CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh
a. Công tác tổ chức kiểm soát rủi ro chung
- Bộ phân quan hệ khách hàng: kiểm soát rủi ro trong khâu bán hàng, thẩm định và xét duyệt cho vay, quản lý khách hàng trong thời gian vay vốn, kiểm soát xử lý khoản vay có vấn đề.
- Bộ phận hỗ trợ tín dụng: kiểm soát rủi ro về hồ sơ vay vốn gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay và hồ sơ tài sản bảo đảm; kiểm soát rủi ro về mặt chứng từ giải ngân và tác nghiệp trên hệ thống.
Hồ sơ vay vốn được kiểm soát tại 2 bộ phận này nhưng bộ phần quan trọng trong hoạt động kiểm soát rủi ro là bộ phận quan hệ khách hàng. Các bộ phận này đều thuộc sự quản lý của Ban giám đốc; người đưa ra quyết định trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Với mô hình tổ chức như thế này, bộ phận quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm, bán hàng, phát triển và chăm sóc khách hàng. Các quan hệ khách hàng sẽ tìm hiểu nhu cầu và tư vấn khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn
thiện hồ sơ vay vốn. Sau đó, bộ phận này tiếp tục thẩm định thông tin khách hàng thông qua các kênh thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, tra cứu qua CIC hoặc các mạng của tổng cục thuế…trên cơ sở các nguồn thông tin đó, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ nội dung từ tình hình chung của khách hàng, tình hình tài chính, phương án vay vốn và tài sản bảo đảm cho khoản vay…lập tờ trình thẩm định trình cấp phê duyệt. Sau khi hồ sơ được phê duyệt, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện thủ tục thế chấp tài sản, soạn thảo hợp đồng cho vay, thực hiện thu thập hồ sơ giải ngân và đưa lên hệ thống. Từ các hồ sơ trên hệ thống, bộ phận HTTD sẽ kiểm tra lại hồ sơ vay và thực hiện thủ tục giải ngân và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
Quy trình kiểm soát rủi và tổ chức kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay.
Tại NHCT không có quy định cụ thể về quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay, mà quy trình kiểm soát rủi ro được thực hiện theo quy định cấp và quản lý tín dụng. Cụ thể:
b. Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu bán hàng.
❖ Đối với Cán bộ QHKH tại chi nhánh:
+ Tư vấn, hướng dẫn tận tình, chi tiết cho khách hàng về các quy định, thủ tục, quy trình và các nội dung liên khác liên quan đến nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng.
+ Tiếp nhận đầy đủ thông tin, hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng
+ Rà soát đảm bảo các thông tin, hồ sơ cấp tín dụng khách hàng cung cấp đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, phù hợp.
+ Đánh giá, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đảm bảo nội dung đánh giá hồ sơ tín dụng, đề xuất cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khẩu vị rủi ro của NHCT, đảm bảo tính hợp lý, nhất quán của kết quá đánh gái và nội dung đề xuất cấp tín dụng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật,
NHNN và NHCT trong từng thời kỳ
+ Việc soạn thảo hồ sơ như Hợp đồng cấp tín dụng, giấy nhận nợ đảm bảo phù hợp với nội dụng quyết định tín dụng, bổ sung thêm các điều kiện cấp tín dụng khác để tăng cường quản trị rủi ro theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền cấp tín dụng tại chi nhánh.
+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đảm bảo việc ký kết hợp đồng cấp tín dụng, giấy nhận nợ và các văn bản liên quan trong quá trình cấp tín dụng được thực hiện bởi người có thẩm quyền ký kết của khách hàng theo quy định của pháp luật, quy định hiện hành của NHCT và điều lệ, các văn bản quản lý nội bộ của khác hàng.
+ Đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết và nghĩa vụ theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký; chủ động kiểm soát tối đa các rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy định cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, quy trình kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng đối với khách hàng.
+ Đề xuất các phương án ứng xử tín dụng đối với khách hàng phát sinh nợ có vấn đề và thực hiện các phương án ứng xử tín dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt/quyết định teo đúng quy định/quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề của NHCT.
Thẩm định tài sản bảo đảm về chủ sở hữu, hình thức, tính pháp lý, tính thanh khoản, giá trị của tài sản bảo đảm. Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo là rất quan trọng trong việc thẩm định khách hàng. Cán bộ thẩm định kiểm tra kỹ các hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo, tránh trường hợp hồ sơ bị giả mạo, có nội dung sai lệch, tham khỏa giá trị tài sản trên thị trường, đảm bảo giá trị thị định giá phù hợp với quy định và giá trị thực của tài sản.
❖ Đối với lãnh đạo phòng khách hàng:
+ Thẩm định hồ sơ cấp tín dụng trên cơ sở nội dung đánh giá, đề xuất
của cán bộ QHKH chi nhánh đảm bảo các thông tin, hồ sơ khách hàng cung cấp đầy đủ, phù hợp, nhất quán về nội dụng của từng loại hồ sơ và giữa các hồ sơ khách hàng cung cấp; nội dung thẩm định đầy đủ, hợp lý, nhất quán với hồ sơ, thông tin khách hàng cung cấp và thông tin do cán bộ QHKH chi nhánh và lãnh đạo phòng khách hàng; nhận diện các vấn đề tiềm ẩn rủi ro và đề xuất các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.
c. Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu phê duyệt
Phê duyệt cấp tín dụng trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và rủi ro của khách hàng theo quy định, quy trình nội của NHCT và chính sách tín dụng từng thời kỳ.
+ Kiểm tra pháp lý và tính tuân thủ so với quy định, quy trình , phù hợp với các điều kiện phê duyệt đối với khách hàng và khoản vay, đảm bảo giải ngân theo đúng quy định. Các trường hợp vi phạm, không đảm bảo điều kiện giải ngân, bộ phận hỗ trợ tín dụng có thể từ chối giải ngân áp dụng các quy định của NHCT.
+ Soạn thảo và ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan theo đúng mẫu quy định của NHCT.
+ Kiểm tra chứng từ giải ngân và giải ngân, đảm bảo chứng từ giải ngân phù hợp với mục đích vay vốn, kiểm tra tính chân thực của các chứng từ giải ngân.
+ Việc nhắc nợ và thu nợ. Cán bộ QHKH thực hiện việc nhắc nợ và thu nợ khách hàng và có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin trong việc nhắc nợ và thu nợ tự đồng để đảm bảo không sót khách hàng nào, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nợ quá hạn do không thực hiện nhắc nợ.
d. Công tác kiểm soát rủi ro sau khi cấp tín dụng
+ Kiểm tra đánh giá định kỳ 3 tháng/lần hoặc đột xuất: mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng
+ Kiểm tra hoặc định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ 12 tháng/lần hoặc đột xuất khi có biến động sụt giảm.
+ Đề xuất và phối hợp triển khai các phương án ứng xử phù hợp khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu khó khăn.
e. Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu xử lý nợ có vấn đề + Quản lý danh mục xử lý nợ có vấn đề
+ Đề xuất và triển khai các phương an cơ cấu nợ, tái cấu trúc và xử lý thu hồi nợ xấu.
+ Trực tiếp thực hiện thu hồi nợ xấu phù hợp với mô hình theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ
Nhận xét: Việc công tác tổ chức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của NHCT.
Tuy nhiên, việc tách biệt 2 bộ phận: Bán hàng và thẩm định rủi ro tín dụng vẫn chưa được thực hiện; vì vậy, việc đề xuất và ra quyết định cho vay không được khách quan, còn cảm tính, bị chi phối và khó khăn trong việc ngăn ngừa được rủi ro đạo đức của cán bộ trong hoạt tín dụng nhất là đối với các phòng giao dịch.