2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank và Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Chi nhánh tỉnh Kon Tum
a. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank
Agribank đƣợc thành lập ngày 26/3/1988. Lúc mới thành lập, Agribank mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990 đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996 lại đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và cũng là tên gọi hiện nay. Agribank là NHTM duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng.
Với xuất phát điểm khi mới thành lập tổng tài sản chƣa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng; Trong đó, vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ NHNN; Tổng dƣ nợ 1.126 tỷ đồng trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; Khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm và luôn đứng trước nguy cơ phá sản. Đến nay, Agribank đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu tại Việt Nam với tổng tài sản chính thức vƣợt con số 01 triệu tỷ đồng (đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng), nguồn vốn huy động đạt gần 01 triệu 100 ngàn tỷ đồng; tổng dƣ nợ đạt 900 ngàn tỷ đồng, trong đó dƣ nợ cho vay “tam
nông” đạt 650 ngàn tỷ đồng, chiếm 73,6% trên tổng dƣ nợ của hệ thống Agribank. Mạng lưới hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch cùng đội nguc CBCNV gần 40.000 người; lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 5.018 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách nhà nước 1.200 tỷ đồng.
Theo xêps hạng Agribank đứng thứ 465 thế giới trên bảng xếp hạng top 1.000 (top các ngân hàng theo châu lục của The Banker đƣợc công bố vào tháng 7 hàng năm) và xếp thứ 2 quốc gia năm 2018 (xếp hạng dựa trên số liệu về vốn cấp 1, các số liệu bổ trợ dùng để đánh giá bao gồm tài sản, tỷ trọng vốn trên tài sản, tăng trưởng lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên tài sản của ngân hàng).
b. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum
Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đƣợc thành lập theo Quyết định 131/NHNN-QĐ ngày 30/08/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Là chi nhánh loại 1, hạch toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối riêng, đại diện theo ủy quyền của Agribank; có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và khoán tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; có trụ sở giao dịch tại số 88, Trần Phú, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Ngay sau khi thành lập, trong quá trình hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum gặp không ít khó khăn, với cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn nghèo nàn, điều kiện làm việc thiếu thốn và hạn chế. Nhận bàn giao khi tách tỉnh (Gia Lai - Kon Tum) với số dƣ nợ hữu hiệu ít ỏi 4 tỷ đồng nhƣng phải nuôi đội ngũ cán CBCNV 224 người, bình quân dư nợ 18 triệu đồng cho một CBCNV.
Mặc dù, trong thời gian qua hoạt động của chi nhánh còn nhiều khó khăn, nhƣng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể CBCNV trong toàn chi nhánh, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã tự khẳng định
được mình trong cơ chế thị trường đầy biến động, góp phần chung vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà và thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ tín dụng của Nhà nước trên địa bàn. Uy tín của chi nhánh từng bước được củng cố và thực sự trở thành người bạn đồng hành của nông dân.
2 1 2 Cơ ấu tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Chi tiết về cơ cấu tổ chức quản lý được thể hiện tại Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.1 dưới đây) theo phương pháp trực tuyến được thiết lập trên cơ sở sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc tới các phòng nghiệp vụ, chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Giữa các phòng nghiệp vụ, chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc có sự phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ hình thành nên mối quan hệ chức năng. Mỗi phòng nghiệp vụ, chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc đƣợc xác định rõ chức năng nhiệm vụ nhƣ sau:
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum)
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng khách
hàng Doanh nghiệp
Phòng khách hàng HSX
&CN
Phòng Dịch
vụ
&
Marketing
Phòng Kế hoạch Nguồn
vốn
Phòng Tổng hợp
Phòng Kế toán –
ngân quỹ
Phòng Điện
toán Phòng
Kiểm tra, kiểm
soát nội bộ
Chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch
Chi nhánh Đak Tô
Chi nhánh Đak Hà
Chi nhánh
Ngọc Hồi
Chi nhánh Kon Rẫy
Chi nhánh Sa Thầy
Chi nhánh Quyết Thắng
Chi nhánh Quang Trung Chi
nhánh Đak glei
PGD Thắng
Lợi
PGD Thắng
Lợi
Ban giám đốc: Bao gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc, có chức năng tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh theo đúng định hướng và chỉ đạo của Agribank, nhằm duy trì và phát triển kinh doanh của chi nhánh đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. Giám đốc là người phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, tiền lương, thi đua khen thưởng, kế hoạch nguồn vốn, kiểm tra - kiểm soát nội bộ, đối ngoại,…. Ngoài ra, 01 phó giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kế toán, kho quỹ, công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản và 01 phó giám đốc trực tiếp phụ trách công tác tín dụng, phòng ngừa và xử lý rủi ro, thu hồi nợ xấu, phát triển SPDV, thanh toán quốc tế, tiếp thị và quảng bá thương hiệu.
