Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại tổng công ty cổ phần y tế danameco (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP

1.2.5. Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

a) Chi phí sử dụng vốn

Xác định chi phí vốn của doanh nghiệp hay lãi suất chiết khấu chính xác để sử dụng trong tính giá trị hiện tại của các dòng tiền đối với các dự án của doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng đối với quá trình dự toán vốn.

[10].

Các bộ phận vốn cấu thành là những khoản mục nằm bên phải của bảng cân đối kế toán, đó là nợ, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường

Mỗi bộ phận vốn cấu thành có chi phí riêng đƣợc xác định nhƣ sau:

Kd :Lãi suất của các khoản nợ mới (trước thuế).

Kd(1-T) :Chi phí sau thuế của nợ, trong đó T là tỷ lệ thuế biên.

Kps :Chi phí vốn cổ phiếu ƣu đãi.

Ke : Chi phí vốn ngoại sinh đạt đƣợc bằng cách phát hành cổ phiếu thường bổ sung khác biệt so với vốn chủ sở hữu được huy động từ thu nhập giữ lại cho chi phí giat tăng khi cổ phiếu mới đƣợc phát hành.

WACC : Chi phí bình quân gia quyền vốn.

- Chi phí sử dụng nợ sau thuế

Doanh nghiệp có thể huy động nợ dưới hình thức vay của các tổ chức tài chính trung gian hay qua phát hành trái phiếu. Chi phí sau thuế của nợ Kd(1- T), được xác định bằng lãi suất trước thuế, Kd, trừ đi khoản tiết kiệm do lãi suất là khoản khấu trừ thuế.

Chi phí sử dụng nợ sau thuế = Lãi suất - Tiết kiệm thuế

= Kd - Kd T

= Kd (1-T)

Với Kd là lãi suất của nợ mới, chứ không phải lãi suất của nợ hiện hành

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ƣu đãi

Chi phí sử dụng vốn ƣu đãi chính là chi phí DN phải trả cho việc huy động cổ phiếu ƣu đãi. Kps, đƣợc xác định bằng cách lấy cổ tức ƣu đãi Dps chia cho giá phát hành ròng Pn, hay giá mà DN nhận đƣợc sau khi khấu trừ chi phí phát hành.

Khi huy động vốn, doanh nghiệp phải tốn chi phí phát hành, vì vậy thu nhập củadoanh nghiệp khi phát hành chứng khoán là giá bán chứng khoán trừ đi giá phát hành.

Cổ tức ƣu đãi không đƣợc khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế. Vì vậy chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc điều chỉnh thuế. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ƣu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ và các doanh nghiệp thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn cổ phần ƣu đãi.

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới

Chi phí SDV cổ phần thường chính là chi phí tăng vốn cổ phần căn cứ

trên chi phí SDV thu nhập giữ lại có gia tăng chi phí phát hành.

Gọi chi phí phát hành là F, công thức DCF cần điều chỉnh để xác định tỷ lệ lợi tức yếu cầu theo công thứ sau:

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới Ke = + g

Chi phí cổ phần thường mới, hay vốn chủ sở hữu ngoại sinh Ke thì cao hơn chi phí của thu nhập giữ lại ,vì chi phí phát hành liên quan đến việc bán cổ phếu thường mới. Nên các doanh nghiệp sử dụng thu nhập giữ lại đến mức có thể vì chi phí sử dụng vốn thấp hơn.

Chi phí sử dụng vốn bình quân

Một khi đã tính toán chi phí của các nguồn tài trợ cấu thành, chúng ta gắn trọng số cho mỗi nguồn tài trợ theo một tiêu chuẩn và sau đó tính chi phí vốn bình quân trọng số. Tổng chi phí vốn công ty có thể có thể biểu diễ theo công thức:

Chi phí sử dụng vốn trung bình trọng WACC = x Wx

Kx : Chi phí sau thuế của nguồn trài trợ x.

Wx: Trọng số của nguồn tài trợ x theo tỷ lệ phần trăm trên tổng nguồn tài trợ.

Chú ý rằng nợ trong cấu trức vốn mục tiêu của DN chỉ gồm nợ dài hạn, nợ vay ngắn hạn ngân hàng chứ không bao gồm nợ của các khoản phải trả, nợ định mức.

b) Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động + Số vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ, sản xuất,

tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tƣ dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp.

Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tƣ tồn kho thấp, các khoản phải thu ít, chi phí giảm, lợi nhuận tăng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này thấp phản ánh lƣợng hàng tồn kho lớn, lƣợng tiền tồn quỹ nhiều, doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ đó phải nhanh chóng xem xét tình hình quản lý để kịp thời chấn chỉnh [22].

+ Tỷ số sinh lời vốn lưu động

Hệ số này cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động có trong kỳ đổi lại bao nhiêu đơn vị LNST. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định + Hiệu suất sinh lời vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Hệ số này đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Cụ thể là một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

+ Hệ số sinh lời vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đƣợc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế.

Tỷ lệ sinh lời vốn cố định =

Chỉ số này cho biết đồng vốn có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Số lợi nhuận thu đƣợc trên một đồng vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS: Return on sales): chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận công thức này là tổng hợp lợi nhuận của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Phản ánh một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thu. Liên quan đến việc quản trị doanh thu, chi phí, chính sách định giá bán và cả chính sách kế toán cửa doanh nghiệp. [3].

 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on assets): chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng bình quân một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản được thực hiện hiệu quả thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của cấp quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Nếu tỷ suất sinh lời của tài sản lớn hơn lãi suất vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán đƣợc lãi vay.Ngƣợc lại, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity): chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng VCSH, cho biết sử dụng một đồng VCSH trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.Ngƣợc lại, càng thấp càng kém hiệu quả.

Các chỉ tiêu trên đã cho ta thấy một cách tổng thể hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Tuy nhiên chúng chƣa đánh giá đƣợc một cách đầy đủ vì nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc sử dụng và phân biệt thành vốn cố định và vốn lưu động.

 Hệ số quay vòng vốn

Hệ số quay vòng vốn =

Chỉ tiêu nàu cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn quay bao nhiêu vòng trong năm. Hệ số này càng cao cho thấy DN sử dụng vốn có hiệu quả.

 Số ngày của 1 vòng quay tổng nguồn vốn Số ngày 1 vòng quay của tổng nguồn vốn =

Chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn kinh doanh quay một vòng thì mât bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ thời gian quay vòng vốn kinh doanh của công ty càng nhanh, càng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại tổng công ty cổ phần y tế danameco (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)