Các phương thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đắklắk (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ S LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.3. Các phương thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

a. Cho vay ứng trước từng lần

Cho vay ứng trước từng lần là hình thức cho vay phát sinh theo từng nhu cầu của các doanh nghiệp đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn thì ngân hàng sẽ lập cho khách hàng thủ tục vay vốn riêng theo nhu cầu và ký hợp đồng tín dụng. Phương thức này được áp dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể như mua hàng, mua nguyên nhiên vật liệu dự trữ, hay khoản phải thu.

Cơ sở để xem xét cho vay dựa trên hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, thư tín dụng, các hoá đơn bán hàng, bảng kê bán thành phẩm, thành phẩm. Mức cho vay của NH có thể áp dụng từ 70% đến 100% nhu cầu vay tuỳ theo từng đối tượng vay. Mức cho vay = Tổng nhu cầu vay - Phần vốn chủ sở hữu tham gia - Vốn khác. Thời hạn cho vay được xác định cho mỗi lần vay cụ thể dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ, chu kỳ ngân quỹ và mức độ rủi ro. Nếu dựa theo chu kỳ ngân quỹ thì thời hạn cho vay chính là chu kỳ ngân quỹ (cho vay đầu kỳ và thu nợ vào cuối kỳ ngân quỹ), cách xác định này thường áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hoá và thu nợ khi khách hàng thu được tiền hàng. Thời hạn cho vay cũng có thể bắt đầu giữa chu kỳ ngân quỹ cho đến cuối kỳ ngân quỹ (áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để dự trữ thành phẩm hoặc các khoản phải thu). Ngoài ra, ngân hàng cũng dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ để xác định thời hạn cho vay, tức thời gian cho vay dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ ra và thời gian thu nợ dựa trên cơ sở lưu chuyển tiền tệ vào. Trong trường hợp

này, thời gian cho vay có thể sớm hơn chu kỳ ngân quỹ nên thường áp dụng đối với khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp hay có ý muốn trả nợ sớm để tiết kiệm chi phí. Về phía ngân hàng, việc xác định thời hạn cho vay dựa theo dự báo lưu chuyển tiền tệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kiểm soát và quản lý việc sử dụng tiền vay và thu nợ. Nợ gốc thường được trả 1 lần vào cuối thời hạn vay và tiền lãi được tính theo phương pháp lãi đơn, ngoài ra, nếu dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ thì có thể có nhiều kỳ hạn trả nợ.

Ưu điểm của phương thức cho vay này giúp cho ngân hàngmở rộng kinh doanh,tìm kiếm thu nhập phục vụ mọi khách hàngđồng thời đảm bảo an toàn vốn vay và và tạo thế chủ động cho cả ngân hàngvà khách hàng. Với mức phát tiền vay cụ thể, hạn trả nợ cụ thể nên ngân hàngcó thể tính toán được hiệu quả kinh tế của hiệu quả cho vay,từ đó có thể lên kế hoạch cho vay các khoảng tiếp theo một cách hợp lí tránh ứ đọng vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác,việc tính toán thu nợ của kế toán cho vay được thực hiện đơn giản căn cứ vào số tiền cho vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay trên hợp đồng tín dụng.Tuy nhiên, phương thức cho này này có nhiều nhược điểm đối với cả ngân hàngvà khách hàng,đây là một hình thức vay phức tạp bởi thủ tục vay rườm rà,mỗi lần khách hàngvay phải lập hồ sơ vay vốn, tốn kém thời gian,công sức gây khó khăn trong việc vay vốn làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng,thậm chí mất cơ hội kinh doanh nếu không có vốn kịp thời còn đối với ngân hàngthì phải tiến hành theo d i từng món vay tại các thời điểm khác nhau để thu nợ gốc và lãi nên chi phí trong kinh doanh cao mà lợi nhuận tìm kiếm trên một lần vốn đầu tư thấp. Hơn nữa, việc định kì hạn đối với các món vay đôi khi còn mang tính chủ quan của con người đặc biệt là khi đối tượng cho vay là các thiết bị vật tư hàng hóa của doanh nghiệp thương mại,cho nên không phù hợp sẽ dẫn tới vòng quay vốn lưu động của khách hànglớn hơn vòng quay vốn tín dụng của ngân hàngdẫn tới tình trạng ngân

hàngbị khách hàngchiếm dụng vốn hoặc nếu khách hàngkhông trả nợ không đúng hạn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong kế hoạch nguồn vốn trong đó ngân hàngphải kiểm soát những khách hàng của mình trong việc sử dụng vốn vay của ngân hàng.

b. Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay theo đó ngân hàng kí một hợp đồng hạn mức tín dụng với doanh nghiệp trong đó quy định những điều kiện cho vay cơ bản như số tiền hạn mức, doanh số cho vay, lãi suất, thời gian cho vay tối đa cho từng lần giải ngân, thời gian duy trì hạn mức. Khách hàng chỉ cần trình phương án sử dụng tiền vay, cung cấp các chứng từ chứng minh phù hợp để đề nghị được ngân hàng giải ngân.

Đây là phương thức cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết. Đối tượng cho vay là đối tượng tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, tức chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dài hạn và các khoản nợ phi ngân hàng. Điều kiện khách hàng vay theo phương thức này là khách hàng phải có tín nhiệm cao đối với ngân hàng, nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. Lãi suất cho vay được xác định theo 2 phương pháp: Ngân hàng dùng lãi suất cho vay để tính dư nợ thực tế và lãi suất cho vay này thường cao hơn lãi suất cho vay thông thường, hoặc ngân hàng dùng lãi suất cho vay và các yếu tố phi lãi suất như các khoản phí, lãi suất cho vay này bằng với lãi suất cho vay thông thường.

Khi có nhu cầu, khách hàng chỉ cần lập ủy nhiệm chi, séc rút tiền mặt để rút tiền nhưng không được vượt quá hạn mức tín dụng. Căn cứ vào các chứng từ của khách hàngtrong phạm vi hạn mức tín dụng căn cứ vào các chứng từ của khách hàng, trong phạm vi hạn mức tín dụng cho phép nếu thấy

đủ điều kiện để thực hiện phát tiền vay thì ngân hàngsẽ cho khách hàngvay ngân hàngkhông ấn định được thời hạn trả nợ cho từng khoản vay mà việc trả nợ được thực hiện trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, khách hàngcó thể trả nợ trên nhiều lần trên cơ sở kỳ luân chuyển vốn của mình. Đặc điểm của phương thức cho vay này là việc cho vay và thu nợ đan xen nhau không phân định ranh giới thời điểm lúc nào cho vay và lúc nào thu nợ. Việc cho vay thu nợ được thực hiện thông qua tài khoản cho vay luân chuyển (bên nợ của tài khoản này phản ánh các khoản tiền vay của khách hàngbên có của tài khoản này phản ánh các khoản nợ của khách hàng)

Ưu điểm: đây là phương thức cho vay năng động linh hoạt đáp ứng được kịp thời nhu cầu của người vay bởi thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện.

Khách hàngchỉ cần thực hiện vay vốn lần đầu còn lần sau họ chỉ cần họ chỉ cần gữi đến ngân hàngnhững chứng từ hóa đơn để thích hợp, phù hợp với mục đích sử dụng tiền vay trong hợp đồng thích hợp, phù hợp với mục đích sử dụng tiền vay trong hợp đồng tín dụng đã kí kết nhận tiền vay. Do đó, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc vay và trả nợ vay. Về phía ngân hàng có thể tận thu triệt để khoản thu mà khách hàngcó, kiểm soát thu nhập của khách hàng, từ đó nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khả năng tài chính của họ qua đó có thể tăng cường quá trình sử dụng vốn của khách hàngcó được những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Một ưu điểm nữa của phương thức cho vay này là mặc dù việc cho vay và trả nợ được thực hiện đan xen nhau nhưng vẫn có thể phạt nợ quá hạn đối với đơn vị khi họ không đạt được vòng quay vốn tín dụng như kế hoạch đề ra.

Nhược điểm: theo phương thức cho vay này ngân hàngvà khách hàngkí kết một hợp đồng tín dụng trong đó ngân hàngxác định một hạn mức tín dụng cho khách hàng và được duy trì trong một thời gian nhất định,tức là ngân

hàngphải luôn duy trì nguồn vốn nhất định để sẳn sàng đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều này dễ làm cho ngân hàngmất thế chủ động về nguồn vốn kinh doanh, gây ra tình trạng ứ đọng vốn nếu khách hàngsử dụng không hết hạn mức tín dụng. Hơn nữa, việc tính toán thu gốc, lãi rất phức tạp, phải thực hiện trên nhiều loại giấy tờ và có thể mỗi loại giấy tờ có mức lãi suất khác nhau. Về phía khách hàngthì không phải lúc nào họ cũng thích sự giám sát chặt chẽ của ngân hàngđối với khoản thu nhập của họ, nhất là trong trường hợp họ cần dùng nó vào những mục đích tạm thời nào đó.

c. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Cho vay hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cam kết đảm bảo s n sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, trong một thời hạn nhất định. Khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng được sử dụng bởi trong trường hợp này, ngân hàng phải giảm bớt các món cho vay của khách hàng khác để giữ cam kết hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà NHTM cam kết đảm bảo s n sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định (ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng). Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng và lãi suất cho vay nếu phát sinh tiền vay.

Hạn mức tín dụng dự phòng thường được áp dụng trong trường hợp khách hàng muốn đảm bảo đầy đủ số vốn đầu tư cho dự án do mức vốn đầu tư cho dự án có khả năng tăng lên hoặc mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án không đủ so với dự kiến ban đầu hoặc khách hàng phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính trong thời gian tới mà không dự kiến chính xác được.

d. Cho vay theo hạn mức thấu chi

Cho vay theo hạn mức thấu chi là hình thức tín dụng ứng trước vào tài

khoản được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai (đây là loại tài khoản thanh toán mà 2 bên thỏa thuận mở cho nhau để ghi nợ, ghi có, về những nghiệp vụ phát sinh thường xuyên của 2 bên. Đây là biện pháp tạm thời để bù đắp cho vốn lưu động tạm thời thiếu hụt, nhưng không phải là sự trợ giúp về cơ cấu vốn và thường xuyên cho ngân quỹ doanh nghiệp, số dư nợ trong cho vay thấu chi của ngân hàng thường xuyên biến động nên rất khó khăn khi yêu cầu khách hàng đảm bảo trực tiếp. Ngoài ra, hạn mức tín dụng được thỏa thuận chưa phải khoản tiền ngân hàng cho vay, chỉ khi nào khách hàng sử dụng quá số dư trên tài khoản mới được coi là tín dụng được cấp phát. Hình thức cho vay này có nhiều ưu điểm đối với khách hàng, khoản thấu chi là rẻ và linh hoạt nhất bởi khách hàng chỉ phải trả những gì khách hàng đã dùng và bất cứ lúc nào họ có thể đem tiền gởi vào tài khoản để giảm dư nợ và rút tiền ra bất cứ lúc nào cần nhưng không vượt quá hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, với ngân hàng, khoản thấu chi gây khó khăn cho ngân hàng hơn trong việc giám sát quản lý tài khoản và dễ đem lại một tình trạng tài khoản vãng lai luôn nằm trong trạng thái dư nợ, ngân hàng dễ gặp rủi ro cao hơn so với các loại cho vay thông thường, vì thế, khách hàng phải có quan hệ thường xuyên và có uy tín cao đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đắklắk (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)