CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn của thành phố Hội An đến năm 2020
a. Định hướng của TP Hội An về GQVL cho lao động trên địa bàn đến 2020 Đại hội đại biểu thành phố Hội An lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra phương hướng và xác định nhiệm vụ cụ thể trong những năm tới là: “ Hoàn thành điều chỉnh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 theo định hướng “sinh thái – văn hóa – du lịch” phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững”, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, lâm, ngư nghiệp” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bên cạnh đó, thành phố cũng định hướng vấn đề giải quyết việc làm. Do lao động mới ngày càng được bổ sung và đòi hỏi tay nghề cao, những lao động tay nghề thấp và không có tay nghề nhất định sẽ bị thị trường đào thải, không thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh được. Để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH hiện nay thì phải có sự đầu tư cho lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, phù hợp với yêu cầu công việc bằng những chính sách cụ thể, những giải pháp thiết thực mang tính khả thi, mang lại hiệu quả.
b. Mục tiêu GQVL cho lao động trên địa bàn của TP Hội An đến 2020
Tổng số lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2017 là 554 hộ chiếm tỉ lệ 1,24%, trong đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ 45,92%. Mục tiêu của thành phố hướng đến giải quyết tình trạng thất nghiệp cho lao
động trên địa bàn, thu hút nhiều lao động vào làm việc, nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Kết quả đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ đã biểu quyết và nhất trí cao với các tiêu chí: “Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông - ngư từ 9,02% năm 2015 xuống còn 8,19%; ngành DL- DV-TM chiếm 69,82%; ngành CN-TTCN và xây dựng chiếm 21,99% trong tỷ trọng kinh tế toàn thành phố. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,78 triệu đồng, tăng 3,8 triệu đồng so với năm 2015; trong đó, khu vực thành thị đạt 39,24 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 28,88 triệu đồng”.
c. Các giải pháp thực hiện
Thành phố phân chia vùng phát triển kinh tế thành 3 khu vực: Đô thị, biển đảo và làng quê.
Khu đô thị bao gồm các phường Minh An, Cẩm Châu, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Nam, Thanh Hà. Khu vực này vừa nhằm bảo tồn vừa phát huy giá trị khu phố cổ, phát triển phường Tân An, phường Thanh Hà là khu đô thị với chất lượng dịch tốt, phát triển phường Cẩm Châu, Cẩm Nam theo hướng kết hợp đô thị và làng quê sông nước, hiện đại và truyền thống, đô thị hài hòa với thiên nhiên.
Phát triển các phường Cẩm An, Cửa Đại, xã đảo Tân Hiệp theo hướng bền vững, du lịch sinh thái biển đảo, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các bãi biển bờ biển, chống xâm thực biển và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý.
Đối với các xã Cẩm Kim, xã Cẩm Thanh và xã Cẩm Hà, định hướng của thành phố phát triển du lịch sinh thái làng quê với làng nghề sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, phát triển kinh tế nông nghiệp với ngành nghề trồng rau sạch và trồng hoa cây cảnh.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, lâm, ngư nghiệp” sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố. Thành phố cũng sẽ trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư đào tạo cholao động theo lộ trình và có chính sách phù hợp cho sự phát triển.
Thành phố chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động, thường xuyên mở các lớp dạy nghề miễn phí cho lao động nhàn rỗi trên địa bàn, lao động thất nghiệp, mất việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm theo yêu cầu thị trường. Hiện tại số lao động thất nghiệp của thành phố chưa qua đào tạo chiếm 45,92% (đã loại trừ HSSV).
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Đại hội đã biểu quyết và thống nhất cao với những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo tính cân đối giữa các vùng, ưu tiên phát triển ở các khu vực còn khó khăn; tập trung phát triển Dịch vụ giữ vai trò chủ đạo, đa dạng và thật sự có chất lượng các sản phẩm, ngành nghề, thị trường và lĩnh vực kinh doanh. Phát triển Tiểu công nghiệp - Thủ công nghiệp gắn với phục vụ du lịch, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ và đảm bảo chất lượng môi trường sinh thái. Phát triển Nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp sạch, sinh thái; xây dựng nông thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp và gìn giữ được giá trị truyền thống. Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính - tín dụng; Tập trung thực hiện tốt việc bồi dưỡng, tạo mới các nguồn thu, nhất là thu phát sinh kinh tế; tranh thủ tốt nguồn lực đầu tư từ cấp trên và nguồn lực xã hội để đảm bảo yêu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển.
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đúng định hướng, đúng quy hoạch. Vừa bảo tồn nguyên trạng Khu phố cổ - Di sản văn hoá thế giới, vừa chỉnh trang mở rộng liên hoàn các khu đô thị sinh thái mới, các đô thị biển, các khu vực cảnh quan sinh thái làng quê. Điều chỉnh phân vùng phát triển thành 03 khu vực, đó là Đô thị (gồm các phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà), Biển đảo (gồm các phường Cửa Đại, Cẩm An và xã đảo Tân Hiệp), Làng quê (gồm các xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Kim).
- Phát triển văn hóa - xã hội, chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố trong thời kỳ mới. Huy động tối đa các nguồn lực, tạonên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển văn hóa, con
người gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế- xã hội. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và xây dựng thành phố sinh thái. Tiếp tục đổi mới căn bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình, loại hình giáo dục; xúc tiến mạnh mẽ chương trình đào tạo các ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Đẩy mạnh khoa học - công nghệ trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người; kiểm soát tốc độ tăng dân số, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho tiến trình phát triển”