HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG CHĂM SÓC CÀ PHÊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHĂM SÓC CÀ PHÊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay chăm sóc cà phê đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 34 - 38)

1.2.1. Đặc điểm của c o vay c ăm sóc cà p ê đối với k ác àng cá n ân của Ngân hàng thương mại

Chăm sóc cà phê trồng mới: là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lƣợng và năng suất của cây trồng. Sau khi hoàn thành việc trồng mới cà phê, hộ nông dân sẽ mất ba năm kiến thiết cơ bản và chăm sóc vườn cà phê kinh doanh. Cho vay cá nhân chăm sóc cà phê giai đoạn này là cho vay trung hạn để đảm bảo nguồn trả nợ.

Chăm sóc cà phê kinh doanh: Cây cà phê bắt đầu cho hạt từ năm thứ tƣ và năng suất tăng dần khi cây cà phê vào giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn này, nông dân phải có phương pháp quản lý sản phẩm để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, đồng thời phải chăm sóc, duy trì chất lượng của vườn cà phê. Cho vay cá nhân chăm sóc cà phê giai đoạn này là cho vay ngắn hạn.

Hoạt động cho vay chăm sóc cà phê của NHTM nhằm mục tiêu phục vụ nguồn vốn trong quá trình thực hiện chăm sóc cà phê cho nên hoạt động cho vay chăm sóc cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế, kỹ thuật, quy trình riêng tại các tỉnh Tây Nguyên. Cho vay chăm sóc cà phê tại Việt Nam có những đặc thù riêng biệt đó là mang tính rủi ro cao, diện tích cho vay chăm sóc cà phê phân tán, nhỏ lẻ tập trung chủ yếu ở các nông hộ, nhu cầu vốn đầu tƣ lớn.

Thứ nhất, thời gian cho vay tương đối dài đối với cho vay chăm sóc cà phê trồng mới:

Với đặc điểm cho vay chăm sóc cà phê có thời gian 4 năm, do đó năng suất và sản lƣợng của cây cà phê phụ thuộc lớn vào việc chăm sóc cà phê.

Ngay từ giai đoạn chăm sóc cà phê trồng mới nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu được và việc đảm bảo vốn là vấn đề quan trọng trong việc đầu tƣ cà phê vì khi đó nguồn thu chƣa có. Đồng thời, ngân hàng phải ấn định mức cho vay, phương thức giải ngân, trả lãi, thời gian cho vay phù hợp, đảm bảo việc thu hồi vốn đúng tiến độ và tránh rủi ro cho ngân hàng.

Thứ hai, đối với cho vay chăm sóc cà phê trong thời kỳ kinh doanh.

Thời gian cho ngắn thường 1 năm nên nguồn thu ổn định hơn và khi có rủi ro xảy ra thì cũng sớm phát hiện đƣợc.

Rủi ro trong hoạt động cho vay chăm sóc cà phê thường xuất phát những nguyên nhân sau: điều kiện tự nhiên nhƣ là thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; Ngoài ra việc trả nợ của người nông dân chăm sóc cà phê còn phụ thuộc vào trình độ hạch toán sản xuất của người dân trong khi đó phần lớn người dân trình độ còn hạn chế, lại không có nhiều kinh nghiệm trong phân tích biến động thị trường, giá cả nên sản xuất kém hiệu quả, năng suất và chất lƣợng không cao do đó tiềm ẩn rủi ro.

Thứ ba, chi phí quản lý cao do số lượng khách hàng đông, hoạt động cho vay chăm cà phê ở địa bàn nông thôn, xa xôi và khó khăn.

Cà phê thường được trồng tập trung ở các vùng đất cao nguyên, miền núi, tạo thành vùng chuyên canh rộng lớn. Đây là một trở ngại đối với ngân hàng, vì việc tiếp cận hộ trồng cà phê để cho vay trên địa bàn tương đối rộng, địa hình chia cắt bởi đồi núi, sông suối; số lƣợng món cho vay nhiều nhƣng lại nhỏ lẻ; trong khi đó, trình độ dân trí còn thấp, thiếu thông tin. Đặc điểm

này cho thấy chi phí hoạt động cho vay đối với cá nhân chăm sóc cà phê cao hơn chi phí cho hoạt động cho vay các đối tƣợng khác ở đô thị, khu tập trung đông dân cƣ.

Ở công đoạn sản xuất, thành phần quan trọng nhất là người trồng cà phê, bao gồm các hộ nông dân và các hình thức tập thể liên kết nhƣ hợp tác xã, hiệp hội… Phổ biến hiện nay vẫn là các hộ gia đình trồng cà phê ở quy mô nhỏ hơn 5 héc ta nhƣng cũng có các chủ đồn điền có khả năng canh tác quy mô lớn khoảng 50 héc ta. Người trồng cà phê thường được cung cấp đầu vào từ các doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón, hóa chất, các doanh nghiệp này đôi khi cũng là những tập đoàn lớn kinh doanh cà phê và muốn kiểm soát chất lƣợng cà phê theo tiêu chuẩn.

1.2.2. Địn mức kin tế kỹ t uật c o vay c ăm sóc cà p ê

Một hecta cà phê có mật độ cây trồng là 1.100 cây cà phê, vòng đời là 23 năm, với 4 năm đầu tƣ và 19 năm khai thác, chi phí chăm sóc cà phê vào khoảng 130-150 triệu đồng/năm.

1.2.3. Điều kiện vay vốn

Ngân hàng thẩm định đầy đủ các điều kiện vay vốn nhƣ các khoản vay thông thường của NHTM, bao gồm:

- Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn.

- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện là vốn tự có của cá nhân và khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

+ Vốn tự có của cá nhân vay chăm sóc cà phê cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác nhƣ chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của cá nhân chăm sóc cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ. Vốn tự có càng cao thì khả năng hoàn trả nợ vay

ngân hàng càng đảm bảo. Vốn tự có liên quan chặt chẽ đến diện tích canh tác cà phê, khách hàng có diện tích canh tác càng lớn thì vốn tự có càng cao.

Nguyên nhân là do đảm bảo sử dụng hết công suất trong mùa vụ nên khách hàng vay chăm sóc cà phê có diện tích canh tác lớn thường mua sắm đầy đủ các máy móc, thiết bị nông cụ. Chính vì đảm bảo các yếu tố sản xuất cà phê bằng cơ giới, dẫn đến hiệu quả sản xuất cao và tích lũy vốn cao, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

- Khả năng hoàn trả nợ vay bao gồm khả năng hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay phát sinh. Muốn vậy thì kết quả thực hiện phương án vay vốn phải đủ bù đắp tất cả các chi phí, có lợi nhuận. Do đó, phương án vay vốn của cá nhân chăm sóc cà phê phải hiệu quả về mặt tài chính.

1.2.4. Mức c o vay

Mức cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận nhƣng tối đa là 150 triệu đồng/ha đối với phương pháp chăm sóc cà phê kinh doanh và 130 triệu đồng/ha đối với phương pháp chăm sóc cà phê mới trồng. Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn cao hơn mức tối đa nêu trên thì áp dụng lãi suất thông thường đối với phần dư nợ tăng thêm đó.

1.2.5. Về biện p áp bảo đảm tiền vay

Ngân hàng xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành.

Về nguyên tắc, Ngân hàng xem xét quyết định cấp tín dụng có bảo đảm hoặc không có bảo đảm tối đa 100% tổng nhu cầu vốn của phương án tùy theo sản phẩm vay, thông thường ngân hàng tài trợ vốn vay 70% còn 30% còn lại là vốn tự có của khách hàng. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện riêng của từng ngân hàng nhƣ không có nợ xấu, nợ bán VAMC, nợ xử lý rủi ro, xếp hạng khách hàng từ hạng BBB trở lên...

Ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.

1.2.6. Việc giải ngân, t u ồi nợ gốc và lãi của k oản vay

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời gian và hình thức giải ngân phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của quá trình chăm sóc cà phê và các quy định hiện hành.

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phương thức thu nợ gốc và lãi phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

* Đán giá c ất lƣợng dịch vụ trong hoạt động c o vay c ăm sóc cà p ê đối với khách hàng cá nhân thông qua các các nội dung sau:

- Đánh giá về hồ sơ, thủ tục vay vốn có nhanh gọn thuận tiện không.

- Đánh giá về thời gian xử lý giao dịch có đúng quy định đƣa ra không vì tất cả ngân hàng đều có bảng niêm yết thời gian giao dịch tại quầy.

- So sánh về lãi suất cho vay có cạnh tranh so với các ngân hàng trong cùng địa bàn không.

- Mức độ hài lòng về chất lƣợng tƣ vấn, hỗ trợ - Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng

- Về không gian giao dịch

- Về máy đếm tiền, nơi trông giữ xe

- Đánh giá chung khi đến giao dịch với ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay chăm sóc cà phê đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)