1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.5. Nội dung cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Chỉ tiêu quy mô cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh phụ thuộc vào định hướng kinh doanh từng thời kỳ của Ngân hàng và được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- “Mức tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh:
đƣợc tính thông qua các chỉ tiêu sau”:
+ Mức tăng tuyệt đối đƣợc tính bằng hiệu số giữa mức dƣ nợ cho vay kỳ báo cáo với dƣ nợ kỳ gốc.
+ Mức tăng dƣ nợ (tuyệt đối) = Dƣ nợ kỳ báo cáo – Dƣ nợ kỳ gốc + Tốc độ tăng được tính bằng thương số giữa mức tăng tuyệt đối dư nợ với dƣ nợ kỳ gốc.
+ Tốc độ phát triển dƣ nợ đƣợc tính theo công thức:
Tốc độ phát triển dƣ nợ = Dƣ nợ kỳ báo cáo Dƣ nợ kỳ gốc
- “Mức tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân sản xuất của ngân hàng: Chỉ tiêu này đánh giá sự mở rộng số lƣợng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng qua các thời kỳ. Tăng trưởng số lượng khách hàng về thực chất là phương tiện, phương thức để đạt đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay nhƣng cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình mở rộng cho vay”.
- “Mức tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng cá nhân kinh doanh: Dư nợ bình quân trên một khách hàng được tính bằng thương số giữa tổng dư nợ cho số khách hàng tương ứng”.
- (Dƣ nợ bình quân của một khách hàng cá nhân kinh doanh = Tổng dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh/ Số khách hàng cá nhân kinh doanh) .
b. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Đƣợc đánh giá qua mức độ tăng thị phần cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng trên thị trường mục tiêu
Thị phần cho vay của NH = Dƣ nợ cho vay của NH
Tổng dƣ nợ của các NH trên TT mục tiêu c. Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng
Chỉ tiêu này thể hiện qua tốc độ tăng của thu nhập từ hoạt động cho vay KH cá nhân kinh doanh qua thời gian.
d. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Cơ cấu cho vay gồm cơ cấu loại sản phẩm cho vay, loại hình cho vay, phương thức cho vay và cơ cấu theo khách hàng vay. Đa dạng hóa cơ cấu cho vay vừa là phương thức để hạn chế rủi ro trong cho vay, vừa là giải pháp để mở rộng cho vay đồng thời phản ánh quá trình mở rộng cho vay. Tuy nhiện, cần phải xem xét sự phù hợp giữa cơ cấu cho vay với chiến lƣợc kinh doanh cho vay của ngân hàng, năng lực nội tại của ngân hàng và bối cảnh thị trường.
e. Bảo đảm chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Chất lƣợng dịch vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh đƣợc đánh giá qua 5 thành phần cơ bản:
- Phương tiện hữu hình: thể hiện qua thương hiệu, hình ảnh, tài liệu, trang thiết bị và máy móc để thực hiện dịch vụ; ngoại hình, trang phục của cán bộ thực hiện.
- Độ tin cậy : thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hẹn ngay từ lần đầu.
- Sự đáp ứng : mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng kịp thời.
- Năng lực phục vụ: Kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm, niềm nở của nhân viên phục vụ, tính sẵn sàng và đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
- Sự cảm thông: thể hiện sự ân cần, quan tâm, thăm hỏi, động viên đến từng cá nhân khách hàng.
Việc đánh giá các thành phần cơ bản trên dựa trên quan sát, phỏng vấn, khảo sát nhân viên cũng nhƣ khách hàng.
f. Kiểm soát rủi ro tín dụng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh gồm:
- Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5:
+ Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày;
Các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Các khoản nợ đƣợc phân vào nợ nhóm 2 theo quy định chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;
+ Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
Các khoản nợ đƣợc miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ nhóm 3 theo quy định chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.
+ Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ đƣợc phân vào nợ nhóm 4 theo quy định chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.
+ Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn lớn hơn 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ nhóm 5 theo quy định chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.
- Cơ cấu dƣ nợ theo mức rủi ro: là tỷ lệ giữa dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh.
- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ: là tỷ lệ giữa dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dƣ nợ: Là tổng số tiền trích lập dự phòng cho các khoản nợ cá nhân kinh doanh từ nhóm 2 đến nhóm 5 trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh.
- Tỷ lệ xóa nợ ròng: là dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh các khoản ngoại bảng trên tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh.
- Trong điều kiện dữ liệu cho phép, đề tài thực hiện đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ; nợ nhóm 2/tổng dƣ nợ và số trích lập dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ.