CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC THẾ GIỚI
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.2. Trong hoạt động rèn luyện
Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó là cơ sở, nền tảng để hình thành con
người - lực lượng quan trọng trong công cuộc xây dựng thành phố Đà Nẵng nói riêng và góp phần vào sự phát triển đất nước nói chung. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một bộ phận không nhỏ học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức. Một số học sinh có thái độ vô lễ với những người xung quanh, những người thân trong gia đình, thậm chí vô lý với giáo viên giảng dạy trên lớp và kể cả giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó hiện tƣợng học sinh bỏ học, đánh nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi phạm pháp luật… trở nên phổ biến, học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thiếu lý tưởng sống, sa đà vào tệ nạn xã hội. Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học trên địa bàn thành phố. Số học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh có xu hướng tăng cao. Giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức trách nhiệm trong thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Trước thực trạng suy thoái về đạo đức lối sống của học sinh hiện nay, thì việc xây dựng phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo ở các trường THPT. Bởi vì đây là cơ sở nền tảng để hình thành con người mới vừa có đức lẫn có tài tài đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của đất nước. Việc xây dựng phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh hiện nay không phải chỉ là tuyên truyền, hô hào, kêu gọi họ làm việc thiện, sống có tình nghĩa, phải biết hy sinh lợi ích riêng để phục vụ lợi ích chung... mà vấn đề cốt lõi là phải trang bị cho các em thế giới quan DVBC một cách toàn diện và vững chắc.
Khi đƣợc trang bị thế giới quan DVBC sẽ hình thành ở các em nhân sinh quan CSCN, từ đó họ thấy đƣợc giá trị, ý nghĩa và mục đích
của cuộc sống, tình cảm,ý chí, đạo đức cách mạng sẽ đƣợc nhân lên. Các em sẽ biết nêu cao tinh thần đấu tranh bảo vệ chân lý, cái đúng, cái tốt, lên án cái xấu, tiêu cực, có thái độ kiên quyết, dứt khoát đấu tranh ngăn chặn mọi tiêu cực, suy thoái về đạo đức lối sống trong nhà trường cũng nhƣ ngoài xã hội. Các em sẽ biết sống đoàn kết, yêu lao động, học tập nghiêm túc, có khả năng vươn lên làm chủ tri thức, khoa học công nghệ tiên tiến xứng đáng với vị trí và vai trò của mình.
Bảng 1.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh toàn thành phố năm học 2017 – 2018.
hối ớp
XẾP LOẠI HẠNH IỂM NĂM HỌC 2017 – 2018
Tổng số HS
Tốt há T ung
nh ếu
Số HS Tỉ ệ (%)
Số HS
Tỉ ệ (%)
Số HS
Tỉ ệ (%)
Số HS
Tỉ ệ (%) 10 11927 8.571 71,9 2.367 19,8 864 7,2 125 1,0 11 9928 6.508 65,6 2.887 29,1 435 4,4 98 1,0 12 8910 6.364 71,4 2.221 24,9 238 2,7 87 1,0 Toàn
thành phố 30775 21.443 69,7 7.475 24,3 1.537 5,0 310 1,0 Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng.
Bảng 1.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh toàn thành phố năm học 2018 – 2019.
hối ớp
XẾP LOẠI HẠNH IỂM NĂM HỌC 2018 – 2019
Tổng số HS
Tốt há T ung
nh ếu Số HS Tỉ ệ
(%)
Số HS
Tỉ ệ (%)
Số HS
Tỉ ệ (%)
Số HS
Tỉ ệ (%) 10 11617 9.213 79,31 2.064 17,77 281 2,42 59 0,51 11 9936 7.733 77,83 1.875 18,87 259 2,61 69 0,69 12 9112 7.266 79,74 1.621 17,79 195 2,14 30 0,33 Toàn
thành phố 30665 24.212 78,96 5.560 18,13 735 2,40 158 0,52 Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng.
Qua khảo sát kết quả rèn luyện của học sinh ba khối trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong hai năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019 chúng ta thấy đƣợc rằng tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm yếu và trung bình vẫn còn, tuy nhiên tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu đã có sự giảm xuống rõ rệt. Năm học 2017 – 2018 tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm yếu và trung bình là 6 % nhƣng đến năm 2018 – 2019 giảm xuống còn 2,92
%; tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá có chiều hướng giảm từ 24, 3% năm 2017 – 2018 xuống còn 18, 13 %. Điều đáng chú ý ở đây tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt đã có chiều hướng tăng lên từ 69,7 % lên 78, 96%.