Bảng: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 đến 8 tháng đầu năm 2011
NĂM 2007 2008 2009 2010 8 tháng đầu2011 Tổng giá trị XK (1000USD) 48,555,483.88 62,685,129.69 57,096,274.46 72,191,879.18 61,728, 092.37
Tổng giá trịNK (1000USD) 62,666,016.37 80,713,829.08 69,948,809.96 84,801,198.88 67,5 69,534.14 Tổng kim ngạch XNK 111,221,500.3 143,398,958.7 7 12 7,045,084.42 156,993,078.06 129,297, 626.50
Biểu đồ: tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2007 đến 8 tháng đầu năm 2011
Năm 2007 kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, đồng đô la mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan tỏa tới nhiều nền kinh tế. . . Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Khoảng cách rất lớn về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu đã đẩy nhập siêu lên một mức cao nhất từ trước đến nay (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006 (là 5,06 tỷ USD) và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001 (là 1,12 tỷ USD).
Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007.
So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND đãtăng khoảng 9%, vượt xa mức thayđổi quanh 1% những năm gần đây, trong khi đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong thanh toán quốc tế (khoảng 70%). Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao.
Trong nửa đầu năm, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao; lạm phát trong nước cũng có một phần nguyên nhân từ diễn biến này. Ngược lại, giá tăng cao cũng là yếu tố thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu dầu thô, nông sản; trong 7 tháng đầu năm, giá dầu thô tăng khoảng 60%, giá gạo tăng hơn 50%, than đá tăng 55%, cao su và cà phê tăng hơn 30%... so với cùng kỳ năm 2007. Từ tháng 9, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản...
Đặc biệt, khuynh hướng suy giảm kim ngạch xuất - nhập khẩu đã trở nên rõ nét ngay từ đầu năm 2009, đặt ra vấn đề cấp bách cho Chính phủ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng xuất khẩu tăng hơn năm 2008 (lượng
XK tăng làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu) nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm bị giảm 9,7% so với năm 2008. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó, và là lần thứ 2 kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước, lần đầu tiên là vào năm 1998 (giảm 0,8%). Tuy nhiên, mức giảm này cũng là kết quả rất đáng khích lệ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đã giảm mạnh trong năm 2009, từ mức 143,4 tỷ USD của năm 2008 xuống chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm tới 12,6%.Mặc dù đa số các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng về lượng. Nhưng giá của hầu hết các hàng hoá đều theo chiều hướng giảm mạnh trong năm vừa qua, cá biệt có mặt hàng giá bình quân cả năm giảm tới trên 40%.
Theo Bộ Công thương, năm 2010, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các thị trường truyền thống, giá nhiều nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
Biểu đồ 2: Biểu đồ xuất, nhập khẩu và chênh lệch xuất khẩu so với nhập khẩu qua các tháng năm 2009 - Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kết quả xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao (25,5%) vượt mức kế hoạch; tốc độ tăng xuất khẩu đã cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu; kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2010 ước đạt 5,96 tỷ USD/tháng là mức cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kế hoạch (kế hoạch là 60,54 tỷ USD). Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng xuất khẩu và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt khoảng 38,8 tỷ USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 27,8%, nếu trừ dầu thô đạt khoảng 33,8 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 32,8 tỷ USD, chiếm 46%, tăng 22,7% so với năm 2008.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2010 khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 36,4 tỷ USD, chiếm 43% tổng KNNK cả nước, tăng 39,9%; kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 47,5 tỷ USD, chiếm 56%, tăng 8,3% so với năm 2009. Mặc dù Chính phủ đã tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009.
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tăng 25,5%, nhập khẩu tăng 20,1,%). Do vậy, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm dần và bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra.
8 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, nhất là khủng hoảng nợ công ở Mỹ và một số nước EU; trong nước thị trường giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn; lãi suất ngân hàng có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, biến động của giá vàng, đô la, lạm phát cao làm tăng chi phí đầu vào sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, cố gắng duy trì sản xuất để ổn định đội ngũ công nhân bám giữ thị trường.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 129,30 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 61,73 tỷ USD, tăng 35,7% và nhập khẩu là 67,57 tỷ USD, tăng 26,4%. Cán cân thương mại hàng hóa trong 8 tháng đầu năm thâm hụt 5,84 tỷ USD, bằng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo dự báo của doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2011 sẽ còn nhiều khó khăn, khi cuộc khủng hoảng nợ công và việc cắt giảm chi tiêu ngân sách tại các nước EU tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Trong bối cảnh đó, áp lực lạm phát tại nhiều nước trên thế giới tiếp tục tăng cao làm suy giảm sức cầu, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Lợi thế về giá rẻ của hàng xuất khẩu Việt Nam cũng giảm dần do chi phí lãi vay tăng cao. Mặc dù giá cả trong nước đã bắt đầu có tín hiệu giảm nhiệt nhưng lạm phát được dự báo vẫn còn ở mức cao, do đó lãi suất cho vay khó có thể giảm mạnh. Ngoài ra, việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khiến việc tiếp cận nguồn tín dụng của doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu còn nhiều khó khăn. “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam lẽ ra đã có được quy mô sản xuất tương đương các quốc
gia chung quanh, nhưng thực tế họ đang suy yếu dần. Nếu Nhà nước không mạnh tay hơn nữa trong việc cắt giảm lãi suất, e rằng nhiều doanh nghiệp sẽ không trụ vững hết năm nay”
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 8 tháng 2011