CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
3.1.3. Đặc điểm thị trường vốn
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, từ đầu năm 2018 , lãi suất cho vay đã giảm 0,3% - 0,5% so với năm 2017. Riêng cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lãi suất trước đây 7,5% - 8,5%/năm, nay chỉ còn 7,5%/năm. Hiện cơ quan này đang yêu cầu các ngân hàng tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để từ đó ổn định lãi suất trong suốt thời gian vay vốn của dự án trung và dài hạn [7].
Liên quan đến vốn tín dụng dành cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM, cho biết hiện có rất nhiều chính sách hỗ trợ vốn dành cho DNVVN thông qua các cơ chế về tín dụng, lãi suất và tỷ giá. Ông Nguyễn Hoàng Minh cũng khẳng định, không thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đặc biệt với 5 nhóm đối tƣợng, lĩnh vực ƣu tiên gồm DN nông thôn, DNVVN, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao và còn đƣợc cho vay với lãi suất ƣu đãi. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN và UBND TPHCM, hiện ngành ngân hàng TP còn có nhiều chương trình kết nối giữa các nhóm DN và ngân hàng thương mại, triển khai các chính sách ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ thực hiện tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
b) Thị Trường chứng khoán
Bộ phận đầu tƣ của ngân hàng Thụy Sỹ UBS vừa ra báo cáo chiến lƣợc đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam với chủ đề “Bước tiến xa hơn của thị trường tài chính Việt Nam”.
Trong 5 năm tới, thị trường tài chính Việt Nam sẽ tăng trưởng đáng kể.
Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất trong khu vực (ngoại trừ Trung Quốc) phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng khi dƣ nợ tại khu vực này vƣợt tổng giá trị trái phiếu niêm yết và cổ phiếu lưu hành.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả nhất định trong 6 tháng đầu năm 2018, bất chấp sự biến động của thị trường chứng khoán thế giới.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2018 ngày 11/7/2018 vừa qua. Trong đó, thị trường cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường đạt 3.889 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2017, tương đương 77,7% GDP. So với quý I/2018, thanh khoản thị trường này trong những tháng gần đây có sự sụt giảm. Tuy nhiên, tính chung cả 6 tháng, giá trị giao dịch bình quân của thị trường này vẫn cao, đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 60% so với bình quân cả năm 2017.
Thị trường trái phiếu hiện có quy mô niêm yết đạt 1.056 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm 2017 (tương đương 21% GDP). Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt trên 10 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 19% so với bình quân năm 2017.
Năm 2018 là năm thứ ba mà Chính phủ nhiệm kỳ mới thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm (2016 – 2020), trong đó cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh là những trọng điểm được ưu tiên.
Trong giai đoạn đặc trưng như trên, VDSC cho rằng thị trường chứng khoán, với vai trò là phong vũ biểu của nền kinh tế, sẽ là kênh đầu tiên phản ánh những chuyển động tích cực. Theo đó, 2018 vẫn là năm khả quan cho TTCK Việt Nam, không chỉ dựa vào dòng vốn từ NĐT nước ngoài mà tỷ suất sinh lợi khoảng 48% của VN-Index trong năm 2017 khiến TTCK trở nên hấp dẫn
để lôi kéo kênh tiền gửi tiết kiệm gia nhập thị trường. Đây sẽ là lực cầu đối ứng hấp thụ nguồn cung cổ phiếu vào TTCK, dự báo cũng tăng mạnh không kém trong năm 2018, bao gồm nhóm doanh nghiệp Nhà nước IPO, niêm yết mới, và phát hành thêm.
c) Tác động tích cực từ chính phủ
⁻ Tháng 10/2018 – Dự thảo Luật Chứng khoán – Giai đoạn phát triển tiếp theo của thị trường vốn
Ủy ban Chứng khoán đang soạn dự thảo Luật Chứng khoán mới để trình Quốc hội trong tháng 10. Luật dự kiến giải quyết những vấn đề nhƣ minh bạch thông tin, hành vi thị trường, cơ quan quản lý và giám sát, quy trình niêm yết và sự tham gia của khối ngoại vào thị trường vốn trong nước.
⁻ Sở hữu khối ngoại – Cho phép khối ngoại tham gia nhiều hơn Đây sẽ là cải cách đáng kể từ khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP về xóa bỏ hạn chế với sở hữu nước ngoài (FOL) tại các công ty không nằm trong trong lĩnh vực nhà nước cần kiểm soát.
⁻ Các đợt IPO – Yếu tố then chốt cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
Sàn đăng ký giao dịch cổ phiếu (UPCoM) đƣợc thiết lập để khuyến khích các công ty tham gia thị trường chứng khoán. Hầu hết các công ty giao dịch tại UPCoM từng là SOE dù đây không phải điều kiện bắt buộc.
UPCoM hiện có hơn 700 công ty, bao gồm Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV). UBS dự báo có thêm công ty chuyển niêm yết từ UPCoM lên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, nhằm tăng cường thanh khoản và cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.
⁻ Phân loại MSCI – Khả năng Việt Nam đƣợc đƣa vào danh sách theo dõi của MSCI với thị trường mới nổi
Việt Nam hiện được xếp loại là thị trường biên (FM) theo kết quả của các chỉ số MSCI, không phải thị trường mới nổi (EM). Sự xếp loại này quan trọng bởi các chỉ số có tính khác biệt, đánh giá nhiều khía cạnh.
UBS tin rằng Việt Nam đã đáp ứng tiêu chí quy mô và tính thanh khoản để được nâng hạng. Chướng ngại chủ yếu hiện nay là tiêu chí tiếp cận thị trường. UBS hy vọng Luật Chứng khoán mới sẽ giải quyết một số lo ngại của MSCI, cho phép Việt Nam có tên trong danh sách các thị trường mới nổi đáng theo dõi.