CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG
3.3.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng
Do tầm quan trọng của môn Giáo dục Công dân đối với việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng nên năm học 2017 - 2018 Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã đƣa môn Giáo dục Công dân vào thi học sinh giỏi cấp thành phố. Chính việc làm này đã nâng cao vị thế của môn Giáo dục Công dân, từ đó làm thay đổi cách nhìn nhận của phụ huynh , học sinh và cả giáo viên về bộ môn học này. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn còn ít so với yêu cầu chung, chính vì thiếu giáo viên nên nhiều giáo viên của các môn học khác cũng đƣợc phân công giảng dạy bộ môn, nhiều giáo viên đƣợc biên chế giảng dạy môn Giáo dục Công dân nhƣng chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản, thậm chỉ còn chƣa đúng chuyên ngành đào tạo. Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của bộ môn, tạo niềm tin cho giáo viên cũng nhƣ học sinh đối với môn học, Sở giáo dục và Đào tạo thành phố cần:
- Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cần phải có những tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố đề án tuyển dụng nhân sự, phân bổ, bố trí, sử dụng đãi ngộ cán bộ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân.
- Rà soát lại chuyên môn, nghiệp vụ đối với một số giáo viên chƣa đƣợc đào tạo qua chuyên ngành để mở thêm lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo viên trong dịp hè.
- Có những chính sách ƣu đãi đối với Giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả môn học.
- Thường xuyên có những lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên giảng dạy bộ môn trên địa bàn thành phố có cơ hội gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm.
3.3.3. Đối với Ban Giám hiệu các t ƣờng THPT t ên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Ở các trường phổ thông hiện nay, Ban Giám hiệu nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên giáo dục thế giới quan cho học sinh một cách đúng đắn. Tuy nhiên, ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban Giám hiệu nhà trường chưa đề cao, coi trọng bộ môn học này. Thậm chí còn có tâm lý coi môn Giáo dục Công dân chỉ là môn phụ nên phân công cho những giáo viên không có chuyên môn qua giảng dạy môn học này. Chính vì không đƣợc đào tạo một cách bài bản, không có chuyên môn làm cho giáo viên không say mê với môn học, không hiểu sâu sắc về nội dung của môn học nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Đôi lúc giáo viên chỉ biết đọc
cho học sinh chép hết tất cả kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, nhiều giáo viên còn cho học sinh tự soạn bài, chính điều này đã gây cho học sinh chán nản, không có hứng thú với môn học dẫn đến việc giáo dục thế giới quan cho học sinh chƣa mang lại hiệu quả. Để giáo dục thế giới quan cho học đạt được những kết quả cao Ban Giám hiệu nhà trường cần:
- Có những giải pháp, những khâu đột phá trong việc tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở để giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân phấn đấu cống hiến cho trường, cho ngành.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đầu tư mua tài liệu, đồ dùng dạy học liên quan đến nội dung môn học.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh có cơ hội tham gia học tập - Tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Động viên kịp thời những giáo viên có thành tích cao trong công tác giảng dạy môn Giáo dục Công dân.
- Phối hợp vơí Đoàn thanh niên tổ chức sân khấu hóa dưới cờ các tiểu phẩm về giáo dục đạo đức, pháp luật để tăng cường giáo dục thế giới quan cho học sinh.
- Không phân công cho giáo viên không có chuyên môn giảng dạy môn học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là một trong những hoạt động giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Hiện nay phần lớn học sinh THPT chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc trang bị thế giới quan nên có những biểu hiện dao động về thế giới quan, biểu hiện ở sự suy thoái về đạo đức, lối sống thực dụng, mơ hồ về chính trị, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phai mờ lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đây là đối tượng dễ mắc sai lầm trong cuộc sống, dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Để giúp cho học sinh có đƣợc nhận thức đúng đắn trong nhận thức và trong thực tiễn, tác giả đƣa ra một số quan điểm chung, những giải pháp và kiến nghị nhằm tạo ra những điều kiện khách quan cần thiết trong công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT Đà Nẵng hiện nay. Điều quan trọng là cần phải phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo, sự say mê học hỏi, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức của mỗi học sinh. Có nhƣ vậy việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT hiện nay mới đạt đƣợc kết quả cao.
KẾT LUẬN
Học sinh THPT là tầng lớp xã hội đặc thù, có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Sự phát triển của một dân tộc, một quốc gia phụ thuộc vào nhận thức và hành động đúng, trong đó có sự vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ. Họ sẽ là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao và là lực lƣợng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay đang tác động mạnh mẽ vào đời sống, tình cảm, đạo đức của học sinh. Sự biến đổi của kinh tế - xã hội, của các thang giá trị và những chuẩn mực đạo đức đã và đang làm thay đổi nếp nghĩ, nếp sống của các em. Từ đó, ở các em đã nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng khác nhau, trong đó có cả những khuynh hướng lệch lạc đòi hỏi chúng ta cần phải khắc phục. Để hình thành nên những thang giá trị đạo đức đúng đắn và thế giới quan khoa học giúp các em tự đánh giá, kiểm tra, tự ý thức, điều chỉnh về hành vi của mình và xây dựng cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước. Việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng trong trường học cho học sinh THPT là nhu cầu cơ bản, thường xuyên và cấp thiết hiện nay.
Ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh luôn đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ bộ môn, Đoàn thanh niên.... Nhờ vậy, việc giáo dục đạo đức và xây dựng thế giới quan khoa học cho học sinh ở trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã xây dựng được đội ngũ học sinh có đạo đức, nhân cách, cần cù, ham học, hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xứng đáng là những người chủ tương lai của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, do tác động của nhiều
yếu tố khách quan và sự chi phối của những nhân tố chủ quan mà việc xây dựng thế giới quan khoa học cho học sinh THPT Đà Nẵng còn có những hạn chế nhất định. Trong các trường vẫn đang có một bộ phận học sinh còn thiếu ý thức trong rèn luyện và học tập, ý chí phấn đấu chƣa cao, đang còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, chưa gắn bó với sinh hoạt tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội.
Để nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT Đà Nẵng hiện nay, cần phải có những giải pháp tích cực: Xây dựng môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh; Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, phẩm chất chính trị vững vàng đảm bảo tốt công tác giảng dạy; Nâng cao khả năng tự giáo dục của học sinh; Đầu tư trang thiết bị và các phương tiện vật chất khác phục vụ cho việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao;
Kết hợp chặt chẽ giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, để định hướng các giá trị đạo đức cho học sinh nhằm xây dựng thế giới quan khoa học.
Việc tiến hành đồng bộ giải pháp cơ bản ấy chính là nhằm tạo ra những điều kiện khách quan cần thiết trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT Đà Nẵng hiện nay.
Nhƣng bên cạnh đó, điều có ý nghĩa quan trọng là phải phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan - đó là tính năng động, sáng tạo, say mê, tự giác học tập, rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực tƣ duy lý luận...
của mỗi học sinh. Có nhƣ vậy thì việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mới thực hiện có hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Nam An (2007), Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh Nghệ An hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[2] Akitốp (1985),Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb Khoa học, Mátxơcơva.
[3] Trịnh Đình Bảy (2003), Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Hoàng Chí Bảo (2000) Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh đại học ở nước ta hiện nay- quan niệm, vấn đề và giải pháp, Tạp chí Lý luận sinh hoạt chính trị, (39), tr. 31- 35.
[5] Nguyễn Khánh Bật (2000) Những bài giảng về môn tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[7] Các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam (2003), Những thách thức về việc làm cho thanh niên ở Việt Nam, Hà Nội.
[8] Nguyễn Hữu Cát (2003), Những tác động cơ bản của toàn cầu hóa đến vấn đề độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, Tạp chí Lịch sử Đảng (10), tr 29- 33.
[9] Nguyễn Trọng Chuẩn (1988), Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học, Tạp chí triết học.
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị Trung ương bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội .
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[16] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[17] G.Gertx (1982), Triết học Mác xít tri thức khoa học tự nhiên, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
[18] Nguyễn Huy Hoàng (2003), Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất của thế giới quan,Tạp chí Triết học, (1/140), tr. 21 – 25.
[19] Nguyễn Tấn Hùng – Lê Hữu Ái (2017), Giáo trình triết học cơ sở, Nxb Đà Nẵng.
[20] Lê Văn Hồng (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Thế Giới.
[21] Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình triết học Mác - Lênin (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[22] Hội học sinh Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội học sinh Việt Nam lần thứ VI, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[23] Hội đồng quốc gia (chủ biên 2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Nxb, Từ điển Bách khoa.
[24] Hội đồng quốc gia (chủ biên 2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb, Từ điển Bách khoa.
[25] Hội đồng quốc gia (chủ biên 2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb, Từ điển Bách khoa.
[26] V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 15, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[27] V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[28] V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[29] V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[30] V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[31] V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[32] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[33] V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[34] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
[35] V.I.Lênin (1984), Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[36] Phạm Ngọc Liên (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, (12), tr 7 – 10.
[37] C. Mác – Ph.Ăngghen- Lênin - Xtalin (1976), Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[38] C. Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3 Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[39] C. Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[40] C. Mác – Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập13, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[41] C. Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[42] C. Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[43] C. Mác – Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[44] C. Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[45] C. Mác – Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội
[46] C. Mác – Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[47] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[48] Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
[49] Bùi Ngọc (1981), Thế giới quan khoa học một tất yếu lịch sử, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (8) tr. 1- 7.
[50] Lê Nguyên - Đỗ Sáng ( dịch) (1984), Thế giới quan của cá nhân và văn hóa triết học, Tạp chí giáo dục lý luận chính trị, (2), tr. 27 – 38.
[51] Trần Viết Quân (2002), Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Tây Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[52] Minh Tâm (Chủ biên – 1998),Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa.
[53] Đỗ Minh Tiên – Nguyễn Thị Tứ (2012), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
[54] Phạm Toàn (2008), Tâm lý học giáo dục, Nxb Tri thức.