Kết quả hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, chi nhánh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 55 - 80)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI

2.3.3. Kết quả hoạt động cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, chi nhánh Quảng Nam

Qua nghiên cứu số liệu cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2015, 2016, 2017 của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, ta có một số kết quả đạt được như sau:

a. Nguồn cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH thành phố Hội An

Bảng 2.5. Nguồn vốn cho vay GQVL của Ngân hàng CSXH Tp Hội An Đơn vị: triệu đồng, %

ST

T Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

1 Tổng nguồn vốn 114,907 99,274 91,331

2 Trong đó, cho vay GQVL 8,979 7,38 12,682 12,77 22,094 24,19 2.1 - Nguồn vốn Trung ương 5,014 55,84 4,610 36,35 6,610 29,92 2.2 - Nguồn vốn địa phương 3,965 44,16 8,072 63,65 15,484 70,08

a - Nguồn Tỉnh 1,000 1,572 7,000

b - Nguồn thành phố 2,965 6,500 8,484

NHCSXH Hội An huy

động TW cấp bù lãi suất 1,000 2,500 3,484

Nguồn nhận ủy thác đầu tư

tại Hội An 1,965 3,500 5,000

3 Tỉ trong dư nợ tín dụng đối

với GQVL 7,81 12,77 24,19

4 Dư nợ bình quân/hộ 18 25 28

5 Mức tăng trưởng dư nợ cho

vay GQVL 3,703 9,412

6 Tốc độ tăng dư nợ GQVL 41,24 74,21

(Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Bảng 2.5 mô tả thực trạng vay vốn GQVL tại PGD trong thời gian qua. Có thể thấy rằng, nguồn vốn cho vay GQVL của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An trong thời gian qua là từ nguồn TW Ngân hàng CSXH Việt Nam và nguồn địa phương là từ Ngân hàng CSXH tỉnh và thành phố. Tổng nguồn vốn cho vay GQVL đến 31/12/2017 của PGD đạt 22.094 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn TW chỉ chiếm 29,92% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn địa phương chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh hàng năm. Cụ thể, nguồn vốn địa phương cho vay GQVL năm 2015 là 8,979 triệu đồng tăng 41,24% lên 12,682 triệu đồng năm 2016 và tăng 74,21% lên 22,094 triệu đồng năm 2017. Những con số này đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương từ thành phố và tỉnh trong việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, công ăn việc làm và phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.5 cho thấy, dư nợ cho vay GQVL tăng nhanh qua các năm trong khi tổng nguồn vốn của PGD giảm dần. Nguyên nhân là do số hộ nghèo và hộ cận nghèo trong những năm qua giảm mạnh, PGD chủ yếu thu hồi nợ vay từ hai chương trình này, số hộ vươn lên thoát nghèo và có nhu cầu vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo hằng năm thu hồi và chuyển trả về Ngân hàng CSXH Trung ương. Trong những năm qua, PGD đã nổ lực hết sức trong việc tranh thủ nguồn vốn ủy thác địa phương từ UBND thành phố chuyển sang, nguồn vốn của tỉnh chuyển về và nguồn huy động do trung ương cấp bù lãi suất để cho vay giải quyết việc làm, đáp ứng một phần nhu cầu vốn của bà con nhân dân trên địa bàn thành phố.

Không những đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cho bà con nhân dân

trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà PGD còn nâng mức cho vay bình quân lên từ 18 triệu đồng/hộ năm 2015 lên 25 triệu đồng/hộ năm 2016 và 28 triệu đồng/hộ trong năm 2017.

