CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách
a. Chỉ tiêu đánh giá quy mô tín dụng GQVL
- Số lượng khách hàng vay vốn GQVL: Số lượng khách hàng vay vốn thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng. Số lượng khách hàng được vay vốn càng cao thể hiện nguồn vốn cho vay GQVL càng lớn, đáp ứng được nhu cầu vốn của người lao động. Mặt khác, người lao động sử dụng vốn vay hiệu quả giúp vốn quay vòng nhanh và lượng khách hàng vay cũng tăng lên.
- Quy mô dư nợ cho vay GQVL: Quy mô dư nợ cho vay GQVL thể hiện qua mức dư nợ bình quân trên 1 hộ vay. Chỉ tiêu này tăng hay giảm đánh giá vốn vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của hộ vay hay không.
Dư nợ vay GQVL bình
quân 1 hộ =
Dư nợ cho vay t
Tổng số hộ còn dư nợ đến năm t
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay GQVL: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi dư nợ cho vay GQVL năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Tỉ lệ này tăng chứng tỏ ngân hàng có xu hướng chú trọng vào cho vay GQVL hay không. Tỉ lệ này giảm nhưng vẫn lớn hơn 0 thì tốc độ tăng của tử số thấp hơn tốc độ tăng của mẫu số, cho thấy có thể ngân hàng hạn chế cho vay GQVL.
T(dn) = [M(dn) / DN(t-1)] * 100%
Trong đó: T(dn) là tốc độ tăng dư nợ cho vay GQVL
M(dn) là mức tăng dư nợ cho vay GQVL = DN(t) – DN(t-1) DN(t-1) là dư nợ cho vay GQVL năm t-1
DN(t) là dư nợ cho vay GQVL năm t
- Tỷ lệ dư nợ cho vay GQVL/tổng dư nợ của NHCS: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay GQVL chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này của các thời kỳ khác nhau sẽ cho ta thấy sự thay đổi kết cấu dư nợ cho vay GQVL. Nếu chỉ tiêu này tăng, ngân hàng mở rộng dư nợ cho vay GQVL. Nếu tỉ trọng này giảm, ngân hàng thu hẹp dư nợ cho vay GQVL.
TT(dn) = [DN(1)/DN] * 100%
Trong đó:
TT(dn) là tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL/Tổng dư nợ của NHCS DN(1): Dư nợ cho vay GQVL
DN: Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
b. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng GQVL
- Tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay GQVL/tổng dư nợ GQVL của NHCS: Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCS, đến khả năng hoàn trả vốn các nguồn vốn huy động và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.
Tỉ lệ nợ quá hạn
=
Dư nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợ
- Tỷ lệ thu hồi nợ khoanh cho vay GQVL của NHCS: Nợ khoanh được xem là nợ có khả năng mất vốn vì vậy chỉ tiêu tỉ lệ thu hồi nợ khoanh được xem là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tỉ lệ nợ khoanh được thu hồi =
Doanh số nợ khoanh thu hồi
x 100%
Doanh số nợ khoanh phát sinh c. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ GQVL
Chất lượng dịch vụ liên quan đến những mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ được đánh giá qua các nội dung như: Địa điểm giao dịch và thời gian giao dịch theo quy định của ngân hàng vào 1 ngày cố định trong tháng đối với từng xã, phường có phù hợp với khách hàng không. Quy trình thủ tục giải quyết công việc có kịp thời và thỏa đáng, thái độ và phong cách làm việc, phục vụ của nhân viên ngân hàng có chuyên nghiệp, tận tình. Chính sách tín dụng có kịp thời truyền tải đến đúng người thụ hưởng không... là những vấn đề luôn được đặt ra nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ tại ngân hàng.
d. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xã hội đối với cho vay GQVL
Kết quả xã hội đạt được qua chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của NHCS là thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả xã hội được đo lường bằng các tiêu chí về sự cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thông qua chính sách tín dụng của ngân hàng. Đó là số lượng lao động được tiếp cận đến vốn vay, thu hút nhiều lao động vào làm việc, giảm tình trạng thất nghiệp trong dân chúng.