CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
1.4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt dộng tín dụng trong ngân hàng thương mại
“Tại các tổ chức tín dụng, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các qui định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo.
Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Những mục tiêu chủ yếu của quá trình KSNB đó là:
- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động: Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn có hiệu quả.
- Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý đầy đủ và kịp thời.
- Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
Đặc biệt đối với hoạt động cho vay, mục tiêu kiểm soát nội bộ được cụ thể hóa như sau:
- Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.
- Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.
- Rủi ro trong tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.”
“- Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảm an toàn.
1.4.2 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ với hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
Với các mục tiêu thiết kế như trên, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau: Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ, bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh, đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.
- Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ
Các thủ tục kiểm soát phải được thiết kế sao cho có thể hướng các nghiệp vụ cho vay xảy ra đúng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có thể gây thất thoát tiền bạc hoặc tài sản của ngân hàng, gây ra thiệt hại trong kinh doanh.
- Bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh
Ngân hàng phải giữ gìn một lượng tiền mặt lớn đủ loại bao gồm tiền mặt và các phương tiện chuyển nhượng, tài sản đảm bảo chúng đòi hỏi phải được bảo quản về mặt vật chất cả trong khâu lưu trữ cũng như khi chuyển tiền. Vì lý do này ngân hàng cần phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ giới hạn tự do cá nhân và lập ra một hệ thống KSNB chặt chẽ đối với tài sản.
Ngoài đặc trưng trên, hầu hết các tài sản của ngân hàng đều không thể kiểm đếm được. Những tài sản này phần lớn bao gồm một giá trị lớn các khoản phải thu (phải thu tiền vay, phải thu tiền lãi, khoản dự phòng nợ khó đòi), các tài sản ngoại bảng (cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay…) đòi hỏi ngân hàng càng phải đặc biệt chú trọng đến việc thiết lập một quy trình chặt
chẽ đảm bảo kiểm soát được đầy đủ các tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng.
- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh
Cơ chế KSNB cần được thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chính sách kinh doanh, cho vay của ngân hàng được tất cả các nhân viên ngân hàng chấp hành. Chẳng hạn, cần phải thiết kế các biện pháp kiểm tra để đảm bảo các cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các khoản cho vay đúng theo quy định của ngân hàng: các kế toán giao dịch thực hiện đúng các quy trình ngân hàng đã quy định về mở tài khoản chuyển tiền…”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản và mục tiêu vai trò của hoạt động kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, trong nội dung của chương cũng đã khái quát về hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM từ đó xác định mục tiêu, vai trò tầm quan trọng của công việc này.
Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Khu Công Nghiệp Đà Nẵng trong Chương 2.
CHƯƠNG 2