Phòng khách hàng Doanh nghiệp:
+ Đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc đối với KHDN, phân loại KHDN và đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.
+ Thực hiện cấp tín dụng đối với KHDN.
+ Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với KHDN.
+ Quản lý rủi ro trong 1ĩnh vực tín dụng KHDN.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân:
+ Ðầu mối tham mưu, đề xuất giám đốc chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng;
Ðề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.
+ Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.
+ Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng hộ sản xuất, cá nhân.
+ Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn:
+ Ðầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh doanh của chi nhánh phù hợp với môi trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo quy định của Agibank. Trực tiếp tham mưu xây dựng chiến lược huy động vốn của chi nhánh.
+ Ðầu mối xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của chi nhánh theo định hướng kinh doanh của Agribank.
+ Ðề xuất giao, quản lý, điều chỉnh và quyết toán kế hoạch kinh doanh đối với các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Tổng hợp, phân tích, đề xuất giải pháp hoàn thành các chi tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
+ Quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi,... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn về kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rũi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn)
+ Thực hiện phân loại nợ, trích łập DPRR, xử lý rủi ro theo quy định; thƣ ký hội đồng xử lý rủi ro tại chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý phù hợp với kế hoạch kiểm tra, kiểm soát của Agribank và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
+ Đầu mối tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ của Agribank tại chi nhánh. Phát hiện và đề xuất chỉnh sửa, khắc phục kịp thời sơ hở trong các quy định nội bộ nhằm tăng cường quản lý giao dịch hàng ngày an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
+ Đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra ngoại ngành, thanh
tra NHNN, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm toán nội bộ của Agribank để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Rà soát, đề xuất các bộ phận liên quan chỉnh sửa, khắc phục tồn tại qua thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả chỉnh sửa theo quy định của NHNN và Agibank.
+ Thẩm định, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự thảo các quy trình, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ; đàm phán, ký kết các loại hợp đồng với đối tác trong, ngoài nước và các văn bản khác theo phân công của Giám đốc.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Điện toán:
+ Quản trị, vận hành, hỗ trợ hệ thống công nghệ thông tin tại chi nhánh.
+ Hỗ trợ triển khai và vận hành, đào tạo, hướng dẫn sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm cả cán bộ chi nhánh và khách hàng của Agribank.
+ Phát triển các phần mềm, tiện ích đáp ứng hoạt động đặc thù của chi nhánh tuân thủ theo đúng các quy định của Agribank.
+ Quản trị, phân quyền người sử dụng truy cập hệ thống công nghệ thông tin theo phân cấp, ủy quyền của Agribank.
+ Đảm bảo an toàn, bảo mật công nghệ thông tin tại chi nhánh.
+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh và bảo dƣỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, phần mềm của chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Tổng hợp:
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của chi nhánh;
tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã đƣợc Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban, làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
+ Thực hiện các công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, phòng chống cháy, nổ, thông tin liên lạc, điện nước sinh hoạt,...
+ Quản lý và sử dụng con dấu; thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân, bảo vệ, y tế,...
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động; quản lý tài sản được giao (tài sản cố định, phương tiện vận chuyến, công cụ dụng cụ, các tài sản khác...), nhà khách, nhà nghỉ.
+ Đề xuất, tham mưu và thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tổ chức (mạng lưới, thi đua, khen thưởng, tiền lương, bảo hiểm...), công tác quản lý người giữ chức danh, chức vụ, quản lý lao động của chi nhánh theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Dịch vụ và Marketing:
+ Đề xuất, tham mưu Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển mạng lưới đại lý, chủ thẻ, cải tiến nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dịch vụ; xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Agribank.
+ Thực hiện tƣ vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tiếp nhận, giải đáp các ý kiến phản hồi từ khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Xử lý tranh chấp, khiếu nại, phát sinh liên quan.
+ Đầu mối làm việc với các cơ quan báo chí, truyền thông, thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Agribank.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
+ Trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh, tham gia thanh quyết toán các khoản chi phí theo quy định của NHNN và Agribank.
+ Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh với Trụ sở chính. Đề xuất giao, quyết toán kế hoạch tài chính đối với các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.
+ Triển khai thực hiện quy định của NHNN, Agribank trong lĩnh vực tài
chính, kế toán, ngân quỹ, hậu kiểm,...
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tiền tệ kho quỹ, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ tại chi nhánh và từng đơn vị phụ thuộc, tại máy ATM theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.