Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp đà nẵng (Trang 57 - 84)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

2.2.2 Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

CBTD Agribank chi nhánh Khu Công Nghiệp Đà Nẵng sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng để trao đổi, giới thiệu cho khách hàng biết về quá trình vay vốn, lợi ích, thế mạnh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đồng thời tìm hiểu về nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đó lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp (đặc biệt đối với khách hàng giao dịch lần đầu với ngân hàng). Ví dụ: CBTD sẽ giới thiệu sơ bộ về giới hạn lãi suất cho vay mà

ngân hàng đang áp dụng, mức cho vay có thể đạt trong khoàng bao nhiêu % so với giá trị TSĐB; phương thức vay vốn (cho vay từng lần, cho vay hợp vốn hay cho vay theo hạn mức….), các hình thức ưu đãi, kèm theo…để khách hàng cân nhắc. Sau đó sẽ tiếp nhận nhu cầu vay vốn và thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng thông qua mẫu Phương án sử dụng vốn của khách hàng (Phụ lục 01), nhập thông tin người có liên quan trên hệ thống IPCAS theo quy định về việc cấp tín dụng. Đồng thời, CBTD thu thập thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng từ CIC hoặc từ Agribank ( đối với khách hàng đã có lịch sử giao dich tại Agribank trước đó), chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, tuân thủ các quy định của Agribank và pháp luật có liên quan, sau đó tiến hành lập Báo cáo đề xuất cho vay (Phụ lục 02)

Sau khi tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng, khai thác thông tin từ khách hàng và được sự chấp thuận của trưởng phòng tín dụng thì CBTD sẽ tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (SXKD), thẩm định tài sản đảm bảo qua phân tích các bản báo cáo và qua quá trình đi thực tế. Việc thẩm định này là rất quan trọng, để xem khách hàng có đủ các điều kiện để được cho vay theo quy định của ngân hàng hay không?

Ví dụ minh họa: Công ty cổ phần du lịch Vũ Xuyên là công ty đã có giao dịch tại chi nhánh, qua quá trình làm việc và tìm hiểu công ty có nhu cầu vay vốn như sau:

- Số tiền xin vay: 900.000.000 đồng

- Mục đích sử dụng vốn: Đầu tư mua 01 xe ô tô chở khách 47 chỗ - Thời hạn xin vay: 60 tháng

- Tài sản đảm bảo: được đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai là 01 xe oto chở khách 47 chỗ.

Khách hàng tiến hành lập phương án sử dụng vốn vay trung hạn và gửi đến Agribank chi nhánh Khu Công Nghiệp Đà Nẵng, cán bộ tín dụng tiếp nhận và xử lý đơn do khách hàng cung cấp

Bước 2: Thẩm định, đề xuất cho vay

CBTD Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng thực hiện thẩm định các nội dung như sau:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng thông qua quá trình trao đổi, gặp gỡ trực tiếp.

- Thẩm định năng lực điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh để đánh giá khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

- CBTD tra cứu thông tin từ CIC, từ hồ sơ khoản vay do khách hàng cung cấp, từ internet, báo đài, nguồn khác… để xem khách hàng thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng khác có tốt không? Khách hàng đã từng phát sinh nợ xấu hay chưa?

Thẩm định phương án SXKD: Thẩm định phương án SXKD của doanh nghiệp đưa ra có phù hợp theo quy định pháp luật không? Phương án đó có khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế không?

Thẩm định tài sản đảm bảo: Quá trình thẩm định TSĐB đã được thực hiện rất nghiêm túc, CBTD chi nhánh đã trực tiếp xuống tận nơi kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo. Nếu tài sản đủ điều kiện CBTD sẽ soạn thảo Hợp đồng bảo đảm tiền vay, chuyển cho khách hàng ký, rồi trình trưởng phòng tín dụng, giám đốc ký. Căn cứ kết quả nêu trên, cán bộ thẩm định sẽ cho ý kiến vào Phần B: Thẩm định và đề xuất cho vay của người thẩm định trên Báo cáo đề xuất cho vay (phụ lục 02) sau đó nhập thông tin thẩm định vào hệ thống IPCAS.

Ví dụ minh họa: CBTD sau khi tiếp nhận nhu cầu xin vay vốn của công

ty cổ phần du lịch Vũ Xuyên, tiến hành thu thập thông tin để xác minh tính pháp lý của công ty, bao gồm giấy phép đăng kí kinh doanh, biên bản họp hội đồng quản trị, biên bản bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, chứng minh thư hộ khẩu của người đại diện pháp luật và kế toán trưởng….. Bên cạnh đó CBTD yêu cầu khách hàng cung cung cấp về thông tin về tình hình tài chính và quan hệ tín dụng của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra dự kiến doanh thu chi phí hằng năm và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể công ty thông qua biên bản họp hội đồng quản trị thống nhất trích 40% khấu hao và 15 % lợi nhuận để trả nợ ngân hàng. Sau đó CBTD tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo và tình hình kinh doanh của đơn vị để xem xét kế hoạch trả nợ của khách hàng có khả thi hay không. Thông qua việc thu thập chứng từ bao gồm: báo cáo tài chính, tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác, hợp đồng kinh tế giữa bên mua và bên bán, hóa đơn,..

Đối với khoản vay vượt thẩm quyền hoặc khoản vay Giám đốc/trưởng phòng tín dụng nhận thấy cần phải thẩm định lại, thì sẽ yêu cầu tiến hành tái thẩm định và có Báo cáo thẩm định riêng đối với Agribank cấp trên, cụ thể là Agribak chi nhánh Đà Nẵng.

Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank VN, thời gian thẩm định được chi nhánh áp dụng là:

+ Cho vay ngắn hạn: thẩm định tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của khách hàng

+ Cho vay trung, dài hạn: thẩm định tối đa không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của khách hàng.

Bước 3: Quyết định phê duyệt cho vay

“Người quyết định cho vay căn cứ hồ sơ khoản vay, báo cáo đề xuất cho vay, ý kiến đề xuất của cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định, để xem xét quyết định cho vay hay không theo thẩm quyền. Nếu đồng ý người quyết

định cho vay ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cho vay.

Trường hợp từ chối cho vay, ký thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay và lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.

Ví dụ minh họa: Sau khi tìm hiểu về nhu cầu vay và thẩm định tài sản và đã được lãnh đạo phòng thông qua, phòng tiến hành lập thông báo phê duyệt cho vay trình cấp lãnh đạo có thẩm quyền kí và gửi lại cho đơn vị

Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng (HĐTD), hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ) tiền vay.

Cán bộ quản lý nợ cho vay căn cứ nội dung và điều kiện quyết đinh/phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, kết quả thương thảo với khách hàng nhưng không trái với quy định/phê duyệt cho vay, tiến hành soạn thảo Hợp đồng tín dụng (Phụ Lục 03), HĐBĐ tiền vay trình người kiểm soát khoản vay.

Cán bộ kiểm soát khoản vay thực hiện kiểm soát nội và các điều khoản của HĐTD, HĐBĐ tiền vay, đối chiếu với nội dung, điều kiện đã được thông báo và các thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và của Agribank, ký tắt từng trang hợp đồng, trình người có thẩm quyền ký kết HĐTD, HĐBĐ tiền vay.

Người đại diện có thẩm quyền của Agirbank chi nhánh Khu Công Nghiệp Đà Nẵng thực hiện kí kết HĐTD, HĐBD.

Ví dụ minh họa: Trước khi tiến hành kí hợp đồng, yêu cầu khách hàng đăng kí thế chấp tại Trung tâm đăng kí giao dịch tài sản tại Đà Nẵng. Sau đó lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm trình người đại diện pháp luật kí với một số nội dung chính như sau:

- Số tiền cho vay: 900.000.000 triệu đồng

- Mục đích sử dụng: Đầu tư mua 01 xe ô tô chở khách 47 ghế - Thời hạn cho vay: 60 tháng

- Kỳ hạn trả nợ gốc : 6 tháng/kỳ - Mức lãi suất : 8,5%

- Phương thức giải ngân: chuyển khoản.

Bước 5: Giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp, và lập Báo cáo đề xuất giải ngân (Phụ luc 04), Giấy nhận nợ (Phụ lục 05).

Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại nội dung HĐTD và các chứng từ liên quan, nếu phù hợp các quy định về điều kiện cho vay thì thực hiện ký và trình Giám đốc chi nhánh. Đồng thời kiểm tra việc nhập giữ liệu cho vay trên hệ thống IPCAS của CBTD. Lúc này, Giám đốc chi nhánh sẽ kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ tín dụng. Khi các chứng từ cho vay phù hợp thì ký duyệt cho vay, cán bộ tín dụng căn cứ vào hồ sơ cho vay để tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Ở giai đoạn này phòng tín dụng đã rất chú trọng tới việc kiểm tra hồ sơ khoản vay chặt chẽ để đi tới quyết định cho vay phù hợp với chính sách của Agribank Việt Nam.

Sau đó, bàn giao hồ sơ cho bộ phận kế toán cho vay thu nợ, hạch toán thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo, giải ngân vốn vay.

