CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NNL TẠI CÔNG
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH
2.1.1 Khái quát chung về Công ty
Tên tổ chức Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình Tên giao dịch quốc tế QUẢNG BÌNH IMPORT - EMPORT JOINT
STOCK COMPANY Tên viết tắt QUẢNG BÌNH IMEXCO Giấy đăng ký kinh
doanh 3100127799 cấp ngày 07/9/1989
Trụ sở chính 90 Đường Hữu Nghị, TK 10, Phường Nam Lý, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
Điện thoại 0232.3.829324
Fax 0232.3.822757
Website http://www.imexcoqb.com.vn
b. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Thời kỳ doanh nghiệp nhà nước: (Năm 1989 - 2005):
Năm 1989, cùng với việc chia tách tỉnh Bình - Trị - Thiên thành ba tỉnh, Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình đƣợc tách ra từ Công ty xuất nhập khẩu Bình - Trị - Thiên và hoạt động một cách độc lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình. Với chủ trương phát triển hàng hoá nhiều thành phần Công ty
32
xuất nhập khẩu Quảng Bình đƣợc đổi tên thành Liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình. Về nhiệm vụ và chức năng không có gì thay đổi so với trước, riêng ngành nghề kinh doanh được mở rộng hơn. Tháng 12 năm 1992, Liên Hiệp Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình đổi lại tên là Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình.
- Thời kỳ cổ phần hóa: Từ năm 2006 đến nay:
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 28/12/2005 UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định chuyển DNNN: Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình.
Ngày 03/4/2006, Công ty tiến hành Đại hội cổ đông thông qua định hướng phát triển Công ty, bầu Hội đồng quản trị và các quyết định quan trọng khác. Từ một doanh nghiệp với muôn vàn khó khăn, với tƣ duy kinh tế mới, cách làm mới, cùng với bản lĩnh, sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên, người lao động … Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình đã từng bước tháo gỡ khó khăn, vươn mình trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh.
Ngoài hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty đã tiến hành mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, không ngừng liên doanh, liên kết, tìm kiếm khách hàng và nguồn hàng mới, đặc biệt đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong thực hiện hoạt động khoáng sản. Từng bước khắc phục khó khăn về mọi mặt để đạt đƣợc những thành tích đáng phấn khởi và toàn diện về các chỉ tiêu doanh, thu, nộp ngân sách, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Trung ƣơng và địa phương, nâng cao đời sống và đảm bảo các chế độ cho người lao động. Từ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc mới khang trang, đã ủng hộ các quỹ từ thiện, thiên tai bảo lụt hàng trăm triệu đồng; thành tích của Công ty năm sau cao hơn năm trước.
33
c. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Khai thác, chế biến, kinh doanh: quặng sắt, quặng titan; quặng kim loại khác không chứa sắt; quặng kim loại hiếm; đá xây dựng, Đôlômít, cát, sỏi, đất sét.
- Bán buôn: Tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; nông, lâm sản nguyên liệu và các loại hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng, mua bán vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và phụ tùng máy nông nghịêp; Bán buôn tổng hợp; kinh doanh khác: Cao su, phân hoá chất.
d. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG NHÂN CHÍNH
XÍ NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN SEN THỦY
CHI NHÁNH CHẾ BIẾN TITAN XUẤT KHẨU
34
e. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và có tránh nhiệm cao nhất về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng pháp luật. Là người trực tiếp chỉ đạo một số công tác: Công tác kinh doanh, công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính, thống kê, kế toán, công tác kiểm tra, thanh tra, công tác đối ngoại.
Phó Giám đốc công ty: là người giúp việc giám đốc công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công và uỷ quyền thực hiện.
Phòng Nhân chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác quản trị nhân sự, công tác tiền lương, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính sách cho người đào tạo và đặc biệt là chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực trong công ty.
Phòng Kế toán: Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và lãnh đạo công ty để triển khai tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế toàn công ty, đồng thời kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo điều lệ hoạt động và quy chế quản lý tài chính. Chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác: Công tác tài chính, công tác kế toán.
Phòng Kinh doanh: Là phòng giúp phó giám đốc kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh, quy trình thực hiện; nghiên cứu các phương án đầu tư;
giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; các kế hoạch đổi mới công nghệ; đồng thời có thể phối hợp với phòng Nhân chính lên xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong công ty phù hợp với các kế hoạch kinh doanh.
35
e. Cơ sở vật chất
Bao gồm nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện, các thiết bị văn phòng,… Những năm gần đây công ty cũng đã đầu tƣ, nâng cấp mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn cho yêu cầu hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra còn có một số máy móc văn phòng hiện đại cũng đƣợc trang bị nhƣ: máy vi tính, máy fax, máy photocopy, máy in. Hệ thống điện thoại đƣợc trang bị đầy đủ tạo thuận lợi trong quá trình liên lạc nội bộ với nhau giữa các phòng ban. Một số phòng ban đƣợc trang bị hệ thống đèn, máy lạnh và với cách trang trí hài hòa tạo môi trường làm việc thoải mái cho mỗi nhân viên trong công ty.
Với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ nhƣ vậy đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào, chất lƣợng và phải qua đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như sự cạnh tranh trên thị trường.
f. Nguồn lực tài chính
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nội dung Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018 1 Nguồn vốn 42,872 48,385 50,320 52,352 1.1 Nợ phải trả 29,999 31,451 32,205 33,332 1.2 Vốn chủ sở hữu 12,873 16,934 18,115 19,020 2 Tổng tài sản 42,872 48,385 50,320 52,352 2.1 Tài sản ngắn hạn 24,438 25,698 26,953 27,822 2.2 Tài sản dài hạn 18,434 22,687 23,367 24,530
( Nguồn: Phòng Kế toán công ty ) Tình hình tài chính của công ty dồi dào, ổn định, tổng nguồn vốn tăng nhanh qua các năm từ năm 2015 là 42.872 tỷ đồng, năm 2016 là 48.385 tỷ
36
đồng, năm 2017 là 50,320 tỷ đồng và đến năm 2018 là 52,352 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2015, vốn chủ sở hữu là 12,873 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 30,02 %), đến năm 2017 vốn chủ sở hữu là 18,115 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ gần 36% trên tổng nguồn vốn), đến năm 2018 vốn chủ sở hữu là 19,020 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 36,33% trên tổng nguồn vốn. Nhờ đó, công ty hoàn toàn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất, đây là điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực.