CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP
1.2.4. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
“Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định và thường có thoả thuận trước với nhau về hạn mức tín dụng. Ngân hàng cho công ty vay hạn mức nào đó không cần thế chấp và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng
khi đến hạn thanh toán”. [4].
+ Ƣu điểm
Lãi suất thường thấp hơn mua trả chậm.
Huy động nhanh và đơn giản hơn nếu doanh nghiệp có uy tín và tình hình tài chính tốt.
Công ty đƣợc chủ động sử dụng vốn vay để lựa chọn đầu tƣ thích hợp.
+ Nhƣợc điểm
Trường hợp vay trung – dài hạn cần trình bày các số liệu tài chính cùng với phương án kinh doanh và khả năng trả nợ.
Ngân hàng giám sát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, việc giải ngân có thể tốn thời gian và các thủ tục.
Những đơn vị đang yếu về tài chính khó đƣợc cho vay.
b) Tín dụng thương mại
Theo Vũ Duy Hào, Lưu Thị Hương “Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa.” [5].
So với các nguồn ở trên thì đây là nguồn tài trợ ngắn hạn rất ƣa chuộng của các doanh nghiệp bởi vì thời hạn cũng linh động, hơn nữa với sự phát triển của hệ thống ngân hàng những người cho vay hoàn toàn có thể dễ dàng chiết khấu các thương phiếu để lấy tiền phục vụ cho những nhu cầu riêng khi thương phiếu chưa đến hạn thanh toán
=
Cũng như các nguồn tài trợ khác, tài trợ bằng tín dụng thương mại cũng có chi phí.
+ Ƣu điểm
Hoạt động TDTM một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của những nhà DN tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc hàng hóa của mình
Giúp DN chủ động khai thác nguồn vốn đáp ứng kịp thời hoạt động SXKD
TDTM đƣợc cấp bởi các DN có quen biết, uy tín nên thủ tục nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Làm giảm lượng tiền mặt trong lưu hành, mở rộng việc lưu thông thương phiếu, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ
+ Nhƣợc điểm
TDTM đƣợc cấp bằng hàng hóa nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp đƣợc cho một số doanh nghiệp nhất định-những doanh nghiệp cần đúng hàng hóa đó phục vụ sản xuất hoặc bán ra.
Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa DN, hơn nữa chỉ là thực hiện đƣợc giữa các DN quen biết, tín nhiệm lẫn nhau.
Quy mô tín dụng chỉ đƣợc giới hạn trong vốn hàng hóa mà họ có. Nếu DN muốn vay có nhu cầu vay vốn nhiều hơn thì DN cho vay không thể đáp ứng đƣợc
Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các DN không trùng nhau.
c) Tín dụng thuê mua tài sản
Theo Bùi Hữu Phước: “Thuê là một hoạt động, trong đó người sở hữu tài sản (người cho thuê) đồng ý nhường cho một người nào đó (bên thuê) quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian và người thuê phải trả một số tiền tương xứng với quyền được sử dụng tài sản [8].
Thuê tài sản là phương pháp tài trợ chính, thực chất là hình thức vay vốn, người đi thuê thay vì nhận lại tiền sẽ nhận đúng tài sản mình cần. Người
đi thuê không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng trong toàn bộ thời gian thuê.
+ Ƣu điểm
Cho phép sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích khác mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì đầu từ vốn để mua TSCĐ
Không ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi đi vay vốn ngân hàng. Phí tài chính hạch toán vào giá thành sản phẩm giúp giảm nghĩa vụ đối với Ngân Sách Nhà Nước
Sử dụng tài sản thuê không nhất thiết phải có tài sản thế chấp
Có nhiều cơ hội chủ động lựa chọn thiết bị, dễ dàng đổi mới máy móc, tận dụng đƣợc cơ hội kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Nhƣợc điểm
Có ít công ty được thành lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau ở Việt Nam hiện nay
Các DN hiểu biết về kênh dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế, hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này còn yếu.
Giá cho thuê ( gồm trích khấu hao tài sản, phí, bảo hiểm...) còn khá cao.
d) Trái phiếu doanh nghiệp
Theo Phan Thế Hiển: “Phát hành trái phiếu là hình thức vay trực tiếp của nhà đầu tƣ với thời hạn trả vốn đƣợc quy định trong trái phiếu, lãi suất có thể cố định hoặc linh hoạt” [6].
+ Ƣu điểm
Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu thường và ƣu đãi
Nếu công ty đạt đƣợc tỷ suất sinh lợi cao thì việc phát hành trái phiếu không tạo cho người mua chúng tham gia vào quá trình phân phối lợi nhuận đó
Chủ sở hữu không phải chia quyền kiểm soát công ty cho người mua trái phiếu
Lợi tức trái phiếu đƣợc coi là một khoản chi đƣợc trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế doanh nghiệp. Nên sẽ giúp công ty tiết kiệm đƣợc chi phí thuế.
