CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ 142,60 164,32 110,49 119,

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 47 - 52)

III/ Tình hình lạm phát:

CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ 142,60 164,32 110,49 119,

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số đôla Mỹ cả nước tháng 12 năm

CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ 142,60 164,32 110,49 119,

(*) Nhóm này bao gồm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tình hình giá cả trong năm 2009 được giữ khá ổn định, ngoại trừ 2 tháng 2 và tháng 12 giá cả tăng trên 1% các tháng còn lại giá cả đều tăng dưới 1% nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng dưới 10% Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2004 tăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%). Chỉ số giá vàng tháng 12/2009 tăng 10,49% so với tháng trước; tăng 64,32% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2009 tăng 3,19% so với tháng trước; tăng

10,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta vừa đạt mức tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, đây là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.

Đồ thị chỉ số giá tiêu dùng các tháng năm 2010

(Nguồn : Tổng cục thống kê)

Nhờ gói kích cầu của chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế đưa ra ngày 12/5/2009 trị giá 8 tỷ đô la (khoảng 143.000 tỷ đồng) nền kinh tế Việt Nam đã dần bước qua giai đoạn khủng hoảng với việc phục hồi một số ngành sản xuất quan trọng ( giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3% , nhìn chung hầu hết các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2010 đều tăng so với cùng kì năm 2009). Nhưng một vấn đề đáng lo ngại nhất trong năm 2010 là vấn đề lạm phát với những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng…

Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp.

Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo.

Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Tám tháng đầu năm 2011, chỉ số tiêu dùng tăng cao. Điều đặc biệt là mặc dù tháng 7, CPI mức tăng CPI đã chậm lại, chỉ còn 1,17% so với tháng trước, nhưng đây là lần đầu tiên CPI theo tháng tăng cao hơn tháng tương ứng của năm có lạm phát cao kỷ lục 2008, trở thành mức tăng cao nhất trong các tháng 7 của khoảng 15 năm trở lại đây. Nếu so với cùng kỳ tháng 7 năm ngoái, CPI tháng 7/2011 đã tăng tới 22,16%, thế chỗ mức tăng 20,82% của tháng trước. Đến tháng 8/2011 chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,93% so với tháng trước, mức tăng đã giảm nhiều và đây là tháng có chỉ số giá tiêu dùng dưới 1% sau 11 tháng. Như vậy, CPI bình quân tám tháng đầu năm tăng 17,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Đây thực sự là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tình trạng lạm phát cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến đến đời sống của nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về triển vọng kinh tế Việt Nam và hiệu quả trong điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ.

Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm phát tại Việt Nam trong những năm qua, trước hết chúng ta có thể thấy rằng lạm phát tại Việt Nam trong năm 2011 chỉ là hậu quả từ những bất ổn nội tại nền kinh tế trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2007 – 2010 và là hệ quả tất yếu của việc mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô, thể hiện qua những điểm sau:

(1) Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng thấp. Trong giai đoạn 2007 -2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình đạt mức 25 – 30%, đặc biệt năm 2009 khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu trị giá gần 08 tỷ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trên thế giới, trong đó nổi bật là chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17.000 tỷ VNĐ (01 tỷ USD), thì chỉ riêng gói HTLS này đã đưa hơn 400.000 tỷ VNĐ vào lưu thông. Đầu tư của toàn xã hội cũng duy trì mức trên 40% GDP trong giai đoạn 2005 – 2009. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng tín dụng và đầu tư toàn xã hội ở mức khá cao so với nhiều quốc giá khác tuy nhiên tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn này chỉ trung bình ở mức 6 – 7%.

(2) Tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam đầu tư công khoảng 17-20% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% như Trung Quốc 3,5%, Indonesia 1,6%; nghiên cứu mới đây nhất của ông Vũ Anh Tuấn - Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy quy mô vốn đầu tư công trong 10 năm qua đã tăng tới 3,2 lần, trung bình mỗi năm tăng 13,9 % . Tuy nhiên hiệu quả đầu tư công của Việt Nam hiện còn rất kém, điển hình như hoạt động thua lỗ của Vinashin, công ty cho thuê tài chính VFII.

(3) Tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại diễn ra trong thời gian dài:Trong giai đoạn 2005 – 2010 liên tục gia tăng từ mức 7,1 nghìn tỷ 2005 lên mức 115.900 tỷ đồng năm 2009 và mức 69 nghìn tỷ năm 2010; nhập siêu cũng gia tăng mạnh từ mức 4,3 ỷ USD lên mức 12,2 tỷ USD năm 2009 và ước xấp xỉ 12,4 tỷ USD năm 2010. Mới đây nhất, Bộ Công thương cho biết nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011 đã lên đến 6,4 tỷ USD. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài gây khó khăn cho việc hoạch định triển khai chính sách tỷ giá, nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ và quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Thời gian tới để giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững, Chính phủ phải giải quyết tốt tình trạng thâm hụt ngân sách; tăng trưởng tín dụng phải đi kèm chất lượng đặc biệt trong việc định hướng luồng chảy tính dụng thông qua việc nâng cao hệ thống giám sát và quản lý tín

dụng; nâng cao hiệu quả đầu tư công của Chính phủ; giảm thâm hụt thương mại thông qua kích thích nhu cầu tiêu thụ từ trong nước, đồng thời mở rộng thị trường kích thích xuất khẩu.

Với ưu tiên hàng đầu là chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục thắt chặt cho đến hết năm 2011 là cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc tới việc đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. thông qua việc sử dụng linh hoạt các công cụ trên thị trường mở, công cụ triết khấu để giải quyết thiếu hụt tiền mặt tạm thời đối với một số ngân hàng, đồng thời cần có biện pháp trung hòa lượng tiền bơm ra này để tránh tình trạng tính dụng tăng nóng trở lại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 47 - 52)