Đánh giá những hạn chế của hệ thống kênh phân phối hiện tại

Một phần của tài liệu Đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KON TUM

2.3.5. Đánh giá những hạn chế của hệ thống kênh phân phối hiện tại

Về cơ bản , hệ thống kênh phân phối đa dạng với các cửa hàng bán hàng trực tiếp , các đại lý , điểm bán của Trung tâm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng giúp chủ động và kiểm soát kênh phân phối, không phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm kênh trung gian nào trong khâu phan phối.Tuy nhiên

, công tác tổ chức kênh phân phối thực tế tại Trung tâm còn có một số hạn chế nhƣ sau:

- Chƣa thực hiện tốt công tác quy hoạch các kênh phân phối theo địa bàn, độ phủ của các kênh tại các khu vực chƣa đồng đều, có chỗ thừa chỗ thiếu.

- Chƣa xây dựng và mở rộng kênh bán hàng, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên mà chỉ thuê tuyển và tập trung theo đợt bán hàng, vì vậy chƣa có tính ràng buộc cao giữa cộng tác viên và Trung tâm

- Hình ảnh quảng bá thương hiệu tại một số cửa hàng trực tiếp và các điểm bán chƣa đảm bảo, còn thiếu và mờ nhạt so với các đối thủ cạnh tranh.

b. Về công tác quản trị và thúc đẩy các thành viên kênh phân phối Công tác quản trị và thúc đẩy các thành viên kênh phân phối vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

- Mối quan hệ giữa Trung tâm với các kênh trung gian, đặc biệt là kênh trung gian điểm bán chƣa chặt chẽ, chƣa có ràng buộc cụ thể. Chƣa có cơ chế thưởng phạt cụ thể đối với các đại lý/ điểm bán.

- Công tác đánh giá kết quả kênh phân phối chƣa đƣợc cập nhật thường xuyên. Nhân viên chăm sóc điểm bán còn thiếu, nhân viên phát triển thị trường, giao dịch viên còn yếu về trình độ chuyên môn và chưa nhiệt tình trong công tác chăm sóc các điểm bán và công tác bán hàng.

- Việc quản lý các dòng chảy thông tin, dòng chảy xúc tiến, dòng đàm phán tại Trung tâm chƣa thực hiện tốt.

- Công tác giải quyết xung đột kênh phân phối chƣa triệt để.

c. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế + Nguyên nhân chủ quan

- Là đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc Viễn thông Kon Tum, hoạt động theo sự điều phối chủ trương chung của Tập đoàn, nên Trung tâm gặp nhiều khó khăn về các nguồn nhân lực, các chính sách bán hàng, khuyến mại...Trước những thách thức lớn của thị trường và môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt , Trung tâm chƣa sử dụng đƣợc sức mạnh của mình để chi phối các thành viên trong kênh phân phối.

- Trung tâm chƣa quan tâm đến công tác tổ chức và quản trị kênh phân phối một cách chủ động và chƣa có sự hoạch định rõ ràng, kỹ lƣỡng.

- Trung tâm vẫn chƣa xác định đƣợc mục tiêu và chiến lƣợc phân phối rõ ràng để làm cơ sở cho tổ chức và quản trị kênh phân phối

+ Nguyên nhân khách quan

- Nhiều yếu tố môi trường kinh doanh biến động không ngừng gây nên những khó khăn và thách thức lớn cho Trung tâm trong tổ chức và quản trị kênh.

- Việc phát triển thuê bao gặp nhiều khó khăn do thị trường thuê bao trả trước đang ở trạng thái bão hòa, sự cạnh tranh giữa các nhà mạng trong việc phát triển thị trường càng ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên các số liệu và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm thông tin di động Kon Tum giai đoạn 2016-2017, trong chương 2, đã đi sâu phân tích một cách khách quan thực tiễn quản trị kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Vinaphone của Trung tâm, gồm các nội dung về phương thức phân phối, cấu trúc kênh và tổ chức kênh phân phối, chính sách động viên khuyến khích các thành viên, quản lý mâu thuẫn và xung đột trong kênsh, đánh giá và thưởng phạt các thành viên…. Từ đó, tác giả xác định được những mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong quá trình tổ chức và quản trị kênh phân phối hiện nay của Trung Tâm.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)