Vốn cho vay giải quyết việc làm tại PGD Ngân hàng CSXH Hội An chủ yếu cho vay trung hạn từ 24 đến 36 tháng để phát triển cây trồng đặc biệt cây quật Tết, đầu tư phương tiện và khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ như sản xuất lồng đèn, may mặc …

a. Phân bổ dư nợ cho vay theo địa bàn của Ngân hàng CSXH Tp Hội An Bảng 2.6 cho thấy dư nợ cho vay GQVL phân chia theo địa bàn. Dư nợ tín dụng được trải khắp ở 13 xã, phường trên toàn thành phố. Vốn cho vay giải quyết việc làm đã có vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư khai thác đánh bắt thủy hải sản, trồng cây quật giống là một loại cây đặc trưng của thành phố phục vụ thị trường hoa tết ở địa phương và khu vực lân cận cùng nhiều hoạt động kinh doanh khác nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Vốn tín dụng chính sách cho vay giải quyết việc của Ngân hàng CSXH trong những năm qua đã giúp cải thiện đời sống người dân, giải quyết lao động và thu hút nhiều lao động mới vào làm việc.

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An Đơn vị: triệu đồng, % STT Xã, phường Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

SS 2016/2015 SS 2017/2016 Giá trị % Giá trị % 1 Minh An 344 501 1,387 157 45,64 886 176,85 2 Cẩm Châu 599 869 1,507 270 45,07 638 73,42 3 Cẩm Phô 503 1,015 1,880 512 101,79 965 105,46 4 Sơn Phong 196 314 1,052 118 60,20 638 154,10 5 Cẩm Hà 1,413 1,488 2,543 75 5,30 1,055 70,90 6 Cẩm Kim 1,528 1,670 2,130 142 9,29 760 55,47 7 Cẩm Nam 863 1,204 2,337 341 39,51 1,133 94,10

8 Thanh Hà 1,210 1,557 2,201 547 45,20 644 36,65 9 Cẩm Thanh 526 719 1,358 193 36,69 639 88,87 10 Cẩm An 748 1,366 1,860 618 82,62 494 36,16 11 Tân An 260 419 1,337 159 61,15 818 157,61 12 Tân Hiệp 200 246 482 46 23,00 236 95,93 13 Cửa Đại 734 1,179 1,771 445 60,63 592 50,21 Toàn thành phố 9,124 12,547 21,845 3,423 37,52 9,298 74,10 (Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Trong 3 năm từ 2015 đến 2017 dư nợ cho vay GQVL đã tăng mạnh qua các năm và tăng ở hầu hết các xã phường. Năm 2016, tốc độ tăng dư nợ GQVL đạt 37,52%, trong đó một số xã, phường có tốc độ tăng trưởng dư nợ mạnh. Đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng GQVL của thành phố đạt 74,10%, đây cũng là tốc độ tăng cao nhất trong 15 năm qua đối với chương trình cho vay này.

Mỗi xã, phường có những ngành nghề đặc trưng riêng, như ở phường Minh An, phường Cẩm Phô là những địa bàn trung tâm phố cổ, người dân có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất lồng đèn, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm để phục vụ khách du lịch. Năm 2016 dư nợ cho vay GQVL tại phường Minh An tăng hơn so với năm 2015 là 157 triệu đồng và đến năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 là 886 triệu đồng, với tốc độ tăng là 176,85%. Phường Cẩm Phô mức tăng trưởng và tốc độ tăng lần lượt qua các năm là 512 triệu đạt 101,49% và 965 triệu với tốc độ tăng 105,46%. Đối với xã Cẩm Hà là một xã nông thôn mới, người dân nơi đây chủ yếu sản xuất quật giống, quật chậu nhằm phục vụ thị trường hoa Tết hằng năm. Năm 2016 dư nợ của xã đạt 1,488 triệu đồng, tăng trưởng hơn năm 2015 là 5,30%. Tuy nhiên đến năm 2017 cùng với sự phát triển đi lên của xã trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân mà đại hội Đảng bộ của xã đã đề ra, hoàn thành đề án 5 năm thực hiện cải cách là xã nông thôn mới của thành phố, dư nợ vốn GQVL của xã cũng tăng lên 1,055 triệu đồng, tốc độ tăng

70,9% so với năm 2016. Cùng với xã Cẩm Hà là xã Cẩm Thanh trong chương trình thực hiện đề án của tỉnh, đến năm 2017 xã Cẩm Thanh cũng hoàn thành là xã nông thôn mới, Cẩm Thanh cũng chuyển đổi kinh tế theo hướng Dịch vụ du lịch – nông nghiệp - thủy hải sản. Xã Cẩm Thanh cũng có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, năm 2017 tốc độ tăng trưởng là 88,87%. Người dân Cẩm Thanh đã vay vốn để đầu tư thuyền thúng phục vụ du lịch trên vùng đầm, bàu sông nước và khai thác đánh bắt thủy hải sản.

Trong bảng 2.6 cũng cho thấy xã Tân Hiệp có dư nợ cho vay GQVL thấp và thấp nhất trong các xã phường là do đây là một xã đảo, các chương trình cho vay ở xã phần lớn tập trung vào cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo ... Vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH thành phố Hội An giúp cho bà con xã đảo Tân Hiệp đảm bảo an sinh xã hội, môi trường và điều kiện sống tốt hơn, vậy nên cho vay GQVL của xã có dư nợ thấp.

Đối với phường Cẩm An, phường Cửa Đại là những phường ven biển, người dân sống bằng nghề đánh bắt xa bờ, vốn GQVL của Ngân hàng CSXH đã giúp người dân đầu tư ngư lưới cụ khai thác hải sản. Hoặc xã Cẩm Kim là vùng sông nước, cũng là vùng sông nối liền cảng biển Cửa Đại, người dân xã Cẩm Kim chủ yếu với kinh tế đóng tàu gỗ, tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân ...

Vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH đã góp phần giúp người dân khai thác đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư khoa học kỹ thuật, phân bón thuốc trừ sâu, nhân giống cây để có được sản lượng hằng năm tốt nhất và mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tăng đều qua các năm.

Như vậy, có thể thấy rằng vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH đã phân bổ hợp lý với điều kiện, môi trường đặc trưng của từng xã, phường, đáp ứng được phần lớn nhu cầu và nguyện vọng của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế mang lại hiệu quả.

b. Dư nợ cho vay GQVL theo đối tượng của Ngân hàng CSXH Tp Hội An

Bảng 2.7 Dư nợ cho vay GQVL theo đối tượng thụ hưởng tại PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An

Đvt: hộ STT Đối tượng thụ hưởng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số So với 2015

1 Hộ nghèo 41 35 26 -15

2 Hộ cận nghèo 42 40 28 -14

3 Hộ mới thoát nghèo 55 55 45 -10

3 Hộ khó khăn đột xuất về tài chính

47 97 191 144

5 Người khuyết tật 10 10 14 4

7 Hộ bị thu hổi đất 155 196 205 50

8 Hộ kinh doanh nhỏ 95 118 272 177

Tổng số 495 501 781 286

(Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Qua bảng số liệu trên ta thấy đối tượng vay vốn chương trình GQVL của thành phố Hội An là những đối tượng thuộc diện chính sách. Số hộ vay vốn đến cuối năm 2015 là 495 hộ, trong đó chủ yếu là lao động bị thu hồi đất do chính sách cải cách đất đai, nhà cửa ở một số xã, phường của thành phố. Đến năm 2016, 2017 số hộ vay vốn GQVL tăng, trong đó số hộ vay vốn tăng thêm đối với các hộ khó khăn đột xuất về tài chính và người lao động bị thu hồi đất và hộ kinh doanh nhỏ.

Số hộ vay vốn là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giảm dần qua các năm do thực tế những năm qua các đối tượng này của thành phố đã giảm, kinh tế hộ gia đình của những đối tượng này cũng có những chuyển biến tích cực.

Tuy nguồn vốn ngân sách TW giảm nhưng nguồn ngân sách địa phương tăng lên nhằm giúp cho các đối tượng chính sách của thành phố được tiếp cận với vốn vay, cải thiện đời sống vươn lên làm giàu.

c. Dư nợ cho vay GQVL theo phương thức cho vay của Ngân hàng CSXH Tp Hội An

- Về cho vay qua phương thức ủy thác: Ngân hàng CSXH thành phố Hội An chủ yếu cho vay qua phương thức ủy thác bán phần cho các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và được thể hiện thông qua bảng 2.8.

Ngân hàng CSXH đã thực hiện cho vay thông qua phương thức ủy thác một số các công đoạn trong quy trình cho vay đến các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Mỗi đoàn thể bao gồm những cán bộ lãnh đạo đoàn thể cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường cùng các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hoạt động tại các thôn khối phố, đây được xem như là cánh tay nối dài của Ngân hàng CSXH từ cấp trung ương đến địa phương. Họ là những người hiểu rõ nhất về mọi mặt đời sống văn hóa xã hội của địa phương và là những người gần gũi với những người vay vốn nhất. Vì vậy tỉ trọng dư nợ ở các đoàn thể cao hay thấp đánh giá khả năng thu hút hộ vay và khả năng quản lý vốn vay của đoàn thể đó đối với hộ vay.

Hội phụ nữ và hội nông dân qua các năm đều có mức dư nợ vay cao, ổn định, tăng trưởng đều qua các năm, và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với HCCB và ĐTN. Thực tế cho thấy, HPN và HND luôn có khả năng quản lý vốn vay tốt từ khâu bình xét hộ vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của hộ vay, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc hộ vay trả nợ lãi đầy đủ đúng hạn, vận động hộ vay tham gia tiết kiệm để tích cóp trả nợ gốc định kỳ. Bên cạnh đó, HPN và HND cũng thường xuyên tập huấn cho người vay về kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác đánh bắt thủy hải sản v.v.. để hộ vay mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất từ đồng vốn vay của ngân hàng.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay GQVL ủy thác qua các tổ chức hội tại PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Đơn vị ủy thác Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 Tổng dư

nợ

Tỷ trọng

Tăng so 2015

Nợ quá hạn

Nợ khoanh

Số khách hàng I Ủy thác 8,124 11,547 20,845 95,42 12,721 0 48 775 1 Hội Phụ nữ 3,805 4,716 7,514 36,05 3,709 0 0 279 2 Hội Nông dân 3,194 4,632 7,841 37,61 4,647 0 48 291

3 Hội CCB 771 1,256 3,095 14,85 2,324 0 0 116

4 Đoàn Thanh niên 354 943 2,395 11,49 2,041 0 0 89

II Trực tiếp 1.100 1.100 1.100 4,58 0 0 0 3

Tổng cộng 9,124 12,547 21,845 100 12,721 0 0 778 (Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Đối với HCCB và ĐTN, dư nợ GQVL thấp và tỷ trọng thấp là do cách thức quản lý vốn vay của hai hội này còn thấp, chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của người dân nên chưa có chính sách thu hút hộ vay hiệu quả, số hộ vay của hai hội không cao. Đặc biệt ĐTN cũng không thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi vay của hộ vay nhất là những năm đầu mới thành lập Ngân hàng CSXH cũng như tổ TK&VV. Tuy nhiên, năm 2016, 2017 các đoàn thể HCCB và ĐTN cũng có những khắc phục, quan tâm đến nhu cầu vốn và đề nghị BĐD HĐQT hỗ trợ vốn cho những cựu quân nhân, những thanh niên mất việc làm, thất nghiệp trên địa bàn thành phố được tiếp cận vốn để làm kinh tế. Trong năm 2016 HCCB và ĐTN có mức tăng trưởng dư nợ lần lượt là 485 triệu và 589 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ là 62,9% và 66,38%.

- Về cho vay trực tiếp: Do nguồn vốn còn hạn chế nên Ngân hàng CSXH thành phố Hội An chỉ đầu tư cho vay trực tiếp 3 cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng dư nợ là 1,100 triệu đồng. Vốn chủ yếu đầu tư cho các hộ gia đình gặp khó khăn, thiếu vốn sản xuất có nhu cầu vốn để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Phương thức cho vay trực tiếp này Ngân hàng CSXH thành phố Hội An thực hiện tất cả các khâu từ thẩm định dự án, giải ngân và thu hồi nợ tại trung tâm, không qua ủy thác các đoàn thể và không thu nợ tại điểm GDX.

d. Khả năng thu hồi nợ cho vay GQVL tại Ngân hàng CSXH Tp Hội An Trong những năm qua PGD đã chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến với người dân trên địa bàn thành phố, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng vốn của người dân. Tuy nhiên do nguồn vốn còn hạn chế mà nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn nhiều nên đối tượng vay vốn giải quyết việc làm của PGD chủ yếu là hộ gia đình. Thông qua phương thức cho vay ủy thác bán phần qua các hội đoàn thể nên hộ vay không phải thế chấp tài sản khi vay.

