CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO DỊCH VỤ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK.
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi Nhánh Đắk Lắk
Trong giai đoạn ( 2018 – 2025 )
Chiếm lĩnh thị trường và dần nâng cao vị thế trở thành ngân hàng thương mại mạnh trên địa bàn đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tƣ phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, trường học…
Đẩy nhanh tốc độ thực hiện, cải thiện chất lƣợng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, chất lƣợng cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tiến tới ổn định về tài chính. Bên cạnh đó, có chính sách đầu tƣ hợp lý để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, trang bị tại chi nhánh những thiết bị hiện đại đáp ứng đƣợc các kết nối và giao dịch trên mạng nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng.
Nâng cao năng suất lao động: chú trọng đầu tƣ, phát triển năng lực đội ngũ nhân viên của chi nhánh. Có hướng đào tạo chuyên sâu theo yêu cầu công việc, tăng cường tập huấn và đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học đển nâng
cao trình độ nghiệp vụ, quản lý, quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp kinh doanh nhằm đƣa SHB Chi nhánh Đắk Lắk thành một ngân hàng thật sự mạnh, tăng cường khả năng cạnh tranh lấy phương châm phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động
Nâng cao chất lượng tài sản Có cùng với phấn đấu tăng trưởng tài sản bình quân hàng năm là 40%. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân hàng năm từ 60% trở lên;
Đẩy mạnh công tác huy động cho vay, đƣa nhiệm cho vay lên hàng đầu trong hoạt động của SHB Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới. Phấn đấu trong 5 năm tới, cho vay tăng trưởng bình quân là 25%/năm.
Phát triển hoạt động dịch vụ đa dạng theo xu hướng của một ngân hàng hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài địa bàn. Phấn đấu đƣa tỷ lệ thu dịch vụ ròng trong tổng thu nhập ròng từ các hoạt động từ 35% trở lên.
Tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng đối tƣợng khách hàng, giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, chuyển dịch cho vay theo cơ cấu ngành phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Huy động vốn tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20% trở lên.
3.1.2. Mục tiêu marketing của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi Nhánh Đắk Lắk
Vậy mục tiêu của việc hoàn thiện hoạt động Marketing cho SHB Chi nhánh Đắk Lắk là gì? R ràng trong thời gian vừa qua, ngân hàng SHB Chi nhánh Đắk Lắk chưa quảng bá được thương hiệu một cách mạnh m cũng nhưa chưa định hướng chiến lược kinh doanh r ràng dẫn đến việc hoàn toàn bị động với những biến động của thị trường, do đó SHB Chi nhánh Đắk Lắk chƣa hoàn thiện mình để khai thác đƣợc hết các lợi thế tại địa bàn tỉnh Đắk
Lắk nói riêng và các tỉnh Tây nguyên nói chung.
Chính vì vậy, mục tiêu của việc hoàn thiện hoạt động Marketing là giúp cho ngân hàng có định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn, giúp cho ngân hàng quảng rộng rãi được hình ảnh, thương hiệu đến đông đảo các đối tượng khách hàng khác nhau cũng như chọn được hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, giúp ngân hàng khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm để từng bước đưa SHB Chi nhánh Đắk Lắk vị trí ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ trên toàn tỉnh.
Dựa vào xu hướng phát triển của thị trường, đặc điểm kinh tế trên địa bàn và điều kiện hiện có của ngân hàng, ngân hàng cần đƣa ra mục tiêu cho hoạt động Marketing của ngân hàng SHB Chi nhánh Đắk Lắk nhƣ sau:
Thị trường tín dụng cá nhân của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển do qui mô thị trường Việt Nam với dân số trẻ, có thu nhập khá, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao.
Ngày càng nhiều dịch vụ ngân hàng đƣợc cung cấp thông qua những chuỗi cung cấp quốc gia hoặc toàn cầu. Do vậy việc chỉnh sửa hệ thống marketing phù hợp với quá trình hội nhập là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, nâng cao uy tín thương hiệu của ngân hàng Việt Nam trên thương trường quốc tế.
- Phải xây dựng các chương trình kế hoạch marketing cho từng thời gian cụ thể. Các chương trình, kế hoạch marketing trong từng năm, quý, tháng phải đƣợc lập chi tiết về mục đích và nhiệm vụ, nhân sự, tài chính, sự phối hợp của các nhân viên, bộ phân có liên quan…
Bộ phận nghiên cứu chính sách sản phẩm cá nhân cần tăng cường việc xây dựng cơ chế quản lý và phân loại khách hàng nhằm xác định mức chi phí lợi nhuận của từng phân đoạn khách hàng để từ đó thực hiện tốt chính sách khách hàng. Triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng và
chủ động tìm đến khách hàng, xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng dựa trên thăm khảo ý kiến từ các chi nhánh cơ sở nơi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Để từ đó đƣa ra sản phẩm và dịch vụ mới có chức năng và tính đa dạng phù hợp đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.