CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh
a. Sử dụng các biện pháp né tránh rủi ro.
❖ Từ chối cho vay
Phòng tránh và giảm thiểu rủi ro là việc tránh và giảm thiểu những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Biện pháp đầu tiên là chủ động phòng tránh trước khi rủi ro xảy ra. Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. Tại Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng, việc né tránh rủi ro được thực hiện thông qua
các hoạt động: xếp hạng tín dụng, thẩm định khách hàng và chính sách khách hàng.
• Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của chi nhánh:
Xếp hạng tín dụng: nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn cho vay nhằm kiểm soát tổng mức rủi ro cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng nhằm lượng hóa chất lượng tín dụng của khách hàng. Đánh giá rủi ro, xác định giá trị, cấu trúc của khoản cấp tín dụng và các điều kiện cấp tín dụng liên quan nhằm kiểm soát rủi ro, phù hợp với chính sách của NHCT theo từng thời kỳ. Cân đối tổng thể các nội dung để đưa ra đánh giá trình cấp phê duyệt.
Quy trình chấm điểm cho Doanh nghiệp gồm 6 bước:
- Bước 1: Xác định ngành kinh tế.
- Bước 2: Xác định quy mô
- Bước 3: Xác định loại hình sở hữu
- Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính - Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính - Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính x Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính
Đối với khách hàng mới quan hệ lần đầu: Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng được thực hiện và kết quả chấm điểm đó là một trong căn cứ để ra quyết định cho vay.
Đối với khách hàng hiện hữu: Định kỳ 6 tháng/lần hoặc khách hàng công bố báo cáo tài chính năm hoặc khách hàng có biến động bất thường hoặc chuyển nhóm nợ, chi nhánh thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ để cập nhập xếp hạng của khách hàng, từ kết quả đánh giá và chấm điểm
xếp hạng, chi nhánh dùng làm căn cứ để phân loại khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
DN được xếp hạng vào các loại theo mức độ rủi ro tăng dần, gồm: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C. Đối với những món vay mới, Chi nhánh sẽ không cấp tín dụng cho các DN có mức độ rủi ro từ nhóm B trở về sau.
Bảng 2.4. Xếp hạng theo kết quả chấm điểm của Chi nhánh Tổng số điểm
Xếp hạng
Từ Đến
91 100 AAA
85 91 AA
79 85 A
75 79 BBB
71 75 BB
68 71 B
64 68 CCC
59 64 CC
50 59 C
0 50 D
Nhận xét: Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng đã thực hiện công tác xếp hạng khách hàng đầy đủ trước khi cho vay và tiến hành đánh giá lại theo định kỳ 6 tháng/lần đối với khách hàng vay ngắn hạn. Tuy cách thức xếp hạng khách hàng hiện nay chưa hỗ trợ và phát huy đầy đủ cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng cũng góp phần đáng kể cho Chi nhánh trong việc lựa chọn khách hàng và ra quyết định tín dụng. Việc chấm điểm xếp hạng nội bộ vẫn còn mang tính hình thức và chưa thực chất, nguồn thông tin đa phần là do khách hàng cung cấp và báo cáo tài chính đa phần chỉ là báo cáo nộp cho
cơ quan thuế và không được kiểm toán.
• Thẩm định khách hàng:
Công tác thẩm định khách hàng được thực hiện bởi Bộ phận quan hệ khách hàng chi nhánh. Nội dung thẩm định khách hàng doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung chính:
- Thẩm định pháp lý, năng lực.
- Thẩm định tình hình tài chính.
- Thẩm định tình hình quan hệ tín dụng.
- Thẩm định phương án vay vốn.
- Thẩm định tài sản đảm bảo.
Công tác thẩm định đang được triển khai hiệu quả và phát huy tốt được vai trò trong công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên công tác thẩm định còn bộ lộ một số hạn chế sau:
+ Chất lượng thông tin thẩm định còn hạn chế, nguồn thông tin còn chưa đảm bảo tính chính xác. Điều này, dẫn đến những đánh giá không đúng về năng lực kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Chưa nêu ra được cụ thể các rủi ro có thể xảy ra trong việc cho vay khách hàng. Báo cáo thẩm định có nội dung đánh giá sơ sài, mang tính chất chung chung, không nêu bật được rủi ro trong từng nội dung đánh giá đối với khách hàng, dẫn đến khó khăn cho cấp phê duyệt cân đối giữa lợi ích và rủi ro để phê duyệt cho vay.