Ví dụ minh họa: Sau khi hoàn thiện việc kí kết hợp đồng cũng như kiểm tra đầy đủ hồ sơ chứng từ, CBTD tiến hành tạo lập khoản vay trên hệ thống IPCAS và luân chuyển bộ hồ sơ xuồng phòng kế toán để tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Bước 6: Giám sát quá trình sử dụng vốn vay

CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng như các cam kết trong HĐTD không, công việc này cần thực hiện chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải

ngân. Tiếp theo CBTD kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng tră nợ thực hiện trong vòng 6 tháng ít nhất 1 lần kể từ ngày kiểm tra gần nhất. Sau đó định kỳ 6 tháng/lần mới tiếp tục kiểm tra và đồng thời kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo. CBTD phải đánh giá lại giá trị của TSĐB theo thực trạng và giá thực tế trên thị trường, đánh giá xu hướng tăng giảm giá trị

TSĐB trong thời gian tới, kiểm tra tính thanh khoản của tài sản và có sự thay đổi về chủ sở hữu hay không?...

Căn cứ HĐTD và thông tin trên hệ thống IPCAS, CBTD thường xuyên theo dõi nợ đến hạn, hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi, phí) đến hạn cho khách hàng.

Kết thúc mỗi lần kiểm tra, CBTD cùng khách hàng tiến hành lập Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay (Phụ lục 06), Biên bản kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo (Phụ lục 07). Trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất khi CBTD hoặc TP tín dụng phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro như: tần suất giao dịch rút vốn tăng nhanh, các chỉ số tài chính dưới mức trung bình ngành…thì CBTD trình lên giám đốc/phó giám đốc chi nhánh và đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý.

Khi đến hạn trả nợ khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/ hoặc lãi tiền vay và có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng gửi Agribank nơi cho vay giấy đề nghị kèm phương án cơ cấu nợ trước ngày đến hạn ít nhất 10 ngày làm việc. Trên cơ sở Phương án cơ cấu lại thời gian trả nợ của khách hàng, cán bộ quản lý nợ cho vay đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu không trả nợ được hoặc không trả nợ đúng hạn thì thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ: kiểm tra định giá lại

tài sản đảm bảo để đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản cho số dư nợ còn lại và có biện pháp kịp thời.”

Ví dụ minh họa: Sau khi thực hiện giải ngân cho khách hàng, CBTD thu thập chứng từ chứng minh việc mua và sử dụng phương tiện thông qua phiếu nhập kho, báo cáo sử dụng tài sản của khách hàng…, kết hợp với công tác kiểm tra thực tế tại đơn vị.

Bước 7: Thu hồi nợ

Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay, gồm có các việc quan trọng cần xử lý:

Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết. Hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hìnhthức thu nợ gốc và lãi sau:

- Khách hàng trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch - Thành lập tổ thu lưu động (có từ 3 cán bộ trở lên) - Thu trực tiếp/tự động trên tài khoản của khách hàng

Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

Thanh lý hợp đồng: nếu hết thời hạn hợp đồng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn vào kho lưu trữ.

Ví dụ minh họa: Trong quá trình tạo lập khoản vay trên hệ thống, CBTD tiến hành đặt lịch nhắc nợ khách hàng, như vậy định kì 6 tháng hệ thống sẽ báo để CBTD thực hiện nhắc nợ và hồi thúc khách hàng trả nợ đúng hạn.

2.2.3 Thực trang kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Khu Công Nghiệp Đà Nẵng

a. Thực trạng về môi trường kiểm soát

 Tính chính trực và giá trị đạo đức

Trong môi trường làm việc của Agribank Khu Công Nghiệp Đà Nẵng, tính chính trực và giá trị đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu theo đúng bản sắc văn hóa Agirbank: “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”.

 Đảm bảo về năng lực

“Công tác tuyển chọn nhân viên được Ban Giám Đốc căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh tại chi nhánh để đề xuất với Agribank cấp trên (cụ thể hơn là Agribank Đà Nẵng). Để chọn được những cán bộ có năng lực Agribank Đà Nẵng đã tổ chức việc tuyển dụng hết sức chặt chẽ từ khâu lọc hồ sơ đến công tác tổ chức thi tuyển, ứng viên được chọn cần đảm bảo các yếu tố sau: Tốt nghiệp loại xuất sắc, khá giỏi hệ chính quy, đúng chuyên ngành. Ứng viên phải có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.5, TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45, TOEIC 450 và có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (gồm đủ 6 module cơ bản) theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư liên tịch số 17 /2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016. Bên cạnh đó, ứng viên cần có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục, bị các tổ chức khác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị Tòa án (theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật) cấm làm các công việc mà Agribank có nhu cầu tuyển dụng. Sau khi xét duyệt hồ sơ, ứng viên sẽ được xét tuyển dưới hai hình thức :

- Xét tuyển đối với ứng viên tốt nghiệp đại học, hệ chính quy dài hạn tập trung (không áp dụng đối với ứng viên tốt nghiệp hệ liên thông từ cao đẳng

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp đà nẵng (Trang 57 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)