CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
- Tăng trưởng tín dụng bền vững, có chọn lọc gắn liền với hiệu quả thực chất, áp dụng mức lãi suất/phí phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng để cân đối giữa lợi ích tuh được với tài sản bảo đảm.
- Ưu tiên phát triển cho vay KHDN VVN, doanh nghiệp siêu vi mô, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Kh bán lẻ; bên cạnh giữ vững và phát triển cho vay KHDN lớn để giảm bớt sự phụ thuộc, tập trung tín dụng vào KHDN lớn; đảm bảo tăng trưởng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện năng lượng,…
- Thận trọng khi cấp tín dụng với các phương án kinh doanh gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải bảo đảm KH có các biện pháp giảm thiểu tác động của phương án đến môi trường, xã hội.
- Tăng cường kiểm soát, rút giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, trước sát nhập, có nguy cơ bị thôn tính.
- Kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào các lĩnh vực không khuyến khích phát triển, lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản; kinh doanh chứng khoán.
3.1.2. Định hướng chung của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng
Định hướng phát triển của chi nhánh là tăng trưởng về quy mô, hiệu quả và chất lượng tín dụng. Trong đó, chất lượng tín dụng vẫn được ưu tiên hàng đầu. Một mặt tập trung công tác kiểm soát, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn lành mạnh danh mục tín dụng. Mặt khác, thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng đảm bảo nguồn tài chính sẵn sàng bù đắp các rủi ro có khả năng phát sinh.
Việc tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc chọn lọc, an toàn, hiệu quả đảm bảo danh mục tín dụng hợp lý, phù hợp. Các quyết định cấp tín đụng được cân nhắc thận trọng trên phương diện cân đối giữa lợi ích và rủi ro. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh tập trung ưu tiên nguồn lực xử lý và thu hồi nợ xấu.
Tăng trưởng tín dụng đi đôi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững, việc cấp tín dụng cho khách hàng bám sát chỉ tiêu huy động vốn.
- Định hướng về giải pháp phát triển tín dụng:
+ Chủ động xây dựng các gói tín dụng ưu đãi theo phân từng phân khúc khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn. Thực hiện phân khúc khách hàng theo các tiêu chí về lĩnh vực, quy mô, từ đó đưa ra các chính sách riêng á dụng đối với từng phân khúc khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
+ Khai thác tối ưu nguồn lực của khách hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm trọn gói trên nền tảng phân phối đa kênh. Dựa trên số lượng khách hàng hiện có, Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng định hướng khai thác các khách hàng là đối tác đầu vào và đầu ra của khách hàng này, một chuỗi khách hàng được phát triển theo mô hình xương cá, nâng cao khả năng tìm kiếm khách hàng.
+ Khai thác sâu khách hàng tốt, hiện hữu. Việc tìm kiếm khách hàng mới là vấn đề ưu tiên, bên cạnh đó phải khai thác nhiều hơn nữa các nhu cầu từ các khách hàng hiện tại, cung cấp các sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng, xây dựng các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ, nhằm tăng trưởng tín dụng một cách bền vững.
+ Xây dựng hệ thống các đối tượng khách hàng ưu tiên phát triển và có những chính sách ưu đãi áp dụng để thu hút các đối tượng khách hàng này.
+ Tận dụng mối quan hệ để phát triển tín dụng đối với các đối tác là các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng, bộ công an, bộ y tế, Viettel và các đối tác đầu vào, đầu ra có quan hệ với các đơn vị này.
- Định hướng về giải pháp chất lượng tín dụng:
+ Tăng cường công tác giám sát chất lượng tín dụng từ xa, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, đưa ra các cảnh báo kịp thời, hiệu quả. Hội sở sẽ sát sao hơn nữa trong việc quản lý danh mục tín dụng tại chi nhánh, nhận diện kịp thời các dấu hiệu rủi ro trong danh mục tín dụng, từ đó cảnh báo kịp thời cho chi nhánh để có các biện pháp quản lý khách hàng hiệu quả hơn.
+ Tổ chức chỉ đạo xuyên suốt công tác kiểm tra tình hình thực tế để nắm vững thực trạng tài chính, năng lực kinh doanh, tài sản đảm bảo và những khó khăn thực sự của khách hàng. Xây dựng và triển khai các giải pháp phù hợp với từng khách hàng, hạn chế thấp nhất phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
+ Nâng cao hiệu quả xử lý thu hồi nợ xấu bằng biện pháp triển khai linh hoạt, có các biện pháp xử lý nhanh chóng trước các khoản vay phát sinh nợ quá hạn, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý và thu hồi nợ phù hợp.
+ Tình trạng lãi treo của chi nhánh đang trong tình trạng báo động, thực hiện tập trung thu các khoản lãi treo, lãi phạt, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ, các trường hợp nợ treo kéo dài, thực hiện ngay các biện pháp xử lý thu hồi
nợ một cách kịp thời. Thực hiện trích lập dự phòng theo đúng quy định, đảm bảo nguồn tài chính dự phòng đầy đủ cho những tổn thất có thể xảy ra.
3.1.3. Định hướng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng
- Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo:
+ Kiểm soát nợ xấu toàn chi nhánh và đối với doanh nghiệp dưới 2,0%
đến năm 2016 và mục tiêu trung hạn giảm xuống còn 1% đến năm 2020.
Kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% đến năm 2016, và dưới 3% đến năm 2020. Hướng đến lành mạnh hóa danh mục tín dụng tại chi nhánh.
- Mục tiêu xây dựng được danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ:
+ Đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại hình cho vay.
+ Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động.
+ Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của chính ngân hàng.
+ Phù hợp định hướng phát triển của ngân hàng.