CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2. GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.2.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng
Khái niệm giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên nhân cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể đƣợc xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.
Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đƣa ra định nghĩa về giáo dục như sau: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó đƣợc thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của con người” [23, tr.120].
Với vai trò quan trọng của giáo dục, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đưa ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ quá độ:
“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lƣợng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân đƣợc học tập suốt đời” [16, tr.77].
Nhƣ vậy, giáo dục góp phần nâng cao dân trí của mọi quốc gia, dân tộc. Muốn phát triển đất nước thì cần phải đầu tư cho giáo dục. Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải có những đổi mới về phương pháp giáo dục thích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Giúp cho các em có khả năng tƣ duy, năng lực độc lập sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn và khả năng tự đào tạo, bồi dƣỡng và tự hoàn thiện của mỗi cá nhân người lao động để thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của hiện thực xã hội, và đặc biệt quan trọng là cần phải chú ý đến giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh.
Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT hiện nay Học sinh THPT là thuật ngữ dùng để chỉ các em ở lứa tuổi đầu thanh niên từ 15 đến 18. Đây đƣợc coi là lực lƣợng tinh tuý và là nguồn lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi khẳng định vị trí, vai trò của
thanh niên các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chú ý rất nhiều đến nhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là biện pháp hàng đầu để đào tạo con người mới với tư cách là chủ thể sáng tạo có ý thức của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho các em thanh thiếu niên - thế hệ trẻ của đất nước. Với Người, thế hệ trẻ chính là những mầm non, là niềm hi vọng cho đất nước phát triển tiến bộ, văn minh, hiện đại.
Trong bức thư Bác gửi học sinh trong ngày khai trường vào tháng 9/1945 ngay sau ngày Bác đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác viết: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [47, tr.34-35]. Bác cũng chỉ ra vai trò quan trọng của thanh niên trong công cuộc xây dựng nước nhà, thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc cho cái tương lai đó.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm chú ý đến vai trò, vị thế của thanh niên, học sinh, nhất là việc giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp...
Tại Hội nghị Trung ƣơng lần thứ bảy, khoá X, Đảng ta đã xác định: “Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo” [10,
tr.35]. Từ đó, Đảng đề ra: Mục tiêu cụ thể những năm trước mắt là: “Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên”
[10, tr.44].
Ở nước ta, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước rất coi trọng vai trò của thanh niên bởi họ là những người đi đầu trong các phong trào, là nguồn lực tiềm năng về nhiệt huyết, hoài bão và sức sống mạnh mẽ. Qua thực tế cho thấy, trong bất kỳ phong trào nào các em cũng là lực lƣợng tiên phong. Các em sẽ là lực lượng vừa hồng, vừa chuyên của đất nước. Để thúc đẩy sự phát triển khả năng của các em ở lứa tuổi này, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Đảng và nhà nước cần có chủ trương, đường lối đầu tƣ, đào tạo học tập, rèn luyện và đặc biệt hơn là giáo dục cho các em có thế giới quan duy vật đúng đắn, giúp các em có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai. Đồng thời, vượt qua được những cám dỗ trong cuộc sống, có lập trường tư tưởng vững vàng, trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Giáo dục là con đường trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, cách mạng cho học sinh, thanh niên. Mục đích của giáo dục không chỉ cung cấp cho học sinh THPT những tri thức về đặc điểm, nội dung, vai trò, bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng và còn góp phần biến những kiến thức mà các em thu nhận được thành giá trị, niềm tin, lập trường thế giới quan tương ứng. Từ đó giúp các em hình thành thế giới quan khoa học và cách mạng, hình thành tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình.
Học sinh THPT Đà Nẵng là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của thành phố. Các em đang không
ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dƣỡng đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Nhƣng hạn chế chủ yếu hiện nay là các em đang ở trong độ tuổi mộng mơ, thích cuộc sống xa hoa, lãng phí,thích đua đòi theo bạn bè, dễ bi quan, chán nản khi gặp khó khăn trong cuộc sống...
Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là một bộ phận của giáo dục xã hội. Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng giúp các em nắm đƣợc những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ đó định hướng cho các em vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thực tiễn, biết vận dụng tri thức vào cải tạo thế giới hiện thực nhằm phát triển con người phát triển toàn diện.
Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để quá trình giáo dục có hiệu quả cao cần phải kết hợp các kiến thức liên môn trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt cần chú trọng môn Giáo dục Công dân. Môn Giáo dục Công dân là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng, cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động, giúp học sinh trở thành con người có tri thức, phẩm chất năng lực; phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trực tiếp trang bị cho học sinh THPT về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực của người công dân tương lai. Việc giáo dục thế giới quan duy vật
biện chứng thông qua môn Giáo dục Công dân bước đầu hình thành cho học sinh những quan điểm khoa học, những tƣ duy mới về thế giới, thời đại về con người. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin có cơ sở khoa học về lý tưởng cao đẹp mà con người luôn vươn tới. Từ đó trở thành động cơ thôi thúc hành động cá nhân. Nội dung chương trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng chủ yếu là giáo dục những nguyên tắc cơ bản, những nguyên lý, quy luật của phép biện chứng duy vật để các em nắm đƣợc tính cách mạng, khoa học của phép biện chứng duy vật và những biểu hiện sinh động, phong phú của chúng trong đời sống hiện thực. Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT phải đảm bảo sự cấu thành của ba yếu tố: Thứ nhất là hệ thống tri thức cơ bản toàn diện và phương pháp tư duy biện chứng; Thứ hai là hệ thống niềm tin vào chân lý vào những giá trị nhân đạo của xã hội; Thứ ba là hình thành lý tưởng sống cao đẹp, tiến bộ và tích cực, sẵn sàng hành động vì lý tưởng đó.