N ân tố bên trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay chăm sóc cà phê đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 43 - 49)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CHĂM SÓC CÀ PHÊ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH

1.3.2. N ân tố bên trong

Các nhân tố bên trong đề cập đến các nhân tố nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, bao gồm các nhân tố chủ yếu sau:

a. Nguồn lực tài chính, nhân lực của ngân hàng

Đối với mục tiêu mở rộng tín dụng quyết định nhất vẫn là các nguồn lực

sau:

- Nguồn lực tài chính, trong đó yếu tố quan trọng nhất là quy mô vốn điều lệ và khả năng huy động vốn của ngân hàng.

- Cơ sở vật chất, mạng lưới của ngân hàng, bao gồm hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, các điểm giao dịch,.. và kể cả các kênh phân phối tự động...

- Nguồn nhân lực:

+ Số lƣợng nhân viên nói chung, nhân viên phụ trách tín dụng nói riêng.

+ Trình độ đƣợc đào tạo của nhân viên

+ Kỹ năng các mặt của nhân viên trong thực tế + Thái độ phục vụ

+ Đạo đức của nhân viên

+ Hệ thống công nghệ bao gồm hạ tầng công nghệ và các phần mềm quản lý, phần mềm hoạt động

b. Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng

Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính sách tín dụng của NH nhằm xác định phương hướng sử dụng vốn của mình để tạo ra các tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình.

Một chính sách tín dụng là một hướng dẫn có tính chế tài của NH về các vấn đề sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình mà NH có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất).

Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy mở rộng tín dụng của một NH cụ thể. Ngƣợc lại, nếu chính sách tín dụng của NH đƣợc xác định không phù hợp với những đòi hỏi khách quan của bối cảnh thị trường cũng nhƣ yêu cầu quản lý nội tại của NH sẽ kìm hãm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.

c. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ để nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.

Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng có quan hệ tín dụng. Nó phải giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của ngân hàng.

d. Năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng

Năng lực quản trị tín dụng là điều kiện tiền đề cho việc giải quyết mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời. Chỉ trên cơ sở có năng lực quản trị tín dụng cao, ngân hàng mới có khả năng vừa mở rộng đƣợc quy mô cho vay vừa bảo đảm kiểm soát rủi ro. Qua đó, tạo nên sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng. Ngƣợc lại, hoặc NH vì sợ gia tăng rủi ro nên thu hẹp quy mô tín dụng hoặc NH mở rộng quy mô vƣợt quá khả năng quản trị của mình nên làm gia tăng mức rủi ro. Trong cả hai trường hợp, quá trình mở rộng tín dụng sẽ bị hạn chế, hiệu quả kinh doanh tín dụng sẽ giảm sút, ở mức độ nghiêm trọng NH sẽ có thể phải đối diện với nhiều rủi ro có quan hệ với

nhau và thậm chí có thể phải đối diện với rủi ro vỡ nợ.

e. Khả năng tiếp cận thị trường của ngân hàng

Năng lực tiếp cận thị trường là những kỹ năng tổng hợp của ngân hàng trong việc phát triển khách hàng, giành và giữ khách hàng, để chiếm ƣu thế cạnh tranh trên thị trường, dành một thị phần ngày càng cao.

Năng lực này bao gồm năng lực hoạch định chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, phù hợp với các biến động trong môi trường kinh doanh của NH, trên cơ sở phân tích đúng đắn các điểm mạnh và điểm yếu của NH. Nó cũng bao gồm năng lực tiến hành các hoạt động Marketing từ các hoạt động nghiên cứu Marketing đến việc triển khai các chính sách Marketing nhằm bảo đảm sự thích ứng các hoạt động của NH với thị trường. Ngoài ra, các năng lực về hoạch định và thực thi chính sách khách hàng cũng là yếu tố quan trọng.

Có thể nói, trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NH nhƣ hiện nay, các năng lực nói trên của NH sẽ có tác động lớn đối với quá trình mở rộng tín dụng.

f. Quy mô và uy tín của ngân hàng

Ngân hàng có quy mô tổng tài sản cũng nhƣ uy tín càng lớn càng dễ dàng trong việc mở rộng tín dụng.

g. Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm cho vay cá nhân Một ngân hàng nếu đƣa ra những sản phẩm cho vay cá nhân quá đơn điệu, thêm vào đó chất lƣợng lại không cao chƣa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng không thể có tiềm năng trong lĩnh vực cho vay cá nhân. Nhất là trong bối cảnh hiện nay các NH đang phải cạnh tranh nhau về cả chất lƣợng lẫn sự đa dạng của sản phẩm để có thể thu hút đƣợc KH. Các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay nhằm củng cố và mở rộng thị phẩn, tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.

Tất cả những nhân tố bên trong của ngân hàng nhƣ tài chính, nhân lực, chính sách, quy trình cấp tín dụng hay năng lực quản trị và khả năng tiếp cận thị trường của ngân hàng đều có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động cho vay chăm sóc cà phê đối với cá nhân. Các nhân tố đó có liên quan hỗ trợ cho nhau, một nhân tố không đảm bảo tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay chăm sóc cà phê nhƣ kìm hãm mở rộng quy mô tín dụng hay giảm chất lƣợng hoạt động cho vay chăm sóc cà phê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung của chương 1 trình bày hai vấn đề lớn:

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh.

Luận giải các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Trọng tâm của chương là các luận giải về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại; tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh, một số đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh trong chăm sóc cà phê, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh trong chăm sóc cà phê của ngân hàng thương mại.

Những nội dung trình bày trong chương 1 là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chăm sóc cà phê tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triểnViệt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk trong chương 2 và đề xuất các kiến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay chăm sóc cà phê đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)