơ thường

thống nhất, trơn tru. Tuy nhiên, công việc tại Quỹ đƣợc phân chia chức năng nhiệm vụ từng phòng, do đó có sự khác nhau về quan điểm lúc hướng dẫn hồ sơ lập vay vốn và quan điểm khi thẩm định

- Thông tin, số liệu cần để đánh giá định lƣợng là khó thu thập và phức tạp. Ngoài ra, Quỹ chưa ban hành về quy định phương pháp thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội để có cơ sở áp dụng tại Quỹ.

- Việc tìm kiếm, thu thập thông tin phục vụ thẩm định còn hạn chế, nguyên nhân do khả năng mềm và mối quan hệ của những cán bộ, nhất là những cán bộ trẻ ít kinh nghiệm, đồng thời do Quỹ chưa có công tác lưu trữ, thống kê các thông tin, số liệu qua các năm đối với từng loại lĩnh vực dự án.

Do đó, việc chƣa xây dựng hệ thống thông tin áp dụng thống nhất nên khi có nhu cầu thường gặp khó khăn về chất lượng thông tin. Ngoài ra, do sự cứng nhắc trong quy định về các hồ sơ đề nghị vay vốn đƣợc ban hành tại Danh mục hồ sơ tại Quỹ khiến tiếp cận các thông tin để đánh giá tài chính dự án, tính khả thi nguồn vốn tham gia dự án gặp khó khăn, trong khi Lãnh đạo Quỹ không cho phép thu thập hồ sơ ngoài danh mục, điều này dẫn đến không những ảnh hưởng kết quả thẩm định mà hạn chế sự sáng tạo, đam mê và nhiệt huyết trong công tác thẩm định của cán bộ.

- CVTĐ mới đi theo lối thẩm định cũ mà không tìm hòi, học hỏi, chƣa có tính đột phá và nghiên cứu để cải tiến phương pháp cũng như đề xuất bổ sung quy định đƣa vào Quy chế thẩm định dự án để có cơ sở tính toán nhƣ phương pháp phân tích tình huống, phân tích mô phỏng để kết luận thẩm định đầy đủ và đáng tin cậy hơn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án trong cho vay đầu tư được nêu tại Chương 1, trong Chương 2 tác giả trình bày tổng quan các nội dung về quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hoạt động và kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2017-2019. Theo đó đề tài đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án tại Quỹ trong thời gian qua. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng để làm cơ sở quan trọng để tác giả đƣa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)