+ Nhƣợc điểm
Lợi tức trái phiếu là cố định, nếu lợi nhuận công ty không ổn định, thì việc sử dụng trái phiếu sẽ làm tăng rủi ro, công ty không đủ khả năng trang trải các khoản lợi tức đó.
Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn trả nên công ty phải hoàn trả đúng kỳ hạn
Sử dụng trái phiếu là sử dụng nợ trong một thời hạn dài nên chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu doanh thu giảm sút thì việc vay nợ lớn làm tăng rủi ro tài chính của công ty.
e) Nợ tích lũy
Theo Bùi Hữu Phước: “Nợ tích lũy bao gồm các khoản nợ như lương phải trả cho người lao động, các khoản đặt cọc của khách hàng, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) phải nộp cho công ty bảo hiểm và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước” [8].
Nợ định mức bao gồm các khoản nợ như lương phải trả người lao động, bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm, các khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Đây là các khoản phải nộp nhưng chưa đến kỳ hạn.
+ Ƣu điểm
Các nguồn tài trợ này đƣợc coi là nguồn tài trợ miễn phí vì DN không cần phải trả bất kỳ chi phí nào cho đến ngày thanh toán của chủ nợ.
Nếu DN đƣợc ngày càng nhiều thì càng có lợi, tăng tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
+ Nhƣợc điểm
Các khoản nợ định mức có phạm vi giới hạn của nó, DN không thể suy trì việc hoãn trả nợ quá thời hạn cho phép gây tác hại đến HĐKD
Thông thường đây là nợ DN chỉ có thể sử dụng trong ngắn hạn.
f) Nguồn vốn cổ phần
“Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán thụ hưởng phần thu nhập còn lại. Cổ đông có quyền thụ hưởng trên phần thu nhập còn lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty.” [9].
+ Ƣu điểm
Do cổ phiếu là chứng chỉ góp vốn nên nó giúp công ty có nguồn vốn lớn Giúp công ty thu hút và duy trì đội ngủ nhân viên giỏi.
Có cơ hội hợp tác với các công ty có tiềm lực mạnh và chuyên nghiệp hơn.
Xây dựng hình ảnh đẹp cho công ty nhờ thế công ty sẽ huy động vốn dể hơn qua phát hành cổ phiếu ở lần sau.
+ Nhƣợc điểm
Làm phân tán quyền sở hữu, và kiểm soát, cũng nhƣ lợi nhuận trong công ty
Chi phí phát hành cao
Phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi và nghiêm ngặt Đội ngũ quản lý phải chịu trách nhiệm trước công chúng
“Cổ phiếu ƣu đãi là chứng khoán lƣỡng tính, vừa giống nợ vay trên một số phương diện, vừa giống vốn cổ đông ở một số phương diện khác. Nó có thu nhập cố định, cam kết với nhà đầu tƣ một khoản lợi nhuận cố định đƣợc chia hằng năm bằng với lãi suất sinh lời ghi trên cổ phiếu nhân với giá gốc của nó.” [16].
+ Ƣu điểm
Mặc dù phải trả cổ tức cố định nhƣng khác với trái phiếu, DN không nhất thiết bắt buộc phải trả đúng hạn hằng năm mà có thể hoãn lại sang kỳ sau.
Phát hành cổ phiếu ưu đãi giúp cho cổ đông thường thu được lợi tức cổ phần cao hơn khi công ty thu đươc lợi nhuận cao trong kinh doanh.
Phát hành cổ phiếu ƣu đãi giúp công ty tránh đƣợc việc chia phần kiểm soát cho cổ đông mới qua quyền biểu quyết.
Việc phát hành cỗ phiếu ƣu đãi không bắt buộc công ty phải thế chấp, cầm cố tài sản, mặt khác cổ phần ƣu đãi không co thời gian hoan trả, không bắt buộc lập quỷ thanh toán.
+ Nhƣợc điểm
Lợi tức cổ phiếu ƣu đãi cao hơn trái phiếu vì độ rủi ro của cổ phiếu ƣu đãi lớn hơn trái phiếu.
Lợi tức cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty dẫn đến chi phí sử dụng cổ phiếu ƣu đãi lớn hơn chi phí sử dụng trái phiếu
g) Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích lũy bổ sung vốn.
Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ là phần là phần còn lại của lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ đi khoản chia cổ tức cho cổ đông, vì vậy việc huy động vốn này đƣợc nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần.
+ Ƣu điểm
Khuyến khích đƣợc các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài, trung thành với công ty
+ Nhƣợc điểm
Giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong kỳ trước mắt do cổ đông chỉ nhận đƣợc một phần ít
Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức quá thấp, số lãi ròng không đủ hấp dẫn, giá cổ phiếu bị sụt giảm ảnh hưởng đến việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn
h) Các kênh huy động khác
Ngoài các kênh huy động nói trên, DN có thể sử dụng các hình thức huy động nguồn vốn tài trợ khác phục vụ cho hoạt động SXKD nhƣ từ quỹ khấu hao, các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển, huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết...