CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1.2. Thế giới quan duy vật biện chứng
Thế giới quan duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao của thế giới quan triết học mà hạt nhân của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Thế giới quan duy vật biện chứng đƣợc C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, V.I. Lênin và những người kế tục ông phát triển. Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng là kết quả kế thừa tinh hoa các quan điểm về thế giới trước đó, trực tiếp là những quan điểm duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Heghen; là kết quả sử dụng tối ƣu thành tựu của khoa học, trước hết là thành tựu của Vật lý và Sinh học. Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng còn là kết quả tổng kết các sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã hình thành và đã bộc lộ những mặt mạnh cũng nhƣ hạn chế của nó. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng không những đem lại cho chúng ta một bức tranh trung thực về thế giới mà còn đem lại cho con người một định hướng, một phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới. Như Ph.Ăngghen nhận định:
“Thành tựu của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX cho con người không những khắc phục hoàn toàn tính siêu hình máy móc của thế kỷ XVIII, mà ngay bản thân khoa học tự nhiên, nhờ chứng minh đƣợc những mối liên hệ tồn tại trong bản thân giới tự nhiên đã tạo ra bước chuyển từ khoa học kinh nghiệm chủ nghĩa thành khoa học lý luận và nhờ những kết quả đã đạt đƣợc mà đã trở thành một hệ thống nhận thức duy vật về thế giới trong sự vận động, biến đổi không ngừng của nó” [42, tr.678].
Thế giới quan duy vật biện chứng là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng do đó nó thực sự là một khoa học triết học. Mác và Ăngghen đã cải tạo một cách biện chứng chủ nghĩa duy vật cũ, giải thoát chủ nghĩa duy vật biện chứng khỏi tính hạn chế, siêu hình, tạo ra hình thức cao của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Mác Ăngghen đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâm của Heghen giải thoát nó khỏi chủ nghĩa duy tâm bằng cách đặt nó trên cơ sở hiện thực, tạo ra một hình thức cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Thế giới quan duy vật biện chứng là thế giới quan của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ và cách mạng trong thời đại chúng ta. Nó đã phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem đến cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc, toàn diện về con người, khẳng định con người là chủ thể của lịch sử.
Thế giới quan duy vật biện chứng vừa có tính cách mạng, vừa có tính khoa học. Bởi sự ra đời của nó đƣợc xây dựng trên những tiền đề kinh tế - xã
hội, tư tưởng, văn hóa tiến bộ của nhân loại. Mặt khác, thế giới quan duy vật biện chứng không chỉ phê phán hiện thực mà còn cải tạo hiện thực.
C. Mác đã khẳng định: “Phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều đƣợc phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính phê phán và cách mạng” [45, tr.36].
Trên cơ sở phân tích sự hình thành và bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng chúng ta có thể thấy thế giới quan duy vật biện chứng là trình độ phát triển cao của thế giới quan so với các hình thức thế giới quan đã xuất hiện trong lịch sử. Vì vậy chúng ta có thể đƣa ra định nghĩa về thế giới quan duy vật biện chứng nhƣ sau:
Thế giới quan duy vật biện chứng là hệ thống chỉnh thể những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người. Nó được tạo thành trên cơ sở phê phán có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ của các trào lưu triết học từ sự khái quát kinh nghiệm lịch sử có những thành tựu của khoa học.
Vai trò thế giới quan duy vật biện chứng trong thực tiễn cách mạng đƣợc quy định bởi bản chất cách mạng của chính phép biện chứng duy vật.
Vì vậy, thế giới quan duy vật biện chứng là một loại thế giới quan mang tính khoa học và cách mạng triệt để nhất. Nó không chỉ dừng lại ở việc lý giải về thế giới mà hơn thế nữa, trên cơ sở sự lý giải đúng, nó trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, khẳng định vị trí của con người trong việc cải tạo thế giới. C.Mác viết: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”
[38, tr.11]. Cấu trúc của thế giới quan duy vật biện chứng gồm ba yếu tố cơ bản đó là tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng sống.
Tri thức khoa học: là một trong những nhân tố quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng. Tri thức của thế giới quan duy vật biện chứng là sự hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới, là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn đúng đắn của con người trong hiện thực khách quan. Tri thức khoa học có nhiều loại khác nhau và nó bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn như: Tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người.
Tri thức khoa học còn đi sâu vào một số ĩnh vực cụ thể nhƣ: Tri thức về chính trị, kinh tế, ngoại giao ....Trong nội dung tri thức khoa học của thế giới quan duy vật biện chứng , tri thức triết học Mác - Lêninđóng vai trò là nền tảng. Bởi vì, tri thức khoa học chỉ gia nhập vào thế giới quan duy vật biện chứng khi nó trở thành niềm tin khoa học của con người. Chỉ khi đó tri thức mới trở nên bền vững và sâu sắc, mới có giá trị định hướng cho mọi suy nghĩ hành động của con người.
Niềm tin khoa học: Niềm tin là một trạng thái tâm lý, tinh thần đặc biệt đƣợc phát triển trên cơ sở của tri thức. Nó là một trong những động lực thúc đẩy khát vọng nhận thức và cải tạo thực tiễn của con người. Về cấu trúc, niềm tin là sự hòa quyện giữa tri thức, tình cảm và ý chí cá nhân.
