CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho vay
Bộ phận thẩm định
Lãnh đạo phòng tín dụng
Ban giám đốc
Bộ phận kiểm tra kiểm soát
- Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành:
NHNN cần thường xuyên tổng hợp, cập nhật nhanh những biến động, thay đổi trên thị trường, đưa ra những nhận đính đánh giá khách quang, mang tính khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay, là một nguồn thông tin đáng tin cậy cho các NHTM có cơ sở hoạch định chính sách tín dụng nhằm đảm bảo phát triển hợp lý và phòng ngừa được rủi ro.
Ra sức học hỏi cách thức quản lý của các nước phát triển và có những áp dụng phù hợp với tình hình kinh tế nước nhà, tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng đặc biệt trong hoạt động cho vay trên cơ sở an toàn cho hoạt động tín dụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM.
Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của ngân hàng trong việc tuân thủ các quy chế cho vay, quy trình kiểm soát nội bộ , hạn chế đến mức tối đa các thủ tục rườm rà, phức tạp nhưng vẫn đảm bảo quy định về an toàn tín dụng.
NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong công tác đẩy nhanh tiến trình áp dụng Hiệp ước Basel II tại Việt Nam. Vì vậy, cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc xây dựng, triển khai quy định hướng dẫn Basel II nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai Basel II. NHNN nên có văn bản hướng dẫn chi tiết yêu cầu nội dung để NHTM có căn cứ thực hiện cũng như có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn Basel cho ngân hàng Việt Nam.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Qua đó, đúc rút thành những bài học kinh nghiệm cho các NHTM khác để có biện pháp nhận biết và phòng ngừa các rủi ro tương tự tiếp diễn.
Đào tạo, xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có năng lực, chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng phương án thay đổi luân phiên hoán vị trí cán bộ thanh giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ có thêm kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
NHNN là đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng Hiệp ước Basel II trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh : NHNN đã trao sự mở rộng tính tự chủ và sự tự chịu trách nhiệm cho các NHTM, nhằm kích thích sự sáng tạo, chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay dẫn xuất hiện các hiện tượng cạnh tranh không lành manh, dùng mọi hình thức đi ngược với quy định, quy chế về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của NHNN để hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn thậm chí tạo lập hồ sơ ảo nhằm hợp thức hóa khoản vay để tranh giành khách hàng. Vì vậy, NHH cần có sự kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên về công tác kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC).
Hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Vì vậy CIC cần cung cấp các thông tin về khách hàng phong phú và đa dạng hơn, các thông tin phải mang độ chính xác và tính pháp lý cao, và cập nhập thường xuyên. Ngoài việc cung cấp các báo cáo tài chính, tình trạng nợ quá hạn, dư nợ tại các tổ chức tài chính,… cần cung cấp thêm các thông tin về tình hình công ty mẹ, tình hình ngành nghề,… để giúp các NHTM thẩm định trước khi cấp tín dụng và phân
loại nợ được tốt hơn.