VI. Biến động thị trường vàng thế giới và trong nước:
CHƯƠNG III: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ KIẾN NGHỊ ĐƯA RA CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN
CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN
Năm 2011 khủng hoảng nợ công ở quy mô toàn cầu đã để lại những hệ quả sâu rộng cho nền kinh tế thế giới, Việt Nam không tránh khỏi vòng xoáy khủng hoảng toàn cầu đó. Đánh giá chung về năm 2011 nhiều kinh tế gia cho rằng Việt Nam đã vượt qua được nhiều khó khăn và thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, về cơ bản Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Bên cạnh đó, tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô như: lạm phát tiếp tục tăng cao, mặt bằng lãi suất cao, các vấn đề về tỷ giá, các kênh đầu tư biến động bất thường, dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm mạnh. Ở một kịch bản kém lạc quan hơn trong năm 2012, kinh tế thế giới có thể diễn biến phức tạp, tăng trưởng thấp. Thách thức đối với những năm sau đó thậm chí còn lớn hơn với nguy cơ khủng hoảng nợ công và suy thoái kép hiện nay. Sự suy giảm về ODA cũng như thị trường xuất khẩu Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam.
Năm 2011 có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, bởi đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011- 2015 và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011- 2020. Đồng thời cũng là năm tiền đề để Việt Nam chuyển sang thực hiện chương trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, cần có các giải pháp chính sách không chỉ cho năm 2011 mà còn cả trong những năm tiếp theo.
Nhằm hướng đến mục tiêu “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” , từ những thực trạng trên nền kinh tế Việt Nam nên bám sát các giải pháp sau và có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với sự biến động của đặc điểm môi trường kinh tế:
* Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo đó Chính phủ sẽ điều hành thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có thể là 17- 19%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý ngoại hối. Trong quý 2-2011, trình nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh
vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do...
* Thứ hai, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP.
Tạm dừng trang bị mới ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu... Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012 cho các dự án; không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước.
* Thứ ba, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu (không quá 16%), sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Trong quý 2-2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu. Xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm...; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.
Ngân hàng Nhà nước bảo đảm ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng.
* Thứ tư, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.
* Thứ năm, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên...
* Thứ bảy, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Khi cùng chung sống trong một môi trường kinh tế và chính sách kinh tế, các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước hay ngoài nhà nước cần có được sự bình đẳng như nhau về cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, khi nền kinh tế ngày càng thị trường hóa sâu hơn đòi hỏi phải tách biệt giữa chức năng kinh doanh và chức năng hỗ trợ chính sách kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ vừa nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp này vừa không gây ra những méo mó trong nền kinh tế. Ở khía cạnh khác, để tạo môi trường đầu tư minh bạch có tính cạnh tranh, cần tách biệt vai trò của chính phủ là chủ sở hữu ra khỏi vai trò điều hành chính sách.
*Thứ tám, để đảm bảo tăng trưởng trước mắt cũng như lâu dài cần giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực thấp; hệ thống tài chính còn bất ổn và mang tính đầu cơ; bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách để giải quyết các “nút thắt” này luôn mang lại những tín hiệu tốt cho dài hạn và không làm méo mó toàn bộ nền kinh tế trong ngắn hạn. Do vậy, một khi nền kinh tế đã phục hồi trở lại, cần chuyển sang ưu tiên tập trung giải tỏa các “nút thắt” trên.