1.3. VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 1. Kiểm soát chi thanh toán cá nhân
1.3.4. Kiểm soát các khoản chi khác
Các khoản chi mang tính chất hỗ trợ không có căn cứ định mức chi cụ thể, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ thường mang tính chất đối phó, thông tin trên bảng kê chứng từ thanh toán chưa đúng.
b) Hoạt động kiểm soát
Kiểm soát các khoản chi đảm bảo có trong dự toán được giao và phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bám sát văn bản mang tính đặc trưng của từng ngành.
c) Hoạt động giám sát
- Xây dựng công tác tự kiểm tra, rà soát nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chưa phù hợp cần bổ sung và hoàn thiện.
- Qua báo cáo và biên bản thanh tra – kiểm tra ghi nhận các rủi ro, đưa ra biện pháp khắc phục và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
a) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN theo quy định:
Hiện nay, hệ thống Luật pháp và các quy định về chế độ, định mức chi theo cơ chế KSC cho các đơn vị SNCL khá đầy đủ và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Do chi thường xuyên NSNN rất đa dạng và phức tạp, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau nên đôi khi ban hành văn bản còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, dẫn đến tình trạng chưa đồng bộ. Định mức chi tiêu NSNN là mức chuẩn để làm căn cứ tính toán, xây dựng, phân bổ dự toán và để kiểm soát chi. Nếu hệ thống định mức chi tiêu NSNN xa rời thực tế, th ì việc tính toán, phân bổ dự toán chi sẽ không khoa học và thiếu chính xác, dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để thực hiện KSC. Định mức chi càng cụ thể, càng chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các đơn vị sử dụng NSNN và do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng nên việc ban hành văn bản đồng bộ và ổn định hệ thống định mức chi là hết sức khó khăn, phức tạp.
b) Về thực trạng phát triển KT-XH của đất nước:
Trình độ phát triển KT-XH có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của NSNN. Qui mô nguồn thu quyết định nguồn chi. Trình độ phát triển KT-XH càng cao thì nguồn thu cho NSNN càng lớn. Vì vậy, trình độ phát triển KT- XH trong từng thời kỳ là một trong những nhân tố quyết định để có cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN.
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước đó là sự ổn định về chính trị, an ninh quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính trị ổn định thì kế hoạch phát triển KT-XH mới đạt được mục tiêu và thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn và kỹ thuật công nghệ vào nước ta để kinh doanh và làm ăn, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Kinh tế vĩ mô ổn định thì các chế độ, chính sách mới ổn định, là cơ sở cho sự ổn định của các biện pháp kiểm soát chi của nhà nước.
c) Định mức, tiêu chuẩn trong lập dự toán chi:
Đây là cơ sở quan trọng, thiết yếu để KBNN thẩm định, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN. Định mức, tiêu chuẩn không hợp lý, không sát với nội dung chi thì việc hợp lý hoá các khoản chi lãng phí sẽ xảy ra, từ đó sẽ gây khó khăn cho việc KSC của kho bạc, KSC sẽ không còn ý nghĩa nữa.
d) Chế độ phân cấp về quản lý NSNN:
Chế độ phân cấp về quản lý NSNN là việc phân cấp nguồn thu, các khoản chi và tỉ lệ phân bổ các khoản thu NSNN được hưởng giữa Trung ương và địa phương.
Đây cũng là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng
“Kiểm soát cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN.
đ) Ngoài ra, còn có một số nhân tố là những công cụ hỗ trợ cho công tác KSC đòi hỏi chúng ta cũng phải quan tâm đến như: hệ thống kế toán nhà nước, hệ thống mục lục NSNN, công nghệ thanh toán trong nền kinh tế nói chung, …