Đối với Ngân hàng Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp đà nẵng (Trang 99 - 107)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.2 Đối với Ngân hàng Agribank Việt Nam

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy đinh về quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay

Agribank Việt Nam cần cập nhật kịp thời các văn bản mới có liên quan để đưa ra các hướng dẫn, quy đinh cụ thể phù hợp với hoạt động của ngành đồng thời không đi ngược với chủ trương của Nhà nước. Là ngân hàng duy nhất có 100% vốn đầu tư của Nhà nước, Agribank nên là ngân hàng dẫn đầu tiên phong, thực hiện nghiêm túc các quy chế về kiểm soát nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh tình trạng thất thoát vốn nhà nước.

Giữ vững và cũng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn; tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại các khu đô thị, khu vực công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng…. , cải thiện đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn đặc biệt đối với đối tượng hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn thực hiện chủ trương cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ quy trình về kiểm tra, kiểm soát nội bộ

- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa:

Tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại yếu kém của những giai đoạn trước đây, kiểm soát rủi ro trong hoạt động, nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn nhân lực; chủ động công tác truyền thông; có lộ trình sắp xếp tổ chức mạng lưới, xử lý các chi nhánh yếu kém, ưu tiên hoàn thiện các bước đi trong Đề án cổ phần hóa…

- Đẩy mạnh triển khai áp dụng công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin hiện này là “đòn bẩy” giúp các ngân hàng thương mại phát triển. Trong vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng, khi ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại có chất lượng thì việc đánh giá khách hàng, các dự án đầu

tư dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, các thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng sẽ được lưu trữ và phân tích phục vụ cho công tác đánh giá và chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống. Từ đó nâng cao chất lượng của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.

- Nâng cao chất lượng chuyên môn của cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo:

Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm giúp Agribank nhận định các rủi ro do biến động thị trường một cách chính xác và đề xuất các biện pháp phòng, ngừa một cách kịp thời, giảm tối đa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của ngành.

Công tác tuyển dụng các bộ nhân viên phải được diễn ra công bằng, minh bạch, khách quan, nhằm tìm ra những ứng viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại, trẻ hóa cho đội hình cán bộ nhân viên đã lớn tuổi, khó có khả năng nắm bắt sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin.

Phối hợp với các tổ chức tài chính, đối tác nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ trong toàn hệ thống Agribank. Vì hoạt động của ngân hàng rất phức tạp, bên cạnh các yếu tố hữu quan thuận lợi khác, thì con người vẫn là nhân tố quyết định, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, do đó công nghệ kỹ thuật chỉ mang tính chất trợ giúp chứ không thể thay thế được kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ tín dụng.

- Tăng cường kiểm tra từ trung ương đến địa phương:

Để đảm bảo quy trình kiểm soát nội bộ được vận hành liên tục và có hiệu quả, Agribank cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chi

nhánh, đặc biệt các chi nhánh ở những địa phương được nhận định có thể xảy ra nhiều rủi ro về tín dụng, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi tiêu cực.

Hằng năm, xây dựng lộ trình kiểm tra tất cả các chuyên đề và phổ biến, giao kế hoạch cho các chi nhánh, chủ động thực hiện và tổng hợp báo cáo lại Trụ sở chính. Đồng thời có hình thức nghiêm khắc kỷ luật đến các cá nhân, chi nhánh thực hiện không tốt hoặc cố tình vi phạm các quy định, quy chế về quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của Chương 1 và kết quả phân tích, khảo sát, đánh giá hiện trạng của Chương 2, nội dung chính trong Chương 3 được người viết tập trung vào trình bày chiến lược hoạt động của và định hướng phát triển công tác kiểm soát nội bộ trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh.

Cuối cùng, người viết mạnh dạn đề xuất một số ý tưởng đối với Agribank Việt Nam nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường giúp cho hoạt động cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN

Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, để mở rộng quy mô, tăng trưởng theo đúng chỉ tiêu đã được giao, các cán bộ ngân hàng có thể vì chạy theo lợi ích mà có thể dẫn đên các sai phạm trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, các ngân hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến củng cố kiểm soát nội bộ đặc biệt trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng doanh nghiệp với riêng.. Tuy nhiên, để thực hiện kiểm soát nôi bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp thành công thì Ngân hàng cần phối hợp triệt để giữa các bộ phận bao gồm từ nhân viên tới các cấp lãnh đạo. Ngân hàng cần đưa ra những quy định nghiêm ngặt trong việc thực hiện các khâu trong suốt quy trình cho vay. Cần hiểu rõ quy trình và kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế.

Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau:

- Khái quát hóa hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng

- Phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng

Thời gian qua, Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng cũng đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, do cán bộ nhân viên chưa thực hiện kiểm soát nội bộ một cách nghiêm túc. Do đó, còn xảy ra nhiều bất cập. Vì vậy, lãnh đạo và nhân viên cần chú trọng phát triển triển khai kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ luận văn tác giả chỉ đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp, các ý tưởng và hướng phát triển, đề tài chưa đi sâu hơn trong việc triển khai triệt để

các đề xuất. Tác giả hy vọng những giải pháp này sẽ giúp ích được phần nào trong việc cải thiện hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đường Nguyên Hưng (2016), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

[2] Lê Diệu Thúy (2013), Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quảng Trị, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế Huế, Huế.

[3] Lê Văn Chi (2013), Rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hàng thương mại, link https://voer.edu.vn/m/rui-ro-trong-hoat-dong-cho-vay- ngan-hangthuong mai/7b3fa98c (Xem ngày 14/06/2020)

[4] Nguyễn Thị Lệ Hồng (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sĩ tài chính ngân hàng, Trường đại học kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011), Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[6] Nguyễn Thị Bích Liên (2018), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành kế toán, Học viện tài chính.

[7] Ngân hàng Agribank Việt Nam (2012), một số giải pháp tín dụng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,ban hành kèm theo quyết định số 1688/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 29/08/2012.

[8] Ngân hàng Agribank Việt Nam (2019), Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam, ban hành kèm theo quyết định số 225/QĐ-HĐQT- TD ngày 09/04/2019.

[9] Ngân hàng nhà nước (1998), Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, ban hành kèm theo quyết định 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998.

[10] Ngân hàng nhà nước (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo quyết đinh 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001.

[11] Ngân hàng nhà nước (2006), Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo quyết định 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006.

[12] Ngân hàng nhà nước (2018), Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành kèm theo thông tư 13/2018/QĐ-NHNN ngày 18/05/2018.

[13] Phạm Thanh Thủy (2017), Một số vấn đề về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, link http://tapchitai

chinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-ve-he-thong-kiem- soat-noi-bo-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-130641.html (Xem ngày 07/04/2020).

[14] Trần Thị Huyền Trang (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kế toán, Trường Đại học lao động-xã hội, Hà Nội.

[15] Basel (1998), Framework for internal control system in banking organisations, link https://www.bis.org/publ/bcbs40.pdf (Xem ngày 10/05/2020)

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp đà nẵng (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)