Niềm tin khoa học là một nhân tố cơ bản không thể thiếu trong cấu trúc của thế giới quan duy vật biện chứng, nó đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở tri thức khoa học. Con người khi có niềm tin đúng đắn, sẽ giúp con người có ý chí, nghị lực phi thường và động lực mạnh mẽ để thành công trong công việc. Nếu con người sống mà không có niềm tin khoa học hoặc thiếu niềm tin khoa học sẽ bị mất phương hướng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, dễ bị khủng hoảng, bế tắc.
Lý tưởng cách mạng: Là một trong những nhân tố cơ bản trong cấu trúc của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Lý tưởng là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách đặc biệt trong ý thức của con người dưới dạng hình
tượng, chuẩn mực, kiểu mẫu mà con người cần phải đạt tới. Lý tưởng cách mạng là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức con người dưới dạng hình tượng, chuẩn mực mà con người cần đạt tới. Lý tưởng cách mạng đóng vai trò định hướng hoạt động của con người vào hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lý tưởng đúng đắn, sẽ giúp con người có lập trường đúng đắn, sống có hoài bão, niềm tin, và luôn vươn tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Đó là cơ sở để con người đạt đến Chân, Thiện, Mỹ.
Ba nhân tố cơ bản trong cấu trúc của thế giới quan duy vật biện chứng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đan xen và hòa quyện vào nhau để tạo nên một thể thống nhất. Yếu tố tri thức khoa học đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để phát triển niềm tin, khoa học, lý tưởng cách mạng. Đồng thời niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng cũng tác động trở lại mạnh mẽ tới quá trình lĩnh hội tri thức khoa học một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của thế giới quan triết học nói riêng và của thế giới quan nói chung. Nó là sự thống nhất chặt chẽ các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng do các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác sáng lập. Thế giới quan đó có một ý nghĩa không chỉ đơn thuần về mặt lý luận và nhận thức mà nó còn có ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn: biểu hiện thái độ của con người với thế giới xung quanh và làm kim chỉ nam cho hành động của con người. Nhờ đã phát hiện ra những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội cho nên thế giới quan duy vật biện chứng hướng sự hoạt động của con người đúng theo sự phát triển của xã hội, do đó nó thúc đẩy thêm sự phát triển ấy.
Công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta đòi hỏi mỗi người chúng ta, đặc biệt đối với học sinh THPT - những người chủ tương lai của đất nước phải có một thế giới quan đúng
đắn, khoa học và cách mạng, một thế giới quan thống nhất giữa lời nói, việc làm. Một thế giới quan nhƣ thế phải đƣợc xây dựng trên những tƣ tưởng triết học của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin. Bởi lẽ, việc trang bị thế giới quan duy vật biện chứng sẽ giúp chúng ta có niềm tin vững chắc vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, nâng cao năng lực nhận thức và tổ chức thực tiễn.
Thế giới quan duy vật biện chứng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là cơ sở cho việc hoạch định đường lối chính sách của mỗi quốc gia mà nó còn chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân.
Thế giới quan duy vật biện chứng không hình thành một cách tự phát mà phải đƣợc xây dựng một cách có ý thức thông qua giáo dục. Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT là cung cấp cho các em những kiến thức lý luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng cách mạng, khoa học, phương pháp luận khoa học.
Thế giới quan duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao của thế giới quan triết học. Bản chất của nó đƣợc thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn cách mạng.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò quan trọng trong nhận thức và cải tạo thực tiễn. Hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những yếu tố cấu thành của thế giới quan duy vật biện chứng như thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng sống luôn thống nhất với nhau trong các hoạt động của con người.
Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người có được nhận thức đúng đắn về các sự vật hiện tƣợng, biết nhận xét các sự vật, hiện tƣợng một cách khách quan, khoa học. Nếu được định hướng đúng đắn con người sẽ
nhận thức đúng nhận thức đúng quy luật vận động của sự vật, hiện tƣợng từ đó xác định được mục tiêu, phương hướng hoạt động của con người.
Trong nhận thức, thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò:
- Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người xác định được mục tiêu, phương hướng hoạt động của mình.
- Thế giới quan duy vật biện chứng chi phối hoạt động nhận thức của con người. Nếu con người nhận thức đúng đắn về cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống sẽ giúp cho con người có ý chí, quyết tâm tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản thân. Ngược lại, nếu con người hiểu không đúng về ý nghĩa cuộc sống sẽ làm giảm ý chí, cản trở tính chủ động,tích cực trong hoạt động nhận thức của con người.
Trong hoạt động thực tiễn thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò:
- Tôn trọng hiện thực khách quan: Nguyên tắc này xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng các quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật. Điều đó có nghĩa là trong nhận thức và hành động con người xuất phát từ thực tế khách quan, chứ không phải dựa vào ý muốn chủ quan hoặc lấy ý muốn chủ quan áp đặt vào thực tế, không cắt xén, không gán ghép cho sự vật, hiện tƣợng những gì mà chúng vốn không có. Nguyên tắc này quy định tính tất yếu phải nghiên cứu sự vật trong sự vận động và phát triển theo những quy luật phổ biến, khách quan vốn có, chỉ ra chiều hướng biến đổi của nó.
Mặt khác, nguyên tắc này còn giúp cho tƣ duy trở nên năng động, linh hoạt, mềm dẻo; khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ và máy móc.
- Phát huy tính năng động chủ quan:
Trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi con người phải phát huy được tính năng động chủ quan. Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính
tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức. Để phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo đòi hỏi con người phải năng động, linh hoạt, thích nghi với những biến đổi của thực tiễn. Bản thân ý thức tự nó không thay đổi đƣợc gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người hiện thực trong thực tiễn.