CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP
1.2.6. Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Các doanh nghiệp khác nhau thì mức độ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đó cũng khác nhau dẫn đến việc ra quyết định huy động vốn cũng khác nhau.Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét kĩ các yếu tố này để có quyết định huy động vốn tối ƣu [14].
a) Quy mô và uy tín của doanh nghiệp
Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín trên thị trường thì doanh nghiệp đó có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn và có nhiều sự lựa chọn hơn trong hoạt động huy động vốn.Những doanh nghiệpnhƣ vậy có thể tiến hành phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn cho dự án đầu tƣ của mình. Song doanh nghiệp nhỏ thì khó có thể sử dụng hình thức huy động vốn này, họ sẽ lựa chọn vay ngân hàng hay tín dụng thương mại.
b) Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Hiếm doanh nghiệp có khả năng dùng vốn tự có để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà thường buộc phải huy động vốn bên ngoài từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với các ngành nhƣ luyện kim, khai khoáng, chế tạo máy móc… đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn lớn nhƣng đối với các ngành như thương mại, dịch vụ thì lại không yêu cầu khả năng tài chính lớn mạnh của chủ đầu tƣ. Vì vậy, ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến nhu cầu vốn trong doanh nghiệp.
c) Chiến lược phát triển và đầu tư của doanh nghiệp
Chiến lƣợc đầu tƣ và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quyết định thời gian sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp sẽ sử dụng kênh huy động dài hạn dành cho những chiến lƣợc dài hạn. Còn những dự án nhỏ, thời gian ngắn thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách thức vay vốn ngắn hạn với mức lãi suất thấp hơn.
d) Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố của đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh sản xuất những sản
phẩm tương tự có giá thành thấp hơn của doanh nghiệp thì có thể làm cho doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm đi thị phần của doanh nghiệp giảm và hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Ngƣợc lại nếu doanh nghiệp có khả năng này thì doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh.
e) Tình hình thị trường và mức lãi suất trên thị trường tài chính Khi thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện, các doanh nghiệp sẽ có nhiều phương thức huy động vốn để lựa chọn ra phương thức phù hợp nhất.Ngƣợc lại, doanh nghiệp sẽ vất vả để tìm đƣợc nguồn vốn huy động khi thị trường tài chính còn sơ khai và kém phát triển.
Mức lãi suất trên thị trường cũng là yếu tố tác động lớn đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp. Khi mà mức lãi suất quá cao so với mức sinh lời mà doanh nghiệp có thể đạt đƣợc từ dự án đầu tƣ thì các doanh nghiệp có xu hướng huy động từ nguồn khác hơn là đi vay.
f) Chính sách thuế của nhà nước
Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên.Tuy nhiên nếu thuế suấtưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng trong những năm đầu sử dụng vốn không phải chịu thuế hoặc đươc giảm thuế thì các doanh nghiệp sẽ ưa thích nguồn vốn vay ngân hàng hơn.Vì vậy, nếu chính sách thuế của nhà nước ưu đãi cho hình thức huy động nào thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức huy động đó.
g) Tiến bộ về khoa học công nghệ
Các tiến bộ về khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất học tập các kinh nghiệm của doanh nghiệp khác nhƣng nó cũng làm cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn do có đối thủ cạnh tranh mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tăng cường hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào vì đây chính là cơ sở để cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Do vậy, nhiệm vụ cấp thiết và trọng tâm của hoạt động huy động vốn tại các doanh nghiệp là phải đƣa ra đƣợc bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn hợp lý có chính sách cũng như phương pháp huy động phù hợp với doanh nghiệp mình.
Để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu này doanh nghiệp cần tìm kiếm cho mình những nguồn vốn mới để tăng cường tận dụng đòn bẩy kinh doanh, có cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ cũng nhƣ có cơ hội mở rộng quy mô sản suất kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Những lý luận chung và tổng quan về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn trong chương 1 này sẽ là cơ sở nền tảng vững chắc cho những phân tích và đánh giá về thực trạng huy động vốn tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco.