Phân loại cho vay tiêu dùng của NHTM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 26 - 29)

Phân loại cho vay là việc phân chia các khoản CVTD theo từng nhóm dựa trên những tiêu chí nhất định.

a. Căn cứ vào mục đích cho vay

- CVTD cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản CVTD cư trú là thường có quy mô lớn, thời gian sử dụng vốn dài. Rủi ro của khoản vay này chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường bất động sản do tài sản đảm bảo khoản vay thường là tài sản hình thành từ vốn vay.

- CVTD phi cư trú: Là các khoản vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống, trang trải các chi phí mua sắm như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt, chi phí học hành, giải trí, y tế, du lịch,… những khoản vay tiêu dùng này thường có quy mô nhỏ lẻ, thời hạn vay ngắn.

b. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- CVTD trả góp: Đây là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả gốc và lãi) cho NHTM nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay, phương thức này thường áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ của người đi vay không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.

- CVTD phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền vay đƣợc khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản vay tiêu dùng phi trả góp đƣợc cấp cho các nhu cầu vay nhỏ và thời hạn không dài.

- CVTD tuần hoàn: Là khoản vay trong đó NHTM cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc NHTM phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên số tiền trên tài khoản thanh toán. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đƣợc từng kỳ, khách hàng đƣợc NHTM cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

c. Căn cứ vào hình thức cho vay

- CVTD gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh từ những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng và thu lại từ khách hàng. Hình thức này được ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

Các phương thức CVTD gián tiếp:

+ Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn.

+ Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán giới hạn ở một mức nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã đƣợc thỏa thuận giữa ngân hàng với công ty bán lẻ.

+ Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi công ty bán lẻ bán các khoản nợ cho ngân hàng thì sẽ không còn chịu bất cứ trách nhiệm nào cho việc khoản nợ đó có được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng nên chi phí nhận tài trợ thường cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ cũng được ngân hàng thận trọng lựa chọn.

+ Tài trợ có mua lại: Ngân hàng thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, khi rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàng phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ, nếu có thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại phần nợ mình chưa được khách hàng thanh toán cho công ty bán lẻ, kèm theo tài sản đã đƣợc thanh lý trong một thời gian nhất định.

- CVTD trực tiếp: Là các khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp cùng nhau tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng.

Với hình thức này, ngân hàng sẽ trực tiếp thu nợ từ người vay, công tác thẩm định chặt chẽ nên khoản vay có chất lƣợng tốt hơn, giảm thiểu đƣợc rủi ro.

Các phương thức CVTD trực tiếp:

+ Tín dụng trả theo định kỳ: Theo phương thức này, ngân hàng cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể, kỳ hạn trả nợ có thể khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của khách hàng.

+ Cho vay thông qua hình thức thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng chấp thuận cho khách hàng sử dụng vƣợt số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng theo đề nghị của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Cho vay thông qua hình thức phát hành thẻ tín dụng: Là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng dùng cho việc chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và sau đó sẽ tiến hành thu hồi khoản

tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Sau khi thanh toán hết dƣ nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ đƣợc khôi phục nhƣ ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng.

d. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc các NHTM áp dụng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Có hai hình thức bảo đảm tiền vay:

- Cho vay có tài sản đảm bảo: Đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Loại hình tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dƣa hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)