CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI BIDV VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐẮKLẮK
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV Việt Nam – Chi nhánh Bắc ĐắkLắk
BIDV Việt Nam với phương châm hành động: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”nhằm phát triển nhanh, bền vững đồng thời mang đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, thuận lợi trong cho vay, bảo mật dịch vụ, phục vụ nhanh chóng, chính xác, kịp thời với giá hợp lý, thỏa mãn tối đa nhu cầu và chú trọng nâng cao giá trị khách hàng. Để cụ thể hóa phương châm hành động này, trong giai đoạn 2017-2020 BIDV Việt Nam sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:
(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV Việt Nam tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam;
(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;
(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV Việt Namtrên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ
quốc gia;
(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;
(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;
(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;
(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt l i; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.
Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển của BIDV Việt Nam, định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Việt Nam- chi nhánh Bắc ĐắkLắk đến năm 2020 đó là:
(1) Chủ động đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh trong đó, tập trung chủ yếu huy động vốn, cho vay và dịch vụ chuyển tiền. Bên cạnh đó đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với đặc thù của địa bàn hoạt động: chi lương tự động, phát hành thẻ ATM, thanh toán hóa đơn điện, nước, cước viễn thông…
(2) Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Duy trì vị thế hàng đầu về tín dụng, huy động vốn và chi lương tự động, phát hành thẻ ATM.
(3) Chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc theo hướng hiện đại, theo chuẩn mực văn hóa BIDVViệt Nam. Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, trách nhiệm, nhiệt tình, năng nổ và thân thiện đem lại sự hài lòng tốt nhất, tạo ấn tượng khó phai cho khách hàng khi đến giao dịch tại chi nhánh.
Để duy trì vị thế hàng đầu về tín dụng, huy động vốn và chi lương tự động, phát hành thẻ ATM của mình,mục tiêu của BIDV Việt Nam - Chi nhánh Bắc ĐắkLắk cần trong thời gian sắp tới như sau:
- Về nguồn vốn: Đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm bằng hoặc cao hơn mức tăng trưởng bình quân của địa bàn, bình quân đạt trên 25,7% năm. Phấn đấu đến năm 2020, thị phần huy động của chi nhánh đạt 47,6%.
- Về dư nợ: Đạt mức tăng trưởng hàng năm cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân trên địa bàn, tối thiểu đạt 11,6% năm. Phấn đấu đến năm 2020, thị phần tín dụng của chi nhánh đạt 34,5%.
- Về nợ xấu, chất lượng tín dụng: Kiểm soát chất lượng tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ hàng năm ở mức dưới 0,58%. Phấn đấu hoàn thành tối thiểu 89% kế hoạch thu nợ xử lý rủi ro hàng năm được giao.
- Về thu dịch vụ: Nâng dần tỷ trọng thu nhập từ nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động của chi nhánh, phấn đấu đạt mức tăng trưởng đều hàng năm về thu dịch vụ ở mức từ 25% năm và đạt tỷ lệ thu nhập từ nguồn thu dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động của chi nhánh là 15% vào năm 2020.
- Về lợi nhuận: Duy trì mục tiêu lợi nhuận ổn định và tăng đều qua các năm, với mức tăng bình quân đạt 22,8% năm.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệpcủa BIDV Việt Nam- chi nhánh Bắc ĐắkLắk
Với định hướng xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị
trung tâm vùng Tây Nguyên theokết luận số60-KL-TW ngày27 11 2009 của Bộ Chính trị về việc xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương trước năm 2020 và
“Quyết định số 87 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh ĐắkLắk đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng ĐắkLắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên” đã mở ra cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để mở rộng đầu tư kinh doanh tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh ĐắkLắk nói riêng, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh ngày càng phát triển, lớn mạnh không ngừng.
Để duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên địa bàn thì những định hướng tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đến năm 2020 của BIDV Việt Nam- chi nhánh Bắc ĐắkLắk cụ thể như sau:
(1) Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng theo nguyên tắc thương mại và thị trường, đảm bảo mức tăng trưởng kèm với chất lượng tín dụng lành mạnh, hiệu quả và bền vững.
(2) Tiếp tục tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân. Đồng thời làm tăng tỷ trọng các khoản cho vay có đảm bảo, giảm các khoản cho vay có vấn đề rủi ro cao, nâng cao chất lượng cho vay.
(3) Duy trì các mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệptại các khu vực thị trường mục tiêu của Ngân hàng thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có. Phát triển các nhóm đối tượng doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt, trong đó, đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực kinh doanh hàng cà phê nông sản; các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa và hoạt
động có hiệu quả; và các doanh nghiệp vệ tinh cho các khách hàng hiện hữu của chi nhánh.
(4)Khai thác thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu thông qua việc mở rộng các phòng giao dịch ở các huyện là các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, các huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao để tạo cơ hội cho ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển cho vay với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(5) Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt bởitrong bất kỳ trường hợp nào, các doanh nghiệp vẫn bị thu hút bởi lãi suất của ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách chăm sóc khách hàng, chiến lược thu hút khách hàng cần được thực hiện quan tâm đúng mực.
(6)Nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp, cụ thể: tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự; bổ sung thêm nhân sự đáp ứng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
(7) Tập trung hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn, không để nợ quá hạn khó thu phát sinh mới, hạn chế việc cơ cấu lại nợ.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề tín dụng, đảm bảo đúng quy trình cho vay và công tác quản lý tín dụng được đề cao.