+ Năng lực nhân sự thẩm định khách hàng còn hạn chế, dẫn đến nhân định đối với khách hàng chưa chính xác, còn mang tính chủ quan của người thẩm định. Người thẩm định khách hàng có thể bỏ sót các yếu tố dẫn đến rủi ro của khách hàng, chưa nhận diện hết rủi ro có gặp phải trong quá trình cho vay khách hàng.
Nhận xét: Với việc đưa ra những điều kiện đối với việc cấp GHTD của
NHCT cũng góp phần đáng kể cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro trong việc thẩm định và lựa chọn được khách hàng tốt để ra quyết định tín dụng tương ứng với từng khách hàng được xếp hạng, góp phần ngăn ngừa được rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, sàng lọc được khách hàng không đạt yêu cầu để từ chối cho vay, góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng.
b. Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
❖ Giao mức thẩm quyền tín dụng cho chi nhánh:
NHCT giao mức thẩm quyền tín dụng khá chặt chẽ đối với các cấp ra quyết định. Các cấp ra quyết định đối với hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh là trưởng/phó phòng giao dịch, trưởng/phó phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, trưởng/phó phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trưởng/phó phòng bán lẻ, giám đốc/phó giám đốc chi nhánh và cao nhất là hội đồng tín dụng cơ sở tại chi nhánh. Trong trường hợp khoản cấp tín dụng vượt quá thẩm quyền tại chi nhánh, chi nhánh thực hiện trình hồ sơ lên trụ sở chính để các cấp hơn phê duyệt khoản vay. Thẩm quyền phán quyết tín dụng do chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank ban hành, bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền kí kết hợp đồng tín dụng và kí kết các hợp đồng khác có liên quan. Mức thẩm quyền tín dụng giao cho chi nhánh căn cứ vào thời gian thành lập chi nhánh, kết quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng qua các năm; năng lực và kinh nghiệm của lãnh đạo chi nhánh. Mức thẩm quyền tín dụng được Trụ sở chính và các cấp cao hơn như sau:
Bảng 2.5. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng của NHCT Việt Nam
Các cấp thẩm quyên tín dụng
Khách hàng
01 Khách hàng
KH và nhóm khách hàng liên quan Có quan
hệ tại một chi nhánh
Có quan hệ tại nhiều chi nhánh Giám đốc
CN
Chi nhánh Đà Nẵng
Giới hạn tín dụng ngắn hạn (tối đa)
≤ 40 tỷ ≤ 150 tỷ
TSC
TP PDTD KH bán lẻ Miền Nam
≤ 60 tỷ ≤ 400 tỷ ≤ 400 tỷ TP PDTD KH
vừa và nhỏ Miền Nam
≤ 100 tỷ ≤ 400 tỷ ≤ 400 tỷ TP PDTD KH
lớn Miền Nam ≤ 120 tỷ ≤ 400 tỷ ≤ 400 tỷ
Tổng GĐ ≤450 tỷ ≤3.000 tỷ ≤3.000 tỷ
HĐTD TSC ≤3.000 tỷ ≤10.000 tỷ ≤10.000 tỷ HĐQT >3.000 tỷ >10.000 tỷ >10.000 tỷ Nhận xét: Trong giai đoạn 2016-2018, chi nhánh đã tuân thủ tốt về quy định thẩm quyền tín dụng, điều này giúp phòng tránh được rủi ro tín dụng.
Đối với khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền chi nhánh thì sẽ trình lên phòng phê duyệt tín dụng trụ sở chính, việc trình hồ sơ sẽ giúp khoản vay được rà soát chặt chẽ hơn, tham mưu cho các cấp thẩm quyền phê duyệt tại Vietinbank quyết định. Đây là biện pháp tốt giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong trường hợp khoản vay có mức độ rủi ro lớn hơn khả năng phê duyệt tại chi nhánh.
❖ Chính sách khách hàng
Xếp hạng tín dụng đạt loại từ A trở lên của kỳ chấm điểm liền kề trước
thời điểm cấp giới hạn tín dụng.
Khách hàng được chi nhánh xem xét cấp tín dụng khi các điều kiện đối với các trường hợp sau:
+ Cấp GHTD không bảo đảm:
Khách hàng phải đáp ứng điều kiện Xếp hạng tín dụng A trở lên Các chỉ tiêu tài chính
khách hàng
-BCTC kiểm toán kỳ kế toán liền kề thể hiện:
a) Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi (ROE >5%) và không có lỗ lũy kế;
b) Tỷ lệ đòn bẩy tối đa đạt 70% và
- BCTC bán niên (trường hợp khách hàng đề nghị cấp GHTD vào 3 tháng cuối năm tài chính) phải thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh có lãi + Cấp GHTD có bảo đảm một phần:
Khách hàng phải đáp ứng điều kiện
Xếp hạng tín dụng A trở lên
Các chỉ tiêu tài chính khách hàng BCTC kiểm toán kỳ kế toán liền kề thể hiện:
a) Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế;
b) Tỷ lệ đòn bẩy tối đa đạt 70% và BCTC bán niên (trường hợp khách hàng đề nghị cấp GHTD vào 3 tháng cuối năm tài chính) phải thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh có lãi
+ Cấp GHTD có bảo đảm:
Khách hàng phải đáp ứng điều kiện
Xếp hạng tín dụng A trở lên
Các chỉ tiêu tài chính khách hàng BCTC kỳ kế toán năm liền kề nộp cho cơ quan thuế hoặc BCTC kiểm toán kỳ kế toán năm liền kề; và BCTC bán niên (trường hợp khách hàng đề nghị cấp GHTD vào 3 tháng cuối năm tài chính), thể hiện:
a) Kết quả kinh doanh có lãi hoặc không có lỗ lũy kế;
Điểm a) nêu trên không áp dụng đối với trường hợp có lỗ theo kế hoạch do:
Khách hàng mới thành lập. Tuy nhiên, kể cả trường hợp có lỗ theo kế hoạch thì Vốn chủ sở hữu vẫn phải >0.
Chỉ tiêu ROE được xác định theo hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng nợ vay/tổng tài sản. Trong đó Tổng nợ vay= Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (mã số 320) + Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (mã số 338).
❖ Tuân thủ Quy trình cấp tín dụng
Nhận xét: Quy trình cấp tín dụng tổng quan của VietinBank được xây dựng nhằm đáp ứng chuẩn mực BASEL II, rất chặt chẽ với 09 bước để có thể giải ngân một khoản vay. Quy trình này được áp dụng cho hệ thống
VietinBank toàn quốc. Tuy với nhiều bước như vậy, quy trình vẫn đảm bảo không xảy ra việc chồng chéo lẫn nhau và tính độc lập trong công việc của
các bộ phận.
Việc tái thẩm định và kiểm soát liên tục qua các cấp sẽ đảm bảo tính minh bạch, chính xác, đảm bảo tăng quy mô dư nợ và hạn chế rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, với bốn hệ thống cơ sở dữ liệu (CRLOS, CLIMS, VCOMS và CORE là phần mềm lõi nền tảng) riêng biệt được sử dụng để lưu trữ và kiểm soát hồ sơ cho từng bộ phận, hệ thống vẫn đảm bảo được tính đồng nhất và phòng tránh rủi ro kỹ thuật ảnh hưởng đến dữ liệu chung của ngân hàng và khách hàng.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp CB QHKH vẫn chưa tuân thủ quy trình tín dụng; nguyên nhân là do là cán bộ mới, chưa nắm vững quy trình, chưa kịp cập nhật các văn bản, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc hoặc làm việc theo lối mòn của các cán bộ khác và đôi khi do chủ quan nên bỏ một bước trong quy trình.
❖ Thực hiện kiểm tra trong và sau cho vay
Nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay, cán bộ QHKH cần thực hiện việc kiểm tra trong và sau cho vay.
Đối với việc kiểm tra trong cho vay, CB QHKH cần kiểm tra hồ sơ giải ngân đầy đủ, chính xác và phù hợp với mục đích vay vốn, số tiền vay vốn, thời gian vay vốn, lãi suất và việc đáp ứng các điều kiện liên quan áp dụng với khách hàng.
Đối với việc thực hiện kiểm tra sau cho vay, cán bộ QHKH thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân; định kỳ hàng quý/đột xuất phải thực hiện đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng; định kỳ 12 tháng/đột xuất phải thực hiện kiểm tra/định giá lại tài sản bảo đảm.
Nhận xét: Tai chi nhánh, công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ giải ngân và sử dụng vốn vay được thực hiện đúng theo quy trình và quy định của NHCT.Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm tra sau cho vay của chi nhánh chưa
được chú trọng mà chỉ làm biên bản kiểm tra để bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, điều này mang tính chất đối phó là chủ yếu. Trong biên bản kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng thường còn sơ xài, không đi vào chi tiết các khoản mục trọng yếu, những khoản mục có dấu hiệu bất thường để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động thực tế của khách hàng nên dẫn đến việc không nhận diện được rủi ro và phát hiện rủi ro kịp thời phát sinh.
c. Nhóm phương thức giảm thiểu rủi ro.
❖ Áp dụng lãi suất cho vay: khách hàng được áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất tùy thuộc vào lợi ích mà khách hàng mang lại cho chi nhánh, kỳ hạn vay và lãi suất tối thiểu đối với từng sản phẩm.
❖ Hợp đồng cho vay: hợp đồng cho vay đều được khóa những nội dụng, điều kiện, điều khoản chung cho tất cả các khách hàng.
Nhận xét: Việc áp dụng việc mã hóa hợp đồng cho vay được các cán bộ chi nhánh tuân thủ nên điều đó giảm thiếu được các rủi ro về pháp lý.
❖ Cho vay có tài sản bảo đảm bằng tài sản:
Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Với những mục đích vay vốn khác nhau như cho vay bổ sung vốn lưu động, vay sản xuất kinh doanh…cho vay khi có tài sản bảo đảm kèm theo luôn là một trong những phương giảm thiểu rủi ro, an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng và cho chính những cán bộ tín dụng, người quản lý tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu nợ thứ hai, nguồn thu nợ chính là từ nguồn tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khi vay vốn doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng vốn vay hợp lý, điều hành hoạt động kinh doanh tốt, năng suất, đảm bảo khả năng trả nợ đến hạn thay vì phải bị ngân hàng xử lý tài sản.
Có nhiều loại tài sản dùng làm tài sản bảo đảm thế chấp tại ngân hàng
như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, giấy tờ có giá, hàng hóa, quyền phải thu,…các tài sản này thường chỉ đủ đảm bảo một phần cho khoản vay của khách hàng tại chi nhánh. Phần lớn, khách hàng và ngân hàng thỏa thuận sử dụng các biện pháp đảm bảo bằng tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản trên đất của doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba là chủ sở hữu của công ty hoặc cổ đông của công ty hoặc là người có liên quan trực tiếp đến khách hàng. Ngoài ra, việc công ty mẹ đứng ra bảo lãnh bảo đảm cho công ty con vay vốn tại chi nhánh cũng được chấp nhận là biện pháp đảm bảo bằng uy tín của bên thứ ba.
Việc cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh được thực hiện dựa trên chính sách bảo đảm tín dụng do NHCT ban hành theo từng thời kỳ. Giá trị đảm bảo của tài sản cho khoản cấp tín dụng được tính như sau:
Giá trị tài sản x mức cấp tín dụng tối đa tương ứng với mỗi tài sản.
Trong đó:
Giá trị tài sản: Được định giá bởi ngân hàng cho vay
Mức cấp tín dụng tối đa: theo quy định của NHCT như sổ tiết kiệm do NHCT phát hành (100%), sổ tiết kiệm do tổ chức tín dụng khác phát hành (90%), bất động sản (60%-75%), Phương tiện vận tải (45%-60%), máy móc thiết bị (40%-50%), …
Nhận xét: Việc chi nhánh áp dụng biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản là phù hợp với chính sách bảo đảm tín dụng cũng như điều kiện cạnh tranh trên địa bàn, tăng cường giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Hiện tại, việc định gái tài sản bảo đảm có thể do chi nhánh tự thực hiện đối với khoản cấp tín dụng dưới ba tỷ hoặc phải thông qua công ty thẩm định giá độc lập khi khoản cấp tín dụng trên ba tỷ hoặc tài sản đảm bảo đặc thù mà cán bộ tín dụng không thể định giá.
- Đối với trường hợp chi nhánh tự định giá: ngoài việc định giá các tài sản đơn giản như sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá,… thì việc định giá các tài sản như bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị cần đánh giá kỹ lưỡng và có những căn cứ cụ thể. Việc định giá tài sản đôi khi còn mang tính