Vai trò của việc làm trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 21 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM

1.1.2. Vai trò của việc làm trong nền kinh tế

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế, không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm. Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức như sau:

- Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công, hiện vật cho công việc đó.

- Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.

- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao gồm sản

xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.

Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia. GQVL cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết được các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội. Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.

Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình nên nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân.

Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy, người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp). Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.

Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động.

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ… Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.

Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng.

Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.

1.1.3. Chính sách giải quyết việc làm của nhà nước a. Tạo việc làm và chính sách tạo việc làm của nhà nước

Theo Trần Xuân Cầu (2013), “Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để người lao động có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trường”, “Tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước”, “Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường”. Có thể hiểu tạo việc làm là tổng hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra những chỗ làm việc mới,

giúp người lao động chưa có việc làm có được việc làm; tạo thêm việc làm cho những người lao động đang thiếu việc làm và giúp người lao động tự tạo việc làm.

Tạo việc làm là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng để kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp, góp phần rất lớn đảm bảo xã hội phát triển an toàn, ổn định và bền vững. Đây luôn là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà bất kể Nhà nước nào cũng thường xuyên quan tâm thực hiện. Vì thế, Nhà nước thường thực thi những các giải pháp và công cụ khác nhau nhằm khuyến khích để tạo việc làm trong nền kinh tế tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ.

Chính sách tạo việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp GQVL cho người lao động. Chính sách GQVL thực chất là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội, như các chính sách: Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động;

chính sách tạo việc làm cho những đối tượng đặc biệt (người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương... ); chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước ngoài...

Chính sách tạo việc làm là chính sách có tác động rất nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Nếu chính sách không được hoạch định và thực hiện tốt, sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế (không sử dụng hết tiềm năng lao động để phát triển kinh tế xã hội) và cả về chính trị, xã hội cho đất nước (Ví dụ: Thất nghiệp tăng thì tệ nạn xã hội cũng tăng; thất nghiệp đồng hành với đói nghèo).

b. Chính sách giải quyết việc làm của nhà nước

GQVL là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu

bức xúc của nhân dân. Tùy thuộc vào các cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta đưa ra khái niệm về GQVL khác nhau:

GQVL là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm.

GQVL là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước.

Với khái niệm nêu trên, GQVL không chỉ là nhiệm vụ chức năng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các văn bản pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc.

Chính vì vậy, chính sách Nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất bằng cách giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất… Chính sách Nhà nước tác động toàn diện đến vấn đề GQVL. Bên cạnh đó, các chương trình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến GQVL cho người lao động như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu.

Trong khái niệm trên, GQVL còn có một ý nghĩa là tạo thêm được công ăn việc làm mới cho người lao động. Ở đây là tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động mang tính chất là người lao động đang không có việc làm nay có việc làm chứ không phải là người lao động đang đi làm có thêm được việc làm khác nữa. Với khái niệm như vậy, theo cách hiểu trên thì GQVL là tạo thêm việc làm mới từ các cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như việc tuyển dụng thêm lao

động của các doanh nghiệp.

Chính sách giải quyết việc làm của nhà nước có vai trò quan trọng bởi lao động là một trong những nguồn lực chính để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng sử dụng được nguồn lao động sẵn có của mình được hiệu quả. Một phần do những nguyên nhân khách quan đặc thù của mỗi nước, một phần do những nguyên nhân chủ quan về chính sách chế độ của Chính phủ cũng như trình độ và chất lượng của nguồn lao động.

Không thể phủ nhận được những hệ quả xấu do tác động của tình trạng thất nghiệp gây nên như tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo đói, dịch bệnh, chiến tranh. Hàng năm lượng dân số trong độ tuổi lao động không tìm được việc làm hoặc từ bỏ việc làm đang có của mình vì nhiều lý do khác nhau ngày càng tăng.

Ở các nước phát triển, tình trạng thất nghiệp ít trầm trọng hơn và đất nước họ cũng đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ phần nào cho những người dân không có việc làm thông qua trợ cấp thất nghiệp. Điều đó tạo điều kiện cho người lao động thất nghiệp có thể đảm bảo được phần nào cho cuộc sống của mình. Ngược lại, ở các nước kém phát triển và đang phát triển, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng. Bản thân các nước này còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác cần giải quyết, thêm vào đó tình hình kinh tế của họ lại không đủ để đảm bảo cho người dân thất nghiệp có đủ mức trợ cấp tối thiểu. Người dân thất nghiệp lâm vào cảnh nghèo đói triền miên, chất lượng cuộc sống giảm sút dẫn đến sự thụt lùi của nền kinh tế.

Do vậy, việc tập trung tìm mọi biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết đối với bất cứ quốc gia nào. Điều đó không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt là tạo ra công ăn việc làm cho những lao động thất nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình mà còn mang ý nghĩa lâu dài đối với nền kinh tế. Góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, kéo gần khoảng cách giàu nghèo. GQVL giúp người lao động có việc làm và có thu nhập để tái sản xuất sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và do đó hạn chế được những phát sinh tiêu cực do thiếu việc làm gây ra. GQVL góp phần

đảm bảo ổn định, an toàn và công bằng xã hội. GQVL là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan hệ giữa xã hội và con người.

c. Vai trò của tín dụng ưu đãi đối với giải quyết việc làm

GQVL là chính sách cơ bản của đất nước nhằm phát triển bền vững vì con người. Do đó mọi chủ trương chính sách đúng đắn là phải phát huy cao độ khả năng nguồn lực con người. Vì vậy một quốc gia giải quyết tốt vấn đề lao động là thành công lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, chính trị của mình. Việc giải quyết tình trạng thất nghiệp không thể không nói tới đóng góp quan trọng của tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Chính phủ tổ chức cho vay GQVL thông qua các kênh như: tổ chức tài chính Nhà nước, ủy thác qua các ngân hàng thương mại (theo các quy định và có sự kiểm soát của Chính phủ) nhằm tạo điều kiện mở rộng đối tượng được hưởng lợi, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu GQVL của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể thành lập NHCS để đưa vốn tín dụng đến đúng địa chỉ tạo việc làm của nền kinh tế. Đây là loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được Chính phủ thành lập nhằm để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụ thể. Cho vay GQVL là một trong các chương trình đó. Kênh cho vay này đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong sự nghiệp giải quyết nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng. Cho vay GQVL là chính sách thực hiện công tác an sinh xã hội của Chính phủ và sự chung tay vào cuộc của cộng đồng. Là một giải pháp quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vì nó liên quan mật thiết đến mục tiêu của mọi quốc gia đó là giảm tỉ lệ thất nghiệp. Vai trò của cho vay GQVL được biểu hiện cụ thể như sau:

Đối với xã hội: Cho vay GQVL phản ánh rõ nét sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt thu hút lao động mới, nhờ vậy tình trạng thiếu việc làm sẽ được giải quyết, góp phần khắc phục và làm giảm các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ phát triển. Cho vay GQVL giảm bớt khoảng cách giàu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)