Trong giai đoạn 3 năm từ 2015 đến 2017, vốn vay GQVL đã được người vay sử dụng đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, PGD không có nợ quá hạn mà chỉ có nợ khoanh do hộ vay gặp thiên tai bão lũ, mất mùa, dịch bệnh.

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng CSXH cũng được đo lường qua các chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ nợ khoanh so với tổng dư nợ. Bảng 2.9 cho thấy trong 3 năm Ngân hàng CSXH Hội An không có nợ quá hạn, nợ khoanh phát sinh năm 2015 là 125 triệu đồng, năm 2016 nợ khoanh giảm 39 triệu đồng còn 86 triệu đồng, đến năm 2017 còn 48 triệu đồng/ 2 hộ, chiếm tỉ lệ 0,05% trên tổng dư nợ và 0,22%

trên dư nợ cho vay GQVL. Có thể thấy rằng, trong những năm qua, chất lượng tín dụng của Ngân hàng CSXH thành phố Hội An trong cho vay GQVL đạt chất lượng cao với rủi ro rất thấp.

Có được kết quả này là cả một quá trình từ giai đoạn bình xét cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ. Quá trình đó là sự nổ lực của cán bộ PGD trong sự phối kết hợp với chính quyền địa phương, với các tổ chức chính trị nhận ủy thác, là sự kiểm tra giám sát của ban đại diện hội đồng quản trị ...

cùng chung tay trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh cho vay GQVL tại PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An

Đơn vị: triệu đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Dư nợ cho vay giải quyết việc làm 9,124 12,547 21,845

2 Nợ quá hạn 0 0 0

3 Nợ khoanh 125 86 48

4 Tỉ lệ nợ quá hạn (%) 0 0 0

5 Tỉ lệ nợ khoanh (%) 1,37 0,68 0.22

(Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Mỗi một hồ sơ vay vốn giải quyết việc làm đều được thẩm định kỹ càng về dự án xin vay, phương án trả nợ và cách thức mà người vay thực hiện dự án. Cán bộ hội đoàn thể cũng đã phát huy vai trò của mình trong công tác bình xét cho vay đến đúng đối tượng và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ vay. Các hội đoàn thể cũng thường xuyên tổ chức tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nuôi trồng cây con giống giúp bà con nhân dân phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao. Bản thân hộ vay cũng ý thức cao trong vấn đề vay vốn và trả nợ, đôi khi trong hoàn cảnh thiên tai dịch bệnh làm ảnh hưởng đến vật nuôi cây trồng tuy nhiên hộ vay cũng cố gắng khôi phục sản xuất, không ỷ lại vào sự trợ giúp của chính phủ. Vì vậy trong những năm qua, những món nợ khoanh của ngân hàng là nợ có khả năng mất vốn nhất vẫn được người vay trả nợ.

e.Chất lượng dịch vụ cho vay GQVL của Ngân hàng CSXH Tp Hội An Chất lượng dịch vụ cho vay GQVL của Ngân hàng CSXH được thể hiện thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất, về mức vay, về thủ tục vay và điều kiện tiếp cận vốn vay, phương thức trả nợ vay của khách hàng. Lãi suất vay vốn GQVL đã có sự điều chỉnh từ 7,8%/năm xuống còn 6,6%/năm góp phần giảm thiểu gánh nặng trả lãi vay hằng tháng của hộ vay đồng thời tăng cơ hội tiếp cận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 55 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)