Nội dung cho vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.2 Nội dung cho vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách

- Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay - Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi

b. Về đối tượng vay vốn

Đối tượng cho vay GQVL của NHCS thường là những khách hàng không có điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thông thường; nói cách khác là các khách hàng này thường không đủ điều kiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

NHCS thực hiện cho vay GQVL cho 2 đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và người lao động.

c. Về điều kiện vay vốn

Điều kiện cơ bản nhất của cho vay GQVL đó là cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động phải cư trú hợp pháp và hội đủ các điều kiện được xác định theo theo quy định như:

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: được thành lập và hoạt động hợp pháp;

có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

- Đối với người lao động: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

d. Về mức cho vay

Mức cho vay đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của đối tượng vay. Mỗi đối tượng vay có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay theo quy định. Hiện nay, tại Việt nam, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm; đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.

e. Về thời hạn cho vay, lãi suất vay vốn

- Thời hạn cho vay: bao gồm vay ngắn hạn (Là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng); vay trung hạn (Là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng); và vay dài hạn (Là khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên). Thời hạn vay vốn cụ thể do NHCS và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.

- Lãi suất cho vay GQVL thường áp dụng lãi suất ưu đãi, lãi suất cho vay này thường được Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Tại Việt Nam, lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình hoặc người lao động bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Các trường hợp được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay vốn hộ nghèo đó là: người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật; hộ gia đình vay vốn cho người lao động mà người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hoặc cả người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

f. Về điều kiện bảo đảm tiền vay

Cho vay GQVL dành cho người lao động thường có đặc điểm là người lao động không có tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay nên họ không thể tiếp cận được với những nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Những món vay GQVL dành cho người lao động thường có quy mô nhỏ nên NHCS chấp nhận cho vay GQVL theo nhóm và sử dụng nhóm như là công cụ bảo lãnh cho vốn vay của các thành viên trong nhóm đó. Tuy nhiên, đối với các khoản vay GQVL lớn, thường dành cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì NHCS thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. Hiện tại ở Việt Nam, các khoản vay trên 50 triệu đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

g. Về phương thức cho vay, giải ngân và kiểm soát khoản vay

Để vốn vay đến được các cơ sở kinh doanh hay người lao động, NHCS thường sử dụng hai phương thức chủ yếu là cho vay theo nhóm và cho vay cá nhân.

- Cho vay theo nhóm người lao động, nhóm hộ: Đặc điểm của cho vay GQVL có thể không có các tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay nên họ không thể tiếp cận được với những nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với những yêu cầu nghiêm ngặt về tài sản thế chấp. Để khắc phục điều này, NHCS chấp nhận cho vay GQVL theo nhóm, thông qua đó, sử dụng nhóm như là công cụ bảo lãnh cho vốn vay của các thành viên trong nhóm đó. Hình thức này được ngân hàng áp dụng rộng rãi ở các khu vực đô thị, nơi người lao động có thể tạo việc làm cho mình và những người trong gia đình. Với phương pháp này, 3 người trở lên đến 10 người là bạn bè, đồng nghiệp, cùng làng nghề, cùng thôn xóm, đại diện hộ có thể thành lập một nhóm để vay vốn. Mỗi thành viên được nhận một phần của khoản vay để sử dụng theo mục đích riêng của mình và các thành viên trong nhóm bảo lãnh lẫn cho nhau. Điều này có nghĩa họ cùng chịu trách nhiệm về khoản vay của nhóm. Trong trường hợp nếu trong tháng có một thành viên gặp khó khăn và không có khả năng hoàn trả vốn vay thì các thành viên khác phải chịu trách nhiệm hoàn trả phần vốn vay, nếu không thì khoản vay của cả nhóm sẽ bị coi là quá hạn. Sau đó, thành viên gặp khó khăn sẽ hoàn trả lại số vốn các thành viên đã trợ giúp. Theo phương thức này, ngân hàng sẽ không phải theo dõi thu hồi nợ quá hạn hàng kỳ mà nhóm vay vốn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Hàng tuần, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ xuống làm việc, trao đổi với nhóm và thực hiện giải ngân vốn vay.

Ưu điểm của cho vay theo nhóm: Như đã phân tích, cho vay theo nhóm có ưu điểm quan trọng là sử dụng sức ép của những thành viên trong nhóm thay thế cho tài sản thế chấp vì các thành viên không muốn bỏ rơi các thành viên khác trong nhóm hoặc không muốn phả chịu bất kỳ hình phạt nào vì sự chậm trả. Nếu thấy nguyên nhân chậm trả của thành viên là hợp pháp (gia đình có người bị ốm, bị mất trộm…) thì các thành viên khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ cho đến khi khó khăn được giải

quyết. Một lợi thế khác của cho vay theo nhóm là giảm chi phí giao dịch của ngân hàng thông qua chuyển việc xem xét và giám sát cho nhóm.

Nhược điểm của cho vay theo nhóm là tác động dây chuyền dẫn đến mất khả năng hoàn trả của nhóm bởi các nguyên nhân khách quan như mất mùa, hạn hán…

- Cho vay đến từng cơ sở sản xuất kinh doanh, từng cá nhân, từng hộ: Đối tượng cho vay vẫn là cơ sở sản xuất kinh doanh, từng cá nhân, từng hộ có nhu cầu vay lớn để tạo việc làm cho nhiều người khác theo quy định và thường có tài sản thế chấp. Do khách hàng có tài sản thế chấp có giá trị và số tiền vay lớn nên ngân hàng thường chấp nhận tài sản thế chấp này và đồng ý cho vay với số tiền lớn với mức lãi suất ưu đãi để khuyến khích có nhiều dự án tạo ra nhiều việc làm hơn cho cộng đồng. Cho vay này đòi hỏi sự liên hệ thường xuyên và gần gũi của cán bộ tín dụng với khách hàng để biết tình hình sử dụng vốn và đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng. Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay GQVL hay không tùy thuộc vào khách hàng có đủ các điều kiện vay vốn theo quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)