CHƯƠNG 1. CƠ S LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.4. Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Để đánh giá kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM có rất nhiều tiêu chí khác nhau như:
a. Về quy mô cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - Tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp:
TT(dn) = [DN(1)/DN] * 100%
Trong đó: TT(dn) là tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp Tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp. DN(1): Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. DN: Tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp. So sánh chỉ tiêu này của các thời kỳ khác nhau sẽ cho ta thấy sự thay đổi kết cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này tăng, ngân hàng mở rộng về mặt dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Nếu tỉ trọng này giảm, ngân hàng thu hẹp cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên ngân hàng vẫn mở rộng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nếu như mức tăng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp lớn hơn 0. Chỉ tiêu này cho thấy tầm quan trọng của cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp M(dn) = DN(t) – DN(t-1)
Trong đó: M(dn) là mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. DN(t) là dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệpnăm t . DN(t-1) là dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệpnăm t-1. Tiêu chí này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệpqua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay chưa hiệu quả.
- Tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp T(dn) = [M(dn) / DN(t-1)] * 100%
Trong đó: T(dn) là tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp. M(dn) là mức tăng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
DN(t-1) là dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm t-1. Tiêu chí này phản ánh tốc độ thay đổi dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Tỉ trọng tăng thể hiện ngân hàng có xu hướng phát triển vào cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Tỉ trọng giảm nhưng vẫn lớn hơn 0 thì tốc độ tăng của tử số thấp hơn tốc độ tăng của mẫu số, cho thấy có thể ngân hàng hạn chế hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
- Mở rộng khách hàng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: Chỉ tiêu này cho biết thay đổi trong số lượng khách hàng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.
b. Về cơ cấu cho vay ngắn hạn đồi với doanh nghiệp
- Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chia theo loại hình tín dụng: tùy theo các sản phẩm cho vay mà đo lường dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp như cho vay từng lần, cho vay hạn mức tín dụng, thấu chi, cho vay có đảm bảo bằng tài sản (thế chấp, cầm cố), cho vay tín chấp.
- Dư nợ cho vay ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Việc xác định doanh nghiệp thuộc loại hình nào sẽ giúp ích cho công tác xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ hợp lý.
- Dư nợ theo ngành kinh doanh: Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh gồm: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải,… dựa vào tiêu chí này để đánh giá phân tích dự đoán được nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai, có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng hợp lý khi nhận thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp bị thu hẹp dần.
c. Về chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế, kinh doanh bất ổn và nhiều biến động như