ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hội An với diện tích tự nhiên 60km2, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km, phía Nam cách thành phố Tam Kỳ chừng 50km, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Điện Bàn, phía Bắc và Đông Bắc giáp biển đông.

Hội An với địa hình phong phú và đa dạng, vừa có biển, đảo, lại vừa có núi, rừng, hệ thống sông lạch, đầm, bàu chằng chịt. Môi trường tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Hội An nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, không những tác động đến đời sống văn hóa mà còn tác động đến hoạt động sản xuất kinh tế của người dân nơi đây.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, kinh tế của thành phố Hội An có những những bước tiến đáng kể. Thành phố phát triển theo hướng du lịch - dịch vụ - thương mại, chú trọng đầu tư thu hút khách du lịch thông qua việc nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ tiện ích, đẩy mạnh ngành nghề chế biến chế tạo, phát triển sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Trong năm 2017 thành phố đã thu hút trên 3 triệu lượt khách quốc tế và nội địa đến tham quan. Bên cạnh đó ngành thương mại của thành phố cũng phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm tiên dùng của người dân.

Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả đạt được, kinh tế Hội An đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bà con nhân dân nghèo khó, cận nghèo, thoát nghèo chưa có nhiều điều kiện để vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình. Thành phố vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh đối với những

vùng nông thôn không phát triển du lịch dịch vụ như ngành nghề sản xuất hoa cây cảnh tại các vùng đất cát, nuôi trồng thủy hải sản đối với những vùng đầm bàu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc trưng của cư dân phố cổ.

2.1.3. Tình trạng thất nghiệp của thành phố Hội An

Tình trạng thất nghiệp của thành phố Hội An về số lượng, cơ cấu và phân bố được thể hiện bảng 2.1. Năm 2015 số lao động thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động toàn thành phố 1,209 người, chiếm tỉ lệ 2,56%. Một số xã phường có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao như phường Minh An, phường Thanh Hà, phường Cẩm Châu, phường Cẩm An, xã Cẩm Kim, Cẩm Nam. Tuy nhiên tỉ lệ này có giảm dần hàng năm, đến năm 2016 còn 807 người, chiếm tỉ lệ 1,79% trên tổng lực lượng lao động của năm và đến năm 2017 số người thất nghiệp giảm xuống còn 554 người, chiếm tỉ lệ 1,24%. Theo báo cáo của phòng Lao động thương binh xã hội huyện, nguyên nhân thất nghiệp trên địa bàn xuất phát từ:

Thành phố Hội An hằng năm đều chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất cây trồng vật nuôi, đánh bắt thủy hải sản, ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản của người dân dẫn đến nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn thất nghiệp.

Do điều kiện tự nhiên là vùng đất đa dạng với biển, đảo, đầm, bàu nên người dân ngoài khu vực trung tâm phố cổ sống bằng nghề khai thác nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây vùng cửa biển Hội An sạt lở nghiêm trọng, các khách sạn nhà hàng, nhà dân ven biển cũng trôi theo biển lớn, lao động bị mất việc làm, nhiều người dân trong tình trạng thất nghiệp.

Người lao động thiếu nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư con giống, cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trình độ lao động của người dân trong lao động sản xuất cũng còn những hạn chế nhất định, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một vài thôn, khối phố vẫn còn tình trạng thanh niên mắc tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc.

Bảng 2.1: Phân bổ lao động và thất nghiệp ở TP Hội An

Đvt: người, %

(Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) 2.2. TỔNG QUAN VỀ PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỘI AN, CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An

PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, tên gọi tắt là VBSP Hội An được thành lập theo Quyết định số 521/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003

Stt Địa bàn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Lực lượng

Thất nghiệp

Lực lượng

Thất nghiệp

Lực lượng

Thất nghiệp Số LĐ

thất nghiệp

Tỷ lệ (%)

Số LĐ thất nghiệp

Tỷ lệ (%)

Số LĐ thất nghiệp

Tỷ lệ (%)

1 P. Minh An 3,490 233 6,67 3,082 165 5,35 2,815 43 1,53 2 P. Tân An 3,660 83 2,27 3,719 44 1,18 3,661 20 0,55 3 P. Cẩm Phô 4,532 81 1,78 4,510 45 0,99 4,372 40 0,91 4 P. Thanh Hà 6,074 151 2,48 5,703 93 1,63 5,632 90 1,60 5 P. Sơn Phong 2,089 35 1,67 1,930 21 1,09 2,027 21 1,04 6 P. Cẩm Châu 5,776 161 2,78 5,575 123 2,21 5,557 96 1,73 7 P. Cửa Đại 3,088 60 1,94 3,278 40 1,22 3,217 20 0,62 8 P. Cẩm An 2,834 90 3,17 2,785 64 2,29 2,787 63 2,26 9 X. Cẩm Hà 3,322 45 1,35 3,733 32 0,86 3,823 29 0,76 10 X. Cẩm Kim 2,335 68 2,91 2,136 37 1,73 2,176 42 1,93 11 P. Cẩm Nam 4,279 103 2,40 3,264 50 1,53 3,468 15 0,43 12 X. Cẩm Thanh 3,761 77 2,05 4,092 83 2,03 4,079 75 1,84 13 X. Tân Hiệp 1,136 20 1,76 1,094 10 0,91 1,058 8 0,75 Tổng cộng 46,376 1.209 2,56 44,901 807 1,79 44,672 554 1,24

của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam. Đơn vị có trụ sở làm việc tại số 01 đường Lê Văn Hiến, khối phố Tân Lập, phường Tân An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. PGD Ngân hàng CSXH Hội An là đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng CSXH trên địa bàn thành phố, là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ của tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH Việt Nam.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An

Hoạt động của Ngân hàng không mang tính kinh doanh, không vì mục đích lợi nhuận, mà chủ yếu phục vụ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách tại địa phương. Vì vậy, tại đơn vị chỉ có 8 cán bộ công nhân viên trực tiếp bao gồm:

- Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc phụ trách chung và một Phó Giám đốc.

Ban Giám đốc phụ trách chung về các hoạt đông tín dụng, về công tác kế toán tài vụ, về kho quỹ, nguồn vốn, quản lý rủi ro. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định giải quyết mọi công việc trong cơ quan, chỉ đạo mọi hoạt động của các phòng ban theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của PGD Ngân hàng CSXH cấp huyện. Phó Giám đốc là người được Giám đốc ủy quyền điều hành quản lý, theo dõi công việc của các nhân viên trong đơn vị.

- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ: thực hiện các chương trình tín dụng đang được tiến hành tại Ngân hàng CSXH và hướng dẫn nghiệp vụ cho vay theo từng chương trình tín dụng. Xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm sát thực tế, đáp ứng yêu cầu nguồn vốn sử dụng của nhân dân trên địa bàn.

- Tổ Kế toán – Ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ tính lãi, thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tổ Kế toán kết hợp với Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra, bộ phận Kế toán còn thực hiện cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày tiến hành in các văn bản cân đối cung cấp cho Ban lãnh đạo kịp thời ra quyết định thích hợp. Bộ phận ngân quỹ là nơi tiến hành cấp phát tiền vay, thu nợ, thu lãi bằng tiền mặt và thanh toán, có nhiệm vụ quản lý tiền mặt cho vay của ngân hàng.

Mô hình tổ chức của Ngân hàng được triển khai từ Ban đại diện HĐQT đến bộ phận tác nghiệp từ huyện đến cơ sở. Ban đại diện HĐQT ở huyện có 22 người, do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và 9 thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành và hội đoàn thể của huyện. Ở các xã, phường chủ tịch UBND xã là thành viên Ban đại diện HĐQT.

(Nguồn: PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An) Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD Ngân hàng CSXH Hội An

Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng gồm 1 PGD với 13 điểm giao dịch tại xã, phường. PGD được tổ chức, bố trí giao dịch trực tiếp với khách hàng để huy động vốn, cho vay thu nợ, thu lãi. Ngoài ra, ở các xã, phường còn có đội ngũ cộng tác viên là cán bộ chuyên trách công tác XĐGN tham gia tư vấn trong việc bình xét cho vay, quản lý và xử lý nợ, được Ngân hàng trả thù lao hàng tháng trên cơ sở khối lượng tín dụng quản lý và hiệu quả đạt được.

Để xã hội hóa hoạt động, Ngân hàng đã ký kết chương trình liên tịch với 4 Hội đoàn thể cấp huyện: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, ký kết hợp đồng ủy thác bán phần với 30 hội đoàn thể cấp xã và ký hợp đồng ủy nhiệm với 78 tổ TK&VV ở 13 xã, phường trên địa bàn thành phố Hội An.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ

KẾ HOẠCH - NGHIỆP VỤ

TỔ

KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ

2.2.3. Kết quả hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An a. Về cơ cấu nguồn vốn cho vay của PGD Ngân hàng CSXH Hội An

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng đến ngày 31/12/2017 đạt 114.690 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn Trung Ương cấp là 95.206 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất là 18.884 triệu đồng thể hiện bảng 2.2.

Bảng 2.2: Nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Tổng vốn 121.640 100 113.956 100 114.690 100 1.1 Nguồn vốn TW 114.567 94.18 99.472 87.29 95.206 83.01 1.2 Nguồn huy động tại

địa phương 7.073 5.82 13.884 12.71 19.484 16.99 (Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An tuy giảm dần qua các năm từ 2015 đến 2017, tuy nhiên nguồn TW giảm mà nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất tăng. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của địa phương trong công cuộc giải quyết vấn đề thất nghiệp, vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

b. Hoạt động cho vay tại PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An

Hiện nay, Ngân hàng đã và đang thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Ngân hàng CSXH đã thực hiện các chương trình vay: Cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm gọi tắt là cho vay Giải quyết việc làm, Cho vay hộ nghèo; Cho vay Hộ cận nghèo; Cho vay Hộ mới thoát nghèo; Cho vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Cho vay Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn nước ngoài; Cho vay Hộ SXKD tại vùng khó khăn; Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; Cho vay hộ nghèo về nhà ở. Cụ thể các chương trình tín dụng của PGD

Ngân hàng CSXH thành phố Hội An được trình bày trong bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Dư nợ tại Ngân hàng CSXH Tp Hội An theo chương trình Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Dư nợ Hộ Dư nợ Hộ Dư nợ Hộ 1 Cho vay GQVL 9,124 495 12,547 501 21,845 781 2 Cho vay Hộ nghèo 13,222 1,041 7,217 618 3,165 217 3 Cho vay Hộ cận nghèo 33,262 1,513 26,948 1,223 19,554 1,026 4 Cho vay Hộ mới thoát nghèo 1,728 48 2,848 79 4,164 124 5 Cho vay HSSV có HCKK 40,190 1,811 32,219 1,405 26,403 1,104 6 Cho vay NS&VS MT NT 15,039 1,638 15,539 1,698 14,659 1,504

8 Cho vay XKLĐ 18 1 18 1 18 1

9 Cho vay Hộ SXKDVKK 1,857 93 1,188 66 709 42 10 Cho vay hộ nghèo về nhà ở -

QĐ 167/2008

244 33 226 30 211 30

11 Cho vay chòi tránh lũ 225 15 524 35 518 35

Cộng 114.907 6,688 99,274 5,656 91,331 4,864

(Nguồn: Báo cáo tổ Kế hoạch nghiệp vụ PGD Ngân hàng CSXH Tp Hội An) Bảng 2.3 cho thấy dư nợ chương trình cho vay GQVL của PGD Ngân hàng CSXH thành phố Hội An tăng đều qua các năm với tốc độ tăng nhanh, năm 2016 tăng hơn 137% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 174% so với năm 2016, đến năm 2017, chương trình cho vay GQVL đã chiếm tỉ trọng là 23,9% trên tổng dư nợ.

Trong khi đó các chương trình Hộ nghèo, hộ cận nghèo dư nợ giảm dần qua các năm, từ năm 2015 đến 2017, số Hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố đã giảm đáng kể và đã chuyển sang hộ mới thoát nghèo. Những hộ vay vốn chương trình cho vay GQVL phần lớn cũng là những hộ khó khăn không đủ vốn sản xuất đi lên từ những hộ thoát nghèo. Tiếp nối chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của TW, địa phương đã hết sức quan tâm đến đối tượng là những hộ khó khăn này để họ vươn lên phát triển kinh tế bền vững.

Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu nguồn vốn được phân bổ cho các xã phường trong năm qua. Toàn thành phố có 13 xã, phường trong đó có 4 xã và 9 phường. Đối với 9

phường Minh An, Cẩm Châu, Cẩm Phô, Sơn Phong, Cẩm Nam, Thanh Hà, Tân An, Cẩm An, Cửa Đại thì không được hưởng các chương trình cho vay của chính phủ như ở các xã bao gồm cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ167 và cho vay chòi tránh lũ theo QĐ48. Dư nợ cho vay qua các năm giảm dần, năm 2016 dư nợ giảm 15,633 triệu đồng, tốc độ giảm 13,60%, năm 2017 dư nợ giảm 7,943 triệu đồng, tốc độ giảm 20,52%.

Bảng 2.4: Dƣ nợ tại Ngân hàng CSXH thành phố Hội An theo địa bàn Đơn vị: triệu đồng, %

STT Xã, phường Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

SS 2016/2015 SS 2017/2016 Giá trị % Giá trị % 1 P. Minh An 6,666 5,609 5,018 -1,057 84,14 -591 89,46 2 P. Cẩm Châu 9,881 8,118 5,910 -1,763 82,15 -2,208 72,80 3 P. Cẩm Phô 8,140 6,807 6,358 -1,333 83,62 -449 93,40 4 P. Sơn phong 5,848 4,232 3,361 -1,616 72,36 -871 79,42 5 Xã Cẩm Hà 11,435 11,137 11,461 -298 97,39 324 102,9

1 6 Xã Cẩm Kim 9,760 8,398 8,393 -1,362 86,04 -5 99,94 7 P. Cẩm Nam 10,434 8,917 8,959 -1,517 85,46 42 100,4

7 8 P. Thanh Hà 14,986 13,376 11,600 -1,610 89,25 -1,776 86,72 9 Xã Cẩm Thanh 14,899 12,996 11,306 -1,903 87,25 -1,690 86,99 10 P. Tân An 3,959 3,672 3,929 -287 92,75 257 106,9

9 11 P. Cẩm An 8,437 6,624 6,076 -1,813 78,51 -548 91,73 12 Xã Tân Hiệp 4,575 3,995 3,515 -580 83,32 -480 87,98 13 P. Cửa Đại 5,887 5,393 5,447 -494 91,61 54 101,0

Toàn thành phố 114,907 99,274 91,331 -15,633 86,39 -7,943 91,99 0

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thành phố hội an chi nhánh